- Thời gian xảy ra hiện tượng: mùa đông, tháng X I III.
4. Một số nhận xét về hoạt động của bão ở vùng ven biển Việt Nam
Vềdiễn biến hoạt động của bão theo thời gian các tháng trong năm: mùa bão
chínhở nước ta có thể xem nhưbắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào cuối tháng X dương lịch. Song cũng có khi bắt đầu sớm hơn từ tháng IV và kết thúc muộn hơn vào tháng XI, thậm trí có năm vào tháng XII dương lịch. Bão tập chung nhiều nhất vào tháng IX sau đó là tháng X và tháng VIII. Có 5 tháng nhiều bão nhất nước ta là các tháng VII, VIII, IX, X, XI. Tháng có số lượng bão cực đại là tháng VII (Bắc Bộ - Thanh Hoá), tháng IX (Trung Trung Bộ), tháng X (Nam Trung Bộ) và tháng XI (Nam Bộ). Nói chung, bão xảy ra theo hướng chậm dần từ bắc vào nam cùng sự tồn tại và dịch chuyển của dải hội tụ nhiệtđới (FIT). Nhìn chung càng về phía bắc, mùa bãođến sớm và kết thúc muộn.
Vềdiễn biến hoạtđộng của bão theo thời gian: hoạt động bãoở nước ta từ 1961 đến 2009 rất thất thường, năm nhiều, năm ít, năm không có bão và tuỳ thuộc vào từng khu vực. Số lượng bão trong năm nhiều nhất có thể lênđến 10 cơn, ít bão nhất có thể là 01 cơn. Tần suất bão xuất hiện ngày càng nhiều hơn,đồng thời số cơn bão trong 1 năm xuất hiện với tần suất khá lớn.
Về sự thay đổi tần suất đổ bộ của bão theo không gian: nhìn chungở khu vực từ vĩ tuyến 170B trở lên phía Bắc có nhiều bão nhất với 53,6%, trung bình 2.6 cơn/năm; khu vực miền Nam, từsau 170B trung bình có 2.1 cơn/năm.
KẾT LUẬN
Cùng với những thay đổi bất thường của thời tiết khí hậu trên quy mô toàn cầu, các cơn bão nhiệt đới hình thành trong khu vực Tây Thái Bình Dương và biển Đông trực tiếp đổ bộ vàođất liền nước ta ngày càng gia tăng với tần suất lớn và diễn biến thất thường. Trung bình mỗi năm nước ta phải chịu ảnh hưởng của 9 - 10 cơn bão, trongđó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vàođất liền, chiếm khoảng 40 % tổng số bão hình thành ở Thái Bình Dương và trên Biển Đông. Tính chung cho tất cả các vùng ven biển cả nước, số lượng bão có sự khác nhau giữa các thập kỷ. Trong đó, thập kỷ 91-2000 có ít bão nhất và nhiều nhất là thập kỷ 71-80. Mùa bão chính ở nước ta thường bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào cuối tháng X. Tháng có số lượng bão cực đại xuất hiện chậm dần từ bắc vào nam cùng với sự tồn tại và dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Âu, 2000.Địa lý Tự nhiên biển Đông.NXB.Đại học Quốc gia Hà Nội. [2] Nguyễn Thị Giang, 2002.Hiện tượng nước dâng do bãoở ven biển Việt Nam. Luận
văn tốt nghiệp ngành Sưphạm Địa lý.
[3] Vũ Tự Lập, 2009. Địa lý tự nhiên Việt Nam. NXB.Đại học Sưphạm.
[4] Lê Bá Thảo (chủ biên), 1987.Cơsở địa lý tự nhiên (tập một).NXB. Giáo Dục. [5] Lê Thông (tổng Chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên), 2008.Địa lý lớp 12 (nâng cao).NXB. Giáo Dục.
[6] Mai Trọng Thông (chủ biên), 2002. Giáo trình Tài nguyên khí hậu. NXB. Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[7] Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, 1975. Khí hậu Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
TÌM HIỂU VỀ ĐÁ QUÝ VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thanh Nhâm - K59TN Phạm Thị Thường - K59TN Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lương Hồng Hược
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên khoáng sản luôn là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế đất nước, trong số những tài nguyên khoáng sản ở nước ta, đá quý là 1 loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao. Hiện nay ở nước ta có nhiều đề tài nghiên cứu về đá quý nhưng thường chỉ đề cập 1 vấn đề nhất định ví dụ nhưvề tiềm năng, sự phân bố, đặc điểm và chất lượng đá quý…Với những lí do trên chúng tôiđã chộn đề tài “ Tìm hiểu về đá quý Việt Nam”
NỘI DUNG