- Tăng cường hợp tác quốc tế để cùng đối phó với hạn hán: tăng cường hợp tác quốc tế đặc biệt là với Trung Quốc và trước hết là cung cấp các thông tin về thờ
1. Giới thiệu lưu vực sông Cầu và hiện trạn gô nhiễm nguồn nước sông Cầu
1.1.Đặc điểm tự nhiên
Lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt, có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú. Lưu vực sông Cầu có dòng chính sông Cầu với chiều dài 288,5 km. Trong lưu vực sông có 26 phụ lưu cấp I với
tổng chiều dài 671 km và 41 phụ lưu cấp II với tổng chiều dài 643 km.Tổng lượng nước hang năm đạt 4.200 km3. Sông Cầu được điều tiết bới hồ Núi Cốc với dung tích hàng trăm triệu m3
.
1.2.Đặcđiểm kinh tế - xã hội
-Đặc điểm dân cư:
Lưu vực sông Cầu bao gồm 6 tỉnh (Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội) với tổng diện tích là 13.783,45 km2. Dân số toàn khu vực tínhđến năm 2000 là 4.575.584 người. Vùng thượng lưu Sông Cầu chủ yếu làđồng bào các dân tộc ít người, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Vùng trung và hạ lưu dân cư đông đúc, có nhiều khu công nghiệp và làng nghề.
- Tình hình phát triển kinh tế ở lưu vực sông:
Khu vực lưu vực sông Cầu có quá trình phát triển kinh tế khá năng động, với nhiều ngành nghề đa dạng thuộc hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất hiện nay trong nước. Vì thế, cùng với xu thế phát triển kinh tế - xã hội cả nước, các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu trong quá trình phát triển nhằm tiến tới một cơcấu kinh tếnăngđộng có hiệu quả, đãđẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành kinh tế được coi là thế mạnh, mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên cùng với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế kèm theo các vấn đề về môi trường.
1.3. Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước sông Cầu
Lưu vực sông Cầu tiếp nhận nước của 6 tỉnh nằm trong lưu vực và một phần nước thải của Hà Nội (huyện Sóc Sơn, Đông Anh), chất lượng nước hiện đang bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, khai khoáng… của các tỉnh thành này. Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước sông Cầu đã bị suy giảm, nhiều nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là cácđoạn sông chảy qua cácđô thị, khu công nghiệp và các làng nghề.
- Thượng nguồn lưu vực sông Cầu:
Đoạn thượng lưu thuộc tỉnh Bắc Kạn, nước sông Cầu vẫn còn giữ được tính tự nhiên vốn có do chảy qua vùng thưa dân cưvà công nghiệp chưa phát triển. Chất lượng nước của đoạn sông này còn khá tốt. Các chỉ tiêu chất lượng nước đều bảo đảm giới hạn cho phépđối với nguồn nước mặt loại A (TCVN 5942 - 1995).
- Trung lưu lưu vực sông Cầu:
Đoạn trung lưu qua tỉnh Thái Nguyên,đây là khu vực có mức độ phát triển kinh tế tương đối cao. Đoạn sông này phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải (khoảng 300 triệu m3/ năm) từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Chất lượng nước của đoạn nàyđã suy giảm một cách nghiêm trọng. Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn loại A (TCVN 5942 -1995). Nhiều nơi, nhiều chỉ tiêu khôngđạt nguồn loại B.
Đoạn hạ lưu chảy qua hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Nước sông ở đây đã bị ô nhiễm và nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động sản xuất của các làng nghề hai bên bờ sông. Hàm lượng BOD, COD so với tiêu chuẩn cho phép đều cao hơn nhiều.
Điều đặc biệt đáng chú ý là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hàm lượng coliform ở một số điểm trong đoạn hạ lưu khá cao. Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng coliform của tất cả điểm đều vượt, thậm chí gấp hai ba lần tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn loại B, đây làđiều đáng báo động vì nhân dân sử dụng nước sông Cầu cho mục đích sinh hoạt.
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông Cầu và những tác động do ô nhiễm nguồn nước
2.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm
- Sự suy giảm về diện tích và chất lượng rừng vùng thượng nguồn: rừng đầu nguồn sông Cầu thuộc hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyênđã bị suy thoái và giảm nhiều về diện tích. Chất lượng rừng trong lưu vực sông Cầu bị xuống cấp nghiêm trọng, nghèo kiệt, độ che phủ thấp không còn khả năng ngăn lũ vào mùa mưa và giữ ẩm cho đất vào mùa khô, dẫn đến tình trạng suy thoái đất, lũ lụt về mùa mưa, hạn hán về mùa khô, biến đổi dòng chảy, xói mòn và bồi lấp lòng sông...
- Tăng lượng chất thải từ sản xuất công nghiệp ở khu vực trung và hạ lưu: các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông Cầu là nguyên nhân làm giảm sút chất lượng và ô nhiễm nguồn nước sông Cầu.
Theo thống kê đến năm 2004, trên địa bàn khu vực có hơn 2.000 doanh nhiệp sản xuất công nghiệp. Công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản chủ yếu tập trungở Bắc Kạn và Thái Nguyên.Đa số các mỏ khai thác ở lưu vực sông Cầu không có hệ thống xử lý nước thải xả thẳng vào nguồn nước mặt. Hàng năm, nhà máy luyện cốc thải vào sông Cầu khoảng 1,3 triệu m3nước thải với nhiều chất ô nhiễm.
- Chất thải từ các làng nghề: Trong lưu vực sông Cầu có hàng trăm làng nghề các loại. Các làng nghề nàyđã thải các chất độc hại làm suy thoái và ô nhiễm nước sông Cầu ngày càng trầm trọng. Bắc Ninh là tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhất, nước thải từ các làng nghề đều được thải sông Ngũ Huyện Khê mà không qua hệ thống xử lý. Bắc Giang có 25 làng nghề tập trung, nước thải của các làng nghề nàyđều thải trực tiếp vào lưu vực sông Cầu gây ô nhiễm hữu cơ. Thái Nguyên có các làng nghề thủ công mỹ nghệ, nước thải được thải trực tiếp vào sông Cầu. Vĩnh Phúc có 16 làng nghề, nước thải đều đổ trực tiếp vào sông Cà Lồ.
- Nước thải sinh hoạt: Mật độ dân số trung bình trong lưu vực là 874 người/km2. Dân số trong các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu ngày càng tăng, đặc biệt là dân số ở các đô thị. Hầu hết lượng nước thải sinh hoạt đều không được xử lý mà đổ thẳng trực tiếp vào các sông, hồ trong lưu vực sông.
- Rác thải bệnh viện: Các tỉnh lưu vực sông Cầu có 35 bệnh viện. Các công trình xử lý nước thải củacác bệnh viện không hoạt động hiệu quả. Toàn bộ rác thải của các bệnh viện nói trênđổ chung với rác thải sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm nguy hại cho sức khoẻ người dân sinh sống ở đây.
- Nguy cơô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng được quan tâm phát triển tại các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu. Tuy nhiên,điều đáng nói làđể tăng năng suất cây trồng, người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học ngày càng nhiều. Hầu hết các chất thải của chăn nuôi gia súc, gia cầm, đều được đổ xuống các nguồn nước mặt gây ô nhiễm nghiêm trọng cho sông Cầu.
- Chất thải rắn: Cùng với công nghiệp hóa và đô thị hóa lưu vực sông Cầu, khối lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng gia tăng, bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải bệnh viện. Theo số liệu thống kêở lưu vực sông Cầu ước tính có khoảng 1.500 tấn rác thải/ngày.Đây là nguồn ô nhiễm tiềm tàng cho nước mặt và nước ngầm.
2.2 .Tácđộng của ô nhiễm nguồn nước sông Cầu
-Ảnh hưởng tới sức khỏe người dân: Nguồn nước mặt bị ô nhiễm, trong khi khả năng tiếp cận với các nguồn nước sạch của người dân còn hạn chế là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường tiêu hoá, bệnh ngoài da… Nguồn nước gây ô nhiễm tác động trực tiếp tới sức khoẻ con người thông qua ăn uống và sinh hoạt.
- Tới nguồn cung cấp nước: Người dân sinh sống trong khu vực nông thôn và vùng núi cao khôngđược tiếp cận với hệ thống nước sạch hoặc thiếu nước cho sinh hoạt. Giữa các nhóm có thu nhập khác nhau, mức độ được tiếp cận với nước sạch cũng khác nhau.
- Tới môi trường và hệ sinh thái: Sông, suối là nguồn tiếp nhận trực tiếp và vận chuyển các chất ô nhiễm trong nước mặt. Chất lượng nước mặt có liên quan mật thiết với điều kiện môi trường và loại hình sử dụng đất trong lưu vực sông.
Sự thay đổi cấu trúc lòng sông, thảm thực vật hai bên bờ sông, khả năng thoát lũ, dòng chảy và môi trường sống của sinh vật cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng nước. Sự xuất hiện các độc chất nhưdầu mỡ, kim loại nặng, các loại hoá chất trong nước sẽ tác động đến động thực vật thuỷ sinh và dần đi vào chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Tới sự phát triển kinh tế: Ô nhiễm nguồn nước làm gia tăng những ảnh hưởng tiêu cực đối với phát triển kinh tế trong lưu vực sông Cầu.
3.Các giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu
3.1. Các biện pháp cấp thiết cần thực hiện ngay
- Khẩn trương xây dựng đề án thành lập tổ chức bảo vệ môi trường lưu vực sông: Khẩn trương thành lập, vận hành các Uỷ ban bảo vệ môi trường lưu vực sông. Hình thành và từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng lưu vực.
- Xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm nước: Xử lý ngay các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông; tập trung thực hiện ngay xử lý nước thải công nghiệp, làng nghề, sinh hoạt.
3.2. Các biện pháp lâu dài
- Giải pháp kỹ thuật:
+ Thực hiện quy hoạch chất lượng nước.
+ Tiến hành xácđịnh mục đích sử dụng cho các sông.
+ Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng nước thích hợp cho từng loại hình sử dụng nước. + Đề xuất các biện pháp nhằm đạt được chất lượng nước phù hợp với tiêu chuẩn đã quyđịnh đối với mục đích sử dụng đãđề ra.
- Xây dựng hệ thống thông tin chất lượng nước.
+ Xây dựng mạng lưới monitoring chất lượng nước trong vùng. + Xây dựng ngân hàng dữ liệu chất lượng nước.
- Các biện pháp tài chính:
+Đánh thuế các loại vật tưgây ô nhiễm nguồn nước. + Thu phí xả nước thải vào nguồn nước.
- Giải pháp tuyên truyền giáo dục về pháp luật
KẾT LUẬN
Hiện trạng môi trường và quá trình phát triển kinh tế trong khu vực lưu vực sông Cầu được chia thành hai vùng rõ rệt. Vùng thượng lưu là nới sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc ít người với mức sống thấp. Cuộc sống của người dân ở đây phụ thuộc nhiều vào rừng. Chất lượng rừng đầu nguồn suy giảm do bị khai thác nhiều đãảnh hưởng nhiều tới lưu lượng nước sông Cầu. Vùng trung và hạ lưu là vùng có nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp, nhiều làng nghề và các hoạt động nông nghiệp thâm canh cao. Các hoạt động sản xuất kinh tế vùng trung hạ và lưuđã tácđộng trực tiếp tới chất lượng nước của sông Cầu.
Để đảm bảo lưu lượng và chất lượng nước sông Cầu cần có những chính sách tácđộng cụ thể cho cả khu vực đầu nguồn và vùng trung và hạ lưu sông. Cần phải xây dựng chương trình hànhđộng thiết thực cho mỗi vùng, góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Sự phát triển kinh tế hài hoà với bảo vệ mội trường là cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển bền vững vùng lưu vực Sông Cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo hiện trạng môi trường các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nam, Ninh Bình, NamĐịnh, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang (các năm 2004 – 2005)
[2] Báo cáo kết quả dự án khoa học công nghệ cấp nhà nước, 2003.“Môi trường lưu vực sông Cầu”. Cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Khoa học - Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện Địa lý.
[3]Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lưu vực sông Cầu, Cục Bảo vệ môi trường,
2005.
[4] Báo cáo kết quả triển khai dự án “Môi trường lưu vực sông Cầu”, Trung tâm
Khoa học - Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện Địa lý, 2001.
[5]Báo cáo quan trắc môi trường các trạm quan trắc trong mạng lưới quan trắc môi trường Quốc gia (các năm 2002 – 2006).
[6] Báo cáo môi trường quốc gia năm 2006. Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vục sông: Cầu, Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai.
ĐA DẠNG SINH HỌC VƯỜN QUỐC GIA BA BỂVÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Uyên - K58TN Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lương Hồng Hược
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhân loại càng phát triển thì mức độ tiêu dùng và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng nên kéo theo sự suy giảm, cạn kiệt nhanh chóng về các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiênđang bị đe doạ và có tácđộng rất lớn cuộc sống con người là tài nguyên sinh vật. Đa dạng sinh học trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang bị suy kiệt một cách trầm trọng. Vườn quốc gia Ba Bể cũng đang bị xâm hại nghiêm trọng, một số loàiđã vàđang có nguy cơ tuyệt chủng. Nên việc cấp bách lúc này là phải có những biện pháp tích cực, hiệu quả nhằm bảo vệ và hướng tới sự phát triển bền vững.
NỘI DUNG