- Tác động của điều kiện thuỷ văn, hải văn: Lưu vực sông Hương có mật độ lưới sông
3. nghĩa của lò gạch thủ công với vấn đề kinh tế xã hội, tài nguyên môi trường
3.1.Ảnh hưởng của lò gạch thủ công tới sự phát triển kinh tế xã hội
- Về nông nghiệp: quỹ đất nông nghiệp bị suy giảm, năng suất cây trồng giảm. Tuy nhiên, lò gạch thủ công cũng góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp do chuyển đổi mục đích sử dụng từ trồng trọt sang ao nuôi trồng thủy sản.
- Về thủ công nghiệp: lò gạch thủ công góp phần đa dạng hóa các sản phẩm thủ công. - Về dịch vụ: đáp ứng nhu cầu xây dựng tại chỗ của người dân với giá thành hợp lý,đưađến sự hoạt động của các phương tiện vận tải thô sơ: xe bò, xe ngựa…
- Ngoài ra, lò gạch thủ công cũng có tác động không nhỏ tới các ngành kinh tế khác nhưgiao thông vận tải, khai khoáng…
- Về dân cư- laođộng: tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, giải quyết việc làm cho nông dân những lúc nông nhàn, giảm số lượng lao động từ nông thôn ra thành phố tìm việc.
- Tuy nhiên, lò gạch thủ công cũng gây những tác hại xấu tới sức khỏe con người: bệnh về đường hô hấp, bệnh mắt, bênh ngoài da…
3.2. Lò gạch thủ công với các yếu tố tự nhiên và ô nhiễm môi trường
Thổ nhưỡng quyển: Khai thác đất làm gạch đãđể lại những hố sâu không thể hoàn thổ, một số được chuyển sang làm ao nuôi trồng thủy sản.
Sinh quyển: các cây trồng bị giảm năng suất. Thiệt hại lớn thì cháy xém, táp lá, khô héo, rụng quả, không thụ phấn được. Thiệt hại vừa thì rụng quả, lép hạt, năng suất giảm 20 - 30%. Nhẹ nhất là cây trồng chậm lớn, độ thụ phấn kém.
Khí quyển: Các khí thải khi nung gạch như CO, CO2, SO2, NO2…được xả trực tiếp ra môi trường. Ngoài ra, các khí thải trong quá trình vận chuyển nguyên nhiên liệu và sản phẩm cũng gây ô nhiễm khí quyển.
3.3. Một số giải pháp cho các lò gạchthủ công
Tìm ra các nguồn nguyên liệu mới thay thế đất sét, sử dụng hợp lý nguồn đất sét còn lại. Việc khai thác đảm bảo tính an toàn cho hệ thống đê điều, tránh gây hậu quả xấu cho quỹ đất trồng trọt. Tận cụng các phế liệu nông nghiệp làm chất đốt, sử dụng nhiên liệu mới với nhằm tiết kiệm chất đốt và thân thiện với môi trường .
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Một số công nghệ được sử dụng là gạch ngói không nung từ đất sét, lò tuynel…
Trồng nhiều cây xanh quanh lò để hạn chế lượng khí thải xả ra môi trường xung quanh. Cây xanh giúp giữ đất, giữ nước vàđem lại lợi ích kinh tế khi thu hoạch.
Quy hoạch đúng lúc, đúng chỗ, có kế hoạch phát triển lâu dài cho các lò gạch thủ công là một nhiệm vụ và giải pháp quan trọng. Quy hoạch hợp lý sẽ hạn chế được các tác hại của lò gạch thủ công tới cuộc sống con người.
KẾT LUẬN
Trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay, lò gạch thủ công vẫn đang là một nhân tố không thể thiếu trong đời sống con người. Hoạt động của lò gạch thủ công gắn liền với việc khai thác và sử dụng nguyên liệu sét. Sét là một thuật ngữ dùngđể chỉ một nhóm khoáng vật phylosilicat nhôm ngậm nước có đường kính nhỏ hơn 2 micromet với ba nguồn gốc: phong hoá tàn dư, trầm tích và nhiệt dịch. Sét có dạng hạt mịn, màu trắng, kích thước nhỏ, dẻo khi trộn với nước, đông cứng lại khi khô. Tại Việt Nam, mỗi năm khai thác khoảng 1.5 - 2.7 tấn đất sét, tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng. Đất sét có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Trong sản xuất gạch ngói thủ công, sét phải là chất dễ cháy, nhiệt độ nung nhỏ hơn 1050oC, hàm lượng silic đioxit, nhôm oxit, sắt oxit hợp lý, kích cỡ hạt nhỏ hơn 10 micromet, độ hút nước tốt. Ngoài ra, than, bùn, nước cũng tham gia vào sản xuất gạch thủ công.
Đất sét được nung trong các lò gạch để trở thành gạch. Lò gạch thủ công có cấu trúc ba phần: bầu lò, thân lò và mái lò (ống khói). Một số lò thường gặp khác là lò bao,
lò ống... Các lò gạch thủ công thường dùng nguyên liệu sẵn có, nhiệt lượng lớn, tận dụng nhiều khí nóng, khi nung, nhiệt được kiểm tra theo kinh nghiệm của thợ đốt lò nên độ chính xác chưa cao và khói lò chưa qua hệ thống xử lý khí thải. Sản xuất gạch gồm năm công đoạn: khai thác đất, lý đất và tạo hình viên gạch, phơi sấy gạch mộc, nung gạch và ra lò.
Lò gạch thủ công có nhiều tác động tới nền kinh tế xã hội (giảm quỹ đất nông nghiệp và năng suất cây trồng, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm thủ công, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng cho người dân, đưa đến sự hoạt động của phương tiện vận tải thô sơ, tạo việc làm cho người lao động nhưng cũng gây ảnh hưỏng xấu tới sức khoẻ người dân). Đồng thời, khai thác đất khiến thổ nhưỡng quyển bị ảnh hưởng, khói lò thủ công gây ô nhiễm bầu không khí và gây hiệt hại với cây trồng. Thực tế trên đòi hỏi ta phải tìm ra các nguyên nhiên liệu mới, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, trồng nhiều cây xanh quanh lò gạch, quy hoạch đất hợp lý. Yêu cầu đó đưa tới sự rađời của lò gạch tuynel, gạch ngói không nung từ đất sét...
Nguyên liệu sét làm gạch thủ công và lò gạch thủ công là một vấn đề khá rộng và tươngđối phức tạp, cần được tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục địa chất, 1999. Thưmục địa chất Việt Nam.
2. Sheldon Judson và Marvien E.Kaffman. Địa chất cơ sở, nxb ĐHQG TP Hồ Chí Minh, Huỳnh Thị Minh Hằng và NNK dịch, 2002.
3. LưuĐức Hải và Chu Văn Ngợi, 2004. Tài nguyên khoáng sản, nxbĐHQG Hà Nội. 4. Trần Kông Tấu, 2002. Tài nguyênđất, nxbĐại học Quốc gia Hà Nội
5.Bách khoa toàn thư.
TÌM HIỂU SỰ ĐADẠNG SINH HỌC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ NGẬP MẶN CẦN GIỜ
Sinh viên thực hiện: Đào Thị Oanh, K58B Cán bộ hướng dẫn khoa học: Th.S Đỗ Văn Thanh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là một trong những cánh rừng ngập mặn có giá trị không chỉ đối với nước ta mà còn cả thế giới. Vì vậy, đối mặt với thực trạng khai thác và sử dụng hiện nay, cúng ta cần hiểu biết rõ hơn về đa dạng sinh học. Qua đó có biện pháp quản lý, khai thác bảo vệ nguồn gen quý tăng giá trị đa dạng cho khu dự trữ sinh quyển.
NỘI DUNG
1. Khái niệm và vai trò của khu dự trữ sinh quyển
1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là tổng hợp toàn bộ các gen, các loài và các hệ sinh thái. Đó là sự biến đổi liên tục theo tiến hóa để tạo ra các loài mới trongđiều kiện các loài khác bị mất đi.
Đa dạng sinh học gồm : +Đa dạng loài.
+Đa dạng nguồn gen. +Đa dạng hệ sinh thái.
1.1.2. Khái niệm khu dự trữ sinh quyển
Khu dự trữ sinh quyển làđại diện mẫu của các hệ sinh thái trên trái đất, là phòng thí nghiệm sống cho việc nghiên cứu và giám sát các hệ sinh thái đem lại lợi ích cho người dân, địa phương và quốc tế.
1.1.3. Khái niệm rừng ngập mặn
L à những vùng đầm lầy than bùn, vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo thường xuyên hay tạm thời với nước chảyhay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển, kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 m khi triều thấp.