Ảnh hưởng của các dòng biển tới lượng mưa lục địa Nam Mĩ

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần 3 (Trang 77 - 80)

- Tăng cường hợp tác quốc tế để cùng đối phó với hạn hán: tăng cường hợp tác quốc tế đặc biệt là với Trung Quốc và trước hết là cung cấp các thông tin về thờ

3. Ảnh hưởng của các dòng biển tới lượng mưa lục địa Nam Mĩ

3.1.Ảnh hưởng của dòng nóng Braxin

Do chịu tác động mạnh mẽ của dòng biển nóng Braxin mà khu vực duyên hải phía đông và phần nam sơn nguyên Braxin cho tới thung lũng sông Parana có lượng mưa khá lớn, lượng mưa trung bình năm thayđổi từ 1000– 2000 mm.

Chính nhờ các dòng biển mà lượng mưa vàđộ ẩm của khu vực được tăng cường, giúp cho khu vực thuộcvàokiểu khí hậu nhiệt đới ẩmcủa đới khí hậu nhiệt đới.

Khu vực Nam Mĩ chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng Braxin với lượng mưa tươngđối cao. Trong một năm, khu vực có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Tuỳ thuộc vào hoạt động của các khối không khí, vị trí so với biển, tác động của dòng biển mà mùa mưa có thể rơi vào mùađông hoặc mùa hè. Thời gian mùa khôở đây kéo dài trung bình 6 – 8 tháng. Mặc dù số tháng khô nhiều nhưng số ngày mưa cả năm của lục địa vẫn lớn, các tháng mùa mưa cũng đồng thời là các tháng có trên 10 ngày mưa/tháng.

3.2Ảnh hưởng của dòng biển nóng El Nino

El Nino là kết quả của sự tương tác giữa khí quyển và đại dương, chủ yếu giữa hoàn lưu khí quyển và lớp nước mặt ở khu vực xích đạo Thái Bình Dương. Sự thay đổi của yếu tố này lập tức gây ra phản ứng từ yếu tố kia. Cũng vì thế El Nino không phải là một hiện tương cục bộ ở vùng ngoài khơi Nam Mĩ mà là một phần của hệ thống tương tác có quy mô phức tạp giữa khí quyển vàđại dương.

Trong khoảng 40 năm qua ( từ 1961 – 2000 ) có 11 lần El Nino xuất hiện với chu kì khôngđều. Những năm gần đây, El Nino xuất hiện nhiều và gần nhau hơn. Từ đầu thế kỉ đến nay có 10 El Nino mạnh, trong đó El Nino 1997–1998được đánh giá là rất mạnh.

3.3.Ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pêru

Dòng biển lạnh Pêru cùng tác động của ngoại vi phía đông áp cao nam Thái Bình Dương làm cho vùng duyên hải của Pêru và phần bắc của duyên hải Chilê có thời

tiết quanh năm ổn định, mưa rất hiếm mặc dù nhiều lúc độ ẩm khá cao. Do ảnh hưởng của dòng lạnh không khí các vùng ven bờ thường xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, hoạt động đối lưu bị ngưng trệ, lượng mưa trung bình năm chỉ 30–50 mm, thậm chí ít hơn, góp phần hình thành hoang mạc Atacama. Với lượng mưa thấp nên khu vực chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pêruthuộc kiểu khí hậu nhiệtđới khô.

3.4Ảnh hưởng của dòng biển lạnh Phônclen

Dòng biển lạnh Phônclen làm tăng thêm tính chất lạnh và khô cho bờ đông cao nguyên Patagôni, làm phân hoá sâu sắc giữa miền đông và tây dãy Anđet. Phía đông dãy Anđet chịu ảnh hưởng của dòng biển Phônclen thuộc vàokiểu khí hậu ôn đới khô. KẾT LUẬN

- Dòng biển là dòng chuyển động trực tiếp, liên tục và tương đối ổn định của nước biển và lưu thôngở một trong các đại dương của Trái Đất.

-Ở Nam Mĩ có 5 dòng biển chảy ven bờ nhưng chỉ 4 dòng biển ảnh hưởng tới lượng mưa khu vực này đó là dòng biển nóng Braxin và El Nino, dòng biển lạnh Pêru và Phônclen. Các dòng biển nàyđã tácđộng sâu sắc tới lượng mưa của lục địa.

- Sự tác động của dòng biển tới các khu vực trên lục địa Nam Mĩ xảy ra một số nghịch lí nhưnhững nơi gần biển ít mưa, những nơi xa biển mưa nhiều hơn và cùng là dòng biển lạnh tác động nhưng nơi mưa nhiều nơi mưa ít.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Đình Giang, 2004. Giáo trình thực hànhđịa lí tự nhiên các lục địa. NXB ĐH SP.

[2]. Nguyễn Phi Hạnh, 2006.Địa lí tự nhiên các lục địa lí. NXB GD,

[3]. Hoàng Ngọc Oanh (chủ biên), 2007. .Địa lí tự nhiênđại cương 2. NXBĐại học sưphạm.

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CAO BẰNG

VÀẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HẠT DẺ

Sinh viên thực hiện: Đàm thị Thuỳ, K58B Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Duy Lợi

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hạt dẻ là một trong những sản vật nổi tiếng và đặc trưng của tỉnh Cao Bằng. Đây là cây có giá trị kinh tế, nếu phát triển tốt có thể trở thành cây mũi nhọn xóa đói, giảm nghèo. Do cóđiều kiện tự nhiên thuận lợi, tỉnh Cao Bằng có điều kiện để tập trung phát triển thành vùng chuyên canh cây hạt dẻ, đặc biệt làở huyện Trùng Khánh.Đề tài này bước đầu đãđi vào tìm hiểu đặc điểm điều kiện tự nhiên của tỉnh cao Bằng vàảnh hưởng của nóđến sự phát triển của cây hạt dẻ để từ đó có những biện pháp cải tạo phù hợp cho sự phát triển loại cây này.

NỘI DUNG

1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Cao Bằng

1.1. Vị trí địa lý

Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Phía Bắc vàĐông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Phía Tây giáp Tuyên Quang và Hà Giang. Phía Nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Toạ độ địa lí kéo dài từ 230

7'12" - 22021'21" B và từ 1050

16'15" - 106050'25"Đ.

1.2.Địa hình

1.2.1. Miền địa hình núiđá vôi (karstơ)

Dạng địa hình này cóở các huyện phía đông của tỉnh, gồm các hệ thống dãy núi đá vôi phân cách mãnh liệt với các đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề, lởm chởm, cao thấp khác nhau, có phương kéo dài chung theo hướng tây bắc -đông nam, xen kẽ các dãy núi là các thung lũng hẹp.

!.2.2. Miền địa hình núi cao

Dạng địa hình này phân bố chủ yếu ở các huyện phía Tây của tỉnh và một phần diện tích phía Nam huyện Hoà An.

* Hệ thống núi cao Bảo Lạc - Nguyên Bình: bao gồm nhiều dãy núi cao kéo dài từ phía Tây Nam huyện Bảo Lạc sang phía Tây Nam huyện Nguyên Bình, cấu tạo nên hệ thống núi cao này là trầm tích của điệp sông Hiến và cácđá macma xâm nhập axit - grannit.

* Hệ thống núi cao Ngân Sơn - Thạch An: bao gồm các hệ thống núi xếp theo dãy, kéo dài từ phía bắc - tây bắc huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) sang phía tây - tây bắc huyện Thạch An (Cao Bằng) rồi vượt sang phía tây - tây nam tỉnh Lạng Sơn. Cấu tạo địa hình này chủ yếu là cácđá trầm tích điệp sông Hiến và một phần nhỏ của trầm tích Paleozoi sớm giữa (Pt1 và Pt2).

1.2.3. Miền địa hình núi thấp, thung lũng

Cao Bằng có các thung lũng lớn như: Hoà An, Nguyên Bình, thung lũng sông Bắc Vọng...

1.3. Thổ nhưỡng

Đất ở Cao Bằng được chia làm 3 nhóm đất chính: nhóm đất núi, nhóm đất đồi núi thấp và nhómđất bằng, thung lũng hẹp.

1.3.1.Đặc điểm của nhóm đất núi

Nhóm này có tầng đất mỏng, phân bố ở độ cao trên 900 m, có quá trình feralit yếu, quá trình tích luỹ mùn mạnh hơn. Tầng dày cấp III (<50 cm) chiếm tới 41,83%. Diện tích sử dụng cho nông nghiệp của nhóm đất này chỉ chiếm khoảng 5,95 %.

1.3.2.Đặc điểm của nhóm đất đồi (nhóm đất đỏ vàng)

Nhómđất này phát triển trên vùngđồi, núi thấp hoặc địa hình lượn sóng. Đất có quá trình tích luỹ Fe, Al nên có màuđỏ hoặc vàng. Mức tích luỹ tuỳ thuộc vàođiều kiện

khí hậu, địa hình và lớp phủ thực vật. Chủ yếu phát triển trên các loại đá mẹ: macma, siêu kiềm, macma kiềm chiếm 47,39 % và nhómđất phát triển trênđá biến chất (phơrit, gnai, mica) chiếm 31,23 %.

1.3.3.Đặc điểm của nhóm đất bằng - thung lũng

Nhómđất này chiếm khoảng 4,67% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đặc điểm thành phần cơgiới có lớp đáy từ trung bình đến nặng là một ưu điểm lớn của lớp phủ thổ nhưỡng Cao Bằng, đất có nền vững chắc tạo điều kiện cho quá trình giữ nước và phân bón cho cây trồng.

1.4.Điều kiện khí hậu

Khí hậu Cao Bằng mang tính chất nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao, Lượng mưa trung bình 1.500 - 2.000 mm/năm. Lượng mưa tăng theođộ cao, giảm ở các thung lũng bị chắn gió. Khí hậu có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùngĐông Bắc là có tiểu vùng mang sắc thái khí hậu á nhiệt đới.Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

1.4.1. Mùa mưa

Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 - tháng 9. Chịu ảnh hưởng của gió mùaĐông Nam, thời tiết mát và ẩm. Nhiệt độ trung bình mùa mưa là 200

C - 240C. Lượng mưa trung bình 200 – 250 mm.Độ ẩm không khí trung bình là 80 % - 90 %.

1.4.2. Mùa khô

Kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa này có gió mùa Đông Bắc thường xuyên thổi đến gây khô và rét. Lượng mưa trung bình mùa khô là 20 – 40 mm. Nhiệt độ trung bình là 8 - 150

C,độ ẩm trung bình hàng tháng là 70 % - 80 %. Nhìn chung khí hậu Cao Bằng mát mẻ quanh năm, lại có nhiều núi cao, tạo lợi thế để hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp phong phú, đa dạng. Đặc biệt là những câyđặc sản nhưhạt dẻ, hồng không hạt, đậu tương, thuốc lá, chèđắng…

Một phần của tài liệu Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010địa phần 3 (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)