- Thời gian xảy ra hiện tượng: mùa đông, tháng X I III.
3. Hiện trạng môi trường nước hồ thủy điện tuyên Quang
3.1. Các chỉ tiêu lý hóa
Chỉ tiêu lý - hóa khu vực hồ chứa Tuyên Quangđược xác định qua nhiệt độ nước, độ pH và lượng dòng chảy cát bùn. Theođó, nhiệt độ nước lòng hồ dao động từ 70
Cđến 220C.Độ pH không ổn định và có sự biến động khá lớn theo mùa của dòng chảy.
Độ đục khu vực hồ chứa không cao và có xu hướng giảm dần theo chiều dòng chảy. Lưu lượngcát bùn tại tuyến đập Tuyên Quang trung bìnhđạt 133kg/s. Diễn biến dòng chảy cát bùn phụ thuộc chặt chẽ vào lượng nước của các tháng. Khoảng 90% lượng cát bùn tập trung trong các tháng mùa lũ, trong đó từ tháng VII đến tháng VIII đã chiếm tới 40% lượng cát bùn cả năm.
3.2. Các chỉ tiêu thủy hóa
oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD) hàm lượng các ion vi lượng, hàm lượng cặn trong nước, các hợp chất chứa nitơvà chỉ số Coliform. Kết quả báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Tuyên Quang năm 2008, 2009 cho thấy:
- Chỉ số BOD5 và CODđều đạt quy chuẩn cho phép với trị số trung bình tương ứng là 8-22mg/l và 18,9mg/l.
- Các ion Al+3, Pb+2, Mn+2, Hg+2, As+3… trong nước có hàm lượng rất nhỏ, thường chỉ đạt từ vài phần vạn tới vài phần nghìn mg/l. Trong đó, Al+3 có hàm lượng lớn nhất (0,40 - 0,45 mg/l).
- Hàm lượng cặn và các hợp chất chứa nitơtrong nước đều ở mức thấp so với quy chuẩn.
- Lượng vi khuẩn (Coliforms) trung bình đạt 3275,8 NPM/100ml, nằm trong giới hạn cho phép. Một số các nguyên tố kim loại cũng được xác định là có mặt ở nước sông Gâm nhưng hàm lượng rất thấp so với quy chuẩn.
Nhìn chung chất lượng nước hồ Tuyên Quang sau khi xây dựng, vận hành nhà máy thủy điện vẫn đượcbảo đảm, hoàn toànđáp ứng được các yêu cầu về chất lượng nước sinh hoạt, sản xuất và nuôi trồng thủy sản.