Khó khăn, giải pháp và đề xuất

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần 3 (Trang 92 - 95)

- Tăng cường hợp tác quốc tế để cùng đối phó với hạn hán: tăng cường hợp tác quốc tế đặc biệt là với Trung Quốc và trước hết là cung cấp các thông tin về thờ

4.Khó khăn, giải pháp và đề xuất

4.1. Khó khăn

-Địa bàn vườn quốc gia Ba Bể rộng, địa hình phức tạp.

- Do lực lượng mỏng, thiếu nhân lực nên các trạm kiểm lâm còn ít. - Do thiếu vốn nên việc tổ chức các hoạt động gặp nhiều khó khăn.

- Cán bộ có trình độ chuyên môn rất ít nên khó có thể thực hiện các chương trình, các dự án lớn.

4.2. Giải pháp

- Thu hút vốn đầu tưtừ các cơquan, tổ chức trong nước cũng nhưquốc tế để xây dựng cơsở hạ tầng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

- Ngoài ra, cần thêm sự ủng hộ, quyên góp từ nhân dân.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ thuộc Ban quản lý vườn quốc gia Ba Bể bằng cách tổ chức các lớp học về nghiệp vụ chocán bộ

- Tiếp tục thực hiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp, trồng tái sinh rừng tự nhiên cho người dân

4.3.Đề xuất

-Cần có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để phát triển cơ sở hạ tầng cho các điểm du lịch thêm hấp dẫn hơn.

- Cần có những biện pháp mạnh hơnđối với các trường hợp vi phạm

- Cần phối hợp với các cơquan thông tinđại chúng để quảng bá sâu rộng hìnhảnh của vườn quốc gia Ba Bể đến từng địa phương, từng người dân trong cả nước.

KẾT LUẬN

Vườn quốc gia Ba Bể đang chịu nhiều tác động tiêu cực của con người nên nhiều loài thực - động vật đang có nguy cơtuyệt chủng, hệ sinh thái bị đe dọa. Vì vậy, việc cấp bách lúc này là phải có chiến lược hướng tới sự phát triển bền vững. Quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, thử thách do người dân vẫn chưa ý thức được việc mình làmđang xâm hại, tác động tiêu cực đến giới tự nhiên và cònảnh hưởng gián tiếp đến cuộc sống của chính bản thân họ và mọi người. Và do có sự mâu thuẫn giữa các mục đích kinh tế xã hội với sự phát triển bền vững vì nước ta còn nghèo nên nền kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên.Để có thể hướng tới sự phát triển bền vững thì cần phải trải qua một quá trình lâu dài và bền bỉ, cần có sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và các cơ quan, tổ chức trong nước, sự phối hợp của cộng đồng vì phát triển bền vững là nhiệm vụ của toàn dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Mai Thị Tuyết Hạnh, 2007. Đa dạng sinh học và phát triẻn bền vững vườn quốc gia

Xuân Sơn – NamĐịnh, Khoá luận tốt nghiệp. Trường Đại học Sưphạm Hà Nội. [2] Nguyễn Đình Hoè, 2007.Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục.

[3] Phạm Kiều Khanh, 2002. Nghiên cứu đa dạng sinh học của các vườn quốc gia ở Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp. Trường Đại học Sưphạm Hà Nội.

[4] Hoàng Thiếu Sơn – Tạ Thị Bảo Kim, 1991. Việt Nam non xanh nước biếc, Nxb Giáo dục. [5] Lê Trọng Túc, 1998. Hương sắc mọi miền đất nước, Nxb Giáo dục.

NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU KHU VỰC TÂY BẮC PHỤC VỤTRỒNG CÂY CÀ PHÊ CHÈ TRỒNG CÂY CÀ PHÊ CHÈ

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Kim Yến- K58TN Cán bộhướng dẫnkhoa học: TS.Đào Ngọc Hùng

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cà phê chè là loại có chất lượng tốt nhất so với các loại cà phê khác như: cà phê muối, cà phê mít. Nhưng ở nước ta vùng nước ta vùng Tây Nguyên có đất đỏ badan thuận lợi cho việc trồng cây cà phê thì khí hậu nóng ẩm thích hợp với cây cà phê vối, cà phê mít hơn.

Trong khiđó, những yếu tố cơbản của khí hậu khu vực Tây Bắc lại phù hợp với cây cà phê chè. Tuy nhiênở đây khíhậu có sự phân hóa phức tạp và có nhiều biến động. Thêm vào đó, phát triển cây cà phê chè Tây Bắc không những nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam mà còn mở ra một hướng thoát nghèo cho Tây Bắc.

Vì vậy đề tài nàyđặt ra vấn đề nghiên cứu khí hậu TâyBắc phục vụ cho trồng cây cà phê chè.

NỘI DUNG

1. Cơsở lí luận và thực tiễn

1.1 Cơsở lí luận

Sinh khí hậu (SKH) là khoa học nghiên cứu các ảnh hưởng của khí hậu đối với cơthể sống. SKH chú trọng nghiên cứu tác động của các yếu tố khí hậu (bức xạ, nhiệt, độ ẩm..) trong thời gian dài và theo dõi tácđộng của thời tiết trong từng ngày, từng tháng. Nghiên cứu khí hậu trong phạm vi vùng và trong từng khu vực nhỏ (vi khí hậu), trong cảnh quan và thiết bị chuồng trại do con người tạo nên cho cây trồng vật nuôi. Nghiên cứu SKH là cơsở cho việc nghiên cứu tính thích nghi của sinh vật để nâng cao sức sản xuất của một môi trường nhất định.(Theo từ điển Bách khoa Nông nghiệp, Liên Xô).

Sinh vật ở trong một môi trường nhất định có sự thích nghi của cơthể đối với điều kiện sống ở đó. Để tìm hiểu sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đối với cây trồng, chúng ta cần nắm được quy luật giới hạn sinh thái. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sống đối với một nhân tố sinh thái. Mức độ tác động có lợi nhất của nhân tố đó đối với cơ thể gọi làđiểm cực thuận. Càng lệch xa vùng này thì càng bất lợi cho cơthể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá thích nghi sinh tháiđối với cảnh quan còn có tên gọi khác làđánh giá mức độ thuận lợi đánh giá kỹ thuật, đánh giá mức độ thích nghi hoặc đánh giá tiềm năng sản xuất nông nghiệp.Tính thích nghi được đánh giá theo điểm dựa vào nhu cầu sinh thái của cây và tiềm năng SKH của địa phương.

1.2 Cơsở thực tiễn

Tây Bắc là vùng giàu có về nhiều loại tài nguyên khác nhau, có thế mạnh về sản xuất cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, khai thác khoáng sản, sản xuất điện…tuy nhiên

tài nguyên tự nhiên chưađược khai thác hiệu quả. Đây cũng là vùng có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Phát triển cây công nghiệp là một trong những định hướng phát triển kinh tế nói chung cũng nhưtrong nông nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần 3 (Trang 92 - 95)