- Thời gian xảy ra hiện tượng: mùa đông, tháng X I III.
3. Thực trạng phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La
3.1. Thực trạng trồng cây cao su ở Sơn La
3.1.1. Chương trình, kế hoạch của tỉnh về việc trồng câycao su
Cây cao suđược đưa lên Sơn La năm 2007, và dự án trồng cao su được chiathành: Giai đoạn 1(2007 – 2011): quy hoạch 3 vùng nguyên liệu với 3 nhà máy chế biến, tổng diện tích dự tính là 20.000 ha.
Giai đoạn 2 (2010 - 2020): quy hoạch phát triển 5 vùng nguyên liệu gắn với 5 nhà máy chế biến, với tổng diện tích 50.000ha.
3.1.2. Tiến độ trồng cây cao su trong vòng 3 năm qua
Tổng cộng trong vòng 3 năm qua tổng diện tích cao su được trồng là 3.985,95 ha, bằng khoảng 19,91% so với kế hoạch giai đoạn 1. Tiến độ này còn chậm so với kế hoạch tuy nhiên dođây là những năm đầu nên gặp một số khó khăn nhất định.
3.1.3. Kết quả bước đầu
Với diện tích cây cao su đã trồng được nhưtrên vẫn phát triển bình thường cho thấy điều kiện tự nhiên tỉnh Sơn La thích hợpvới đặc điểm sinh thái cây cao su. Đây là bước mở đầu với dấu hiệu tốt cho kế hoạch đưa cao su lên vùng núi phía bắc.
3.2. Những khó khăn và thuận lợi
- Thuận lợi: Đưa cao su lên Sơn La nói riêng và vùng núi phía Bắc nói chung là một dự án lớn. Dự án này do cóđiều kiện tự nhiên thuận lợi là sự phù hợp của điều kiện tự nhiên, sự đồng lòng hợp sức của Nhà nước, công ty và người dân. Chính vì vậy đây dự án này hứa hẹn sự thành công của nó.
- Khó khăn: Những khó khăn do những hiện tượng thời tiết đặc biệt mang lại. Ngoài ra còn có những khó khăn về kỹ thuật trồng do thiếu kinh nghiệm, do đội ngũ công nhân còn ít. Những khó khăn do thiếu vốn, thiếu sự quy hoạch tổng thể do vấn đề quy hoạch.
KẾT LUẬN
Sơn La là một tỉnh biên giới phía bắc có vị trí quan trọng nên việc chú trọng phát triển kinh tế của tỉnh cần quan tâm hơn nữa. Là một tỉnh có thể phát triển mạnh nông nghiệp đặc biệt cây công nghiệp lâu năm. Chính vì vậy, việc đưa cây cao su lên Sơn Lađãđược thực hiện sớm so với các tỉnh khác vùng Tây Bắc.
Cao su là cây hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao và sẽlà cây thoát nghèo của tỉnh, giúp giảm sự chênh lệch giữa các vùng trong tỉnh. Tính đến nay cây cao su vẫn phát triển bình thường là một dấu hiệu khả quan cho kế hoạch lâu dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PhanĐắc Bằng,1963.Trồng cao su,Nxb Nông thôn Hà Nội.
[2] Hà Lâm Hồng, 2005.Đánh giá tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển cây trồng tại các vùng khí hậu Việt Nam, Luận án tiến sĩ.
[3] Nguyễn Kim Hồng, 1993.Bước đầu nghiên cứu sự kết hợp giữa trồng và sơchế cao suở xí nghiệp cao su Đồng Nai,Luận án tiến sĩ.
[4] Vũ Tự Lập, 2006.Địa lý tự nhiên Việt Nam,NxbĐHSP Hà Nội.
[5] Nguyễn Văn Minh. Nghiên cứu tài nguyên nước Sơn La phục vụ sản xuất và đời sống,Luận văn thạc sĩ.
ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA BÃO VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1961 - 2009 ĐOẠN 1961 - 2009
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thùy Ngân - K58B Cán bộ hướng dẫnkhoa học: Th.S Nguyễn Quyết Chiến
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bão là 1 loại hình thời tiết nguy hiểm hàngđầu đối với con người và xã hội. Đối với nước ta, hoạt động của bão cùng các hệ quả tai biến thiên nhiênđãđể lại những hậu quả nghiêm trọng về môi trường và thiệt hại nặng nề về kinh tế - xã hội. Do vị trí địa lý, nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến Bán Cầu Bắc, giáp với biển Đông và Tây Thái Bình Dương. Đây là trung tâm phát sinh bão lớn nhất thế giới. Hằng năm, ổ bão này là nơi phát sinh của 30 cơn bão, chiếm 30% tổng số các cơn bão trên toàn cầu. Trung bình mỗi năm nước ta phải chịu ảnh hưởng của 9 - 10 cơn bão, trongđó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vàođất liền, chiếm khoảng 40% tổng số bão hình thành ở Thái Bình Dương và trên Biển Đông. Chuỗi số liệu thống kê về bão của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn Quốc gia từ năm 1961 đến năm 2000 được sử dụng trong báo cáo làm cơsở cho việc phân tích những đặc điểm và diễn biến hoạt động của bão theo thời gian, không gian ở vùng ven biển Việt Nam trong khoảng 5 thập kỷ gần đây.
NỘI DUNG
1.Điều kiện hình thành vàđặc điểm của bão
Bão là tên gọi chung của những xoáy thuận nhiệt đới khi tốc độ gió đạt cực đại ở gần tâm duy trì liên tục từ 64 hải lý/h trở lên. Bão có thểđược gọi bằng những thuật ngữ khác nhau tùy từng khu vực. Ở khu vực Tây Thái Bình Dương và biển Đông, bãođược gọi chung là “Typhoon”.
Điều kiện hình thành: cơchế hình thành và phát triển của bão rất phức tạp, tuy nhiên đa số các nhà khoa học thừa nhận những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành bão là: sự bất ổn định của khí quyển trong 1 tầng dày và phạm vi rộng; vùng biển nóng có diện tích rộng lớn với nhiệt độ nước biển khoảng 26 - 270
C (Erik Palmen); không khí có tầng kết bất ổn định đảm bảo hình thành động lực tạo dòng thăng mạnh của không khí; trị số lực Coliolis đủ lớn để tạo nên hiệu ứng “quay”; sự phát triển mạnh lên của một miền áp thấp nhỏ có từ trước hoặc là 1 rãnh thấp.
Đặc điểm: vùng áp thấp trong các cơn bão thường rộng lớn và có hình thái gần
tròn với các đường đẳng áp rất sít nhau. Gió trong bão gần nhưsong song với các đưòng đẳng áp. Vùng trung tâm hệ thống áp thấp của bão hình thành “mắt bão” với đặc trưng là tốc độ gió yếu, thậm chí lặng gió, thời tiết trong sáng, ít mây. Vùng gần tâm bão vận tốc gió có thể lênđến 100 - 200km/h, kèm theo mưa lớn. Các cơn bão nhiệt đới thường ít phát sinh trong khu vực xích đạo do ảnh hưởng của lực Coriolis. Hướng di chuyển của bão thay đổi theo mùa và phụ thuộc vào cường độ, vị trí của áp cao cận chí tuyến
với hướng chủ yếu là tây - tây bắc (đầu mùa bão) và tây - tây nam (cuối mùa bão). Bão giữ vai trò chủ đạo trong diễn biến cực đại mưa theo phương kinh tuyến. Trên biển Đông, tốc độ di chuyển của bão trung bình từ 18km - 20km/h.