Những thành tựu và những hạn chế, yếu kém trong công tác quy hoạch khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 (Trang 52 - 58)

III. Thực trạng quy hoạch khu công nghiệp ở việt nam 1 Thực trạng

2. Những thành tựu và những hạn chế, yếu kém trong công tác quy hoạch khu công nghiệp

bộc lộ khá nhiều bất cập, không phù hợp với yêu cầu của tình hình mới song chưa được điều chỉnh, sửa đổi.

2. Những thành tựu và những hạn chế, yếu kém trong công tác quy hoạch khu công nghiệp công nghiệp

2.1. Thành tựu đạt được

Trong những năm qua, công tác quy hoạch KCN đã đạt được một số kết quả thể hiện những điểm sau:

- Đã xác tương đối rõ định rõ cơ sở lý luận về KCN và quy hoạch phát triển KCN đó là cơ sở xây dựng một bản quy hoạch tương đối hoàn chỉnh.

- Quy hoạch KCN đã xuất phát trên cơ sở quy hoạch tổng thể của cả nước, của vùng của địa phương, đánh giá kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. Quy hoạch đã xác định những lợi thế và hạn chế, làm cơ sở xác định mục tiêu chiến lược và phương hướng phát triển các KCN trong những thời kỳ nhất định. Nội dung quy hoạch đã đề ra các mục tiêu phát triển các KCN :

- Hiện nay hầu hết các địa phương đã xây dựng quy hoạch tổng thể, một số địa phương đã xây dựng quy hoạch khu và cụm công nghiệp, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KCN.

- Công tác quản lý của nhà nước về quy hoạch được đảm bảo nên hạn chế được những tiêu cực trong việc xây dựng quy hoạch như: quy hoạch theo ý muốn chủ quan không xuất phát từ phương diện khách quan.

- Các địa phương đã có nhiều biện pháp tích cực khuyến khích thực hiện quy hoạch KCN gắn với BVMT. Nhiều tỉnh, thành phố và KCN, KKT điều chỉnh quy hoạch theo hướng gắn với bảo vệ môi trường, KCN và KKT đã có quy hoạch hệ thống xử lý nước thải, nhiều địa phương bố trí các cơ sở công nghiệp hoặc các KCN&KKT xa các trung tâm dân cư, xa các trung tâm du lịch. Xét duyệt và cấp phép các dự án đầu tư đòi hỏi phải phải đúng theo quy hoạch và phải có hệ thống xử lý chất thải. Ví dụ điển hình là Thành phố Đà Nẵng đã từ chối cấp phép đầu tư các dự án dễ gây ô nhiễm, sẵn sàng bỏ một khu chế xuất, mặc dù đã quy hoach xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉ vì khu chế xuất này gần trung tâm du lịch. Nhiều thành phố đã chuyển các xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm ra ngoại thành. Đà Nẵng đã di chuyển nhà máy thép, nhà máy cao su, nhà máy bia… ra ngoại thành.

Chính những mặt đạt được của công tác quy hoạch là một trong những nguyên nhân thúc đẩy phát triển công nghiệp đạt được những kết quả to lớn. Giá trị công nghiệp hàng năm đều tăng: bình quân năm 1995 – 2009 tăng bình quân 14,44%/ năm, năm 2007 tăng 17,1%, năm 2008 tăng 17,1%, góp phần rất lớn trong tăng trường GDP hàng năm của đất nước, hình thành một số ngành công nghiệp quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.2. Hạn chế, yếu kém

Qua thực trạng quy hoạch phát triển KCN có thể thấy rõ những hạn chế yếu kém sau:

- Lãng phí nguồn nhân lực: Đó chính là lãng phí nguồn lực vật chất xây dựng quy hoạch và nguồn lực đất đai. Trong xây dựng quy hoạch thì phải tốn rất nhiều vật chất xây dựng, nhưng khi xây dựng quy hoạch lại không xác định các căn cứ rõ ràng dẫn đên sự trùng lặp giữa các loại quy hoạch. Việc đó dẫn tới tất yếu là phải xây dựng lại quy hoạch và dẫn tói rất lãng phí. Việc lãng phí về tài nguyên đất cũng là một vấn đề đặt ra hiện nay. Việc quy hoạch xây dựng KCN từ đất nông nghiệp dẫn tới diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm làm ảnh hưởng tới đời sống nông

dân. Trong khi đó đất để xây dựng lại bỏ phí trong khoảng một thời gian dài trước khi xây dựng.

- Chưa kết hợp giữa quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ: Việc quy hoạch xây dựng KCN không căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng là một vấn đề còn tồn tại trong quy hoạch KCN. Xây dựng quy hoạch không căn cứ vào quy hoạch lãnh thổ của vùng sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của KCN không đạt hiệu quả làm chậm cho tiến trình phát triển kinh tế của vùng.

- Chưa thống nhất quan điểm phát triển kinh tế và vấn đề xã hội: Ở số địa phương (như Hưng Yên, Hải Dương, Đồng Nai, Long An…) do quy hoạch phát triển các KCN chưa hợp lý, sử dụng nhiều đất chuyên trồng lúa, đất có ưu thế đối với sản xuất nông nghiệp, đất đang có khu dân cư tại những vị trí có hạ tầng kỹ thuật dẫn đến tình trạng các hộ nông dân bị thu hồi đất, không có đất canh tác, ảnh hưởng đến đời sống và gây tâm lý bất ổn trong nhân dân. Ngoài ra việc đảm bảo vệ sinh môi trường của các KCN vẫn chưa được đảm bảo, vẫn còn nhiều khá nhiều dự án treo vẫn chưa xây dựng. Công tác quản lý của nhà nước thì còn nhiều hạn chế làm cho vấn đề phát triển kinh tế chưa đồng nhất với vấn đề xã hội.

- Chưa kết hợp giữa quy hoạch KCN và quy hoạch đô thị: Hiện nay một số KCN được xây dựng trong các đô thị gây khó khăn cho công tác bỏa vệ môi trường và làm ảnh hưởng cho đời sống nhân dân trong đô thị. Đó chính là hậu quả của việc chưa kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch đô thị và quy hoạch KCN.

2.3. Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém

- Về nhận thức: Các nhà quản lý chưa nhận thức rõ vai trò quan trọng của quy hoạch phát triển các KCN. Quan điểm về quy hoạch của các nhà hoạch định chính sách ở trung ương và địa phương còn chưa thống nhất; chất lượng các văn bản pháp quy điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN chưa cao, chưa phù hợp với thực tiễn phát triển. Nhận thức của cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp về mối liên hệ chặt chẽ giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội trong phát triển của các KCN còn hạn chế; các nhà quản lý ở một số địa phương chưa thực sự chú ý mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững KCN.

- Về tổ chức lập, thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch, chính sách đối với phát triển các KCN: Các địa phương còn chưa chú trọng đúng mức đối với công tác lập quy hoạch phát triển các KCN; chưa chú ý đến việc sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, hạn chế sử dụng đất lúa… chưa quan tâm đến việc nâng cao năng lực

còn chưa tuân thủ nghiêm túc những quy định về phát triển KCN; chưa tuân thủ chế độ báo cáo tình hình phát triển KCN. Một số quy định về điều kiện, nguyên tắc thành lập cũng như những tiêu chí đánh giá về phát triển các KCN còn chưa phù hợp: tỷ lệ lấp đầy các KCN là một chỉ tiêu tốt song chưa phán ánh đúng và chưa đánh giá đầy đủ hiệu quả phát triển các KCN, quy định về tiêu chuẩn và chế tài xử lý tác động môi trường, xử lý nước thải công nghiệp còn chưa chắt chẽ.

- Về chính sách: Các thủ tục hành chính còn nhiều bất cập; các chính sách về xây dựng, lập quy hoạch còn chiều hạn chế bất cập. Việc tập trung đầu tư cho xây dựng quy hoạch còn nhiều yếu kém dẫn đến xây dựng quy hoạch còn nhiều thiếu xót.

IV.Kinh nghiệm quy hoạch khu công nghiệp của Trung Quốc 1. Quy hoạch các khu công nghiệp của Trung Quốc

1.1. Thực trạng

 Công tác xây dựng quy hoạch phát triển các KCN

- Ở Trung Quốc quy hoạch phát triển các KCN được tổ chức khoa học và chặt chẽ. Trước hết, Cục Công nghiệp thuộc Bộ Kinh tế Trung quốc tiến hành khảo sát, đánh giá tiềm năng, lợi thế so sánh của từng vùng kết hợp với việc dự báo, đánh giá về xu hướng phát triển khoa học công nghệ, triển vọng thị trường đầu tư và thương mại quốc tế trong thời gian 10 - 20 năm để xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế quốc dân, định hướng phát triển ngành nghề theo vùng và khu vực). Sau đó, trên cơ sở quy hoạch tổng thể định hướng phát triển của từng vùng và khu vực, các nhà đầu tư xác định khả năng xây dựng các KCN với quy mô thích hợp và lập quy hoạch chi tiết trình cơ quan có thẩm quyền xin phép đầu tư xây dựng KCN. Với cách làm này, việc xây dựng các KCN vừa đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể chung, vừa phù hợp với thực tế của địa phương và khả năng của nhà đầu tư, nên tính khả thi của dự án cao.

- Để đảm bảo cho các KCN hoạt động có hiệu quả, quy hoạch phát triển các KCN Trung Quốc luôn gắn liền với việc xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và xã hội bên trong và bên ngoài KCN như: Hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện nước, các dịch vụ bưu điện, ngân hàng, bảo hiểm, hệ thống xử lý chất thải tập trung... Xây dựng các khu đô thị xung quanh, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ tiện ích công nghiệp và đời sống, trong đó, đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường.

- Tại các KCN của Trung Quốc luôn đảm bảo xây dựng theo quy hoạch, tỷ lệ kết cấu hợp lý giữa diện tích đất dành cho sản xuất khoảng 60%, đất dành cho xây dựng khu dân cư từ 2,2 - 2,3%, đất dành cho công trình bảo vệ môi trường 33% (trong đó, đất trồng cây xanh khoảng 10%) và đất dành cho phát triển các công trình vui chơi giải trí khoảng 4,7 - 4,8%.

- Quy hoạch xây dựng và phát triển KCN của Trung Quốc không phải cố định, mà thường xuyên được kiểm tra và đánh giá lại sự phù hợp giữa quy hoạch và thực tế, nhất là những vấn đề liên quan đến môi trường để kịp thời điều chỉnh, bổ sung. Theo quy định hiện hành, việc kiểm tra, đánh giá quy hoạch được tiến hành 3 năm một lần. Việc quy hoạch xây dựng các KCN của Trung Quốc luôn tuân theo nguyên tắc là khai thác và sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của từng vùng và toàn lãnh thổ, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp vào việc phát triển các KCN. Vì vậy, nhiều KCN ở Trung Quốc được xây dựng tại những vùng đất cằn cỗi hoặc đất lấn biển. Việc xây dựng các KCN ở những nơi này không chỉ tiết kiệm được quỹ đất nông nghiệp, mà còn giảm thiểu được các chi phí về đền bù, giải phóng mặt bằng và có điều kiện để xây dựng ngay từ đầu một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại theo chuẩn mực quốc tế.

 Về định hướng phát triển KCN trong quy hoạch phát triển:

Các nhà hoạch định Chính sách Trung Quốc luôn xác định, để có thể bắt kịp với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ trên thế giới, trong những năm tới, việc phát triển các KCN tập trung cần được đổi mới theo hướng chuyển thành các KCN có dịch vụ kỹ thuật, công nghệ cao, đáp ứng được nhiệm vụ là nơi tập trung chuyển và chế biến sản phẩm cao cấp cho xuất khẩu và thị trường trong nước.

 Về quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KCN:

Trung Quốc chủ trương xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, vừa có điều kiện để xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, vừa giúp các doanh nghiệp có thể sớm triển khai các dự án đầu tư. Đây là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn cho các KCN. Ở Trung Quốc, Ban quản lý KCN đồng thời là nhà đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng các KCN. Trên vùng đất đã được quy hoạch, Công ty Kinh doanh hạ tầng KCN xây dựng sẵn nhà máy, cung cấp kết cấu hạ tầng đồng bộ và phương tiện hỗ trợ cơ bản khác cho các nhà đầu tư công nghiệp thuê. Phương thức này đã giúp cho các doanh

nghiệp vừa và nhỏ (dưới 200 lao động) có thể triển khai ngay được dự án đầu tư mà không phải bỏ vốn xây dựng nhà xưởng sản xuất và các công trình phụ trợ khác.

 Về định hướng thu hút đầu tư và cơ cấu ngành nghề trong quy hoạch:

Các KCN bên cạnh việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, Trung Quốc còn dành cho các nhà đầu tư vào các KCN nhiều ưu đãi, đặc biệt là Chính sách thuế, với thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp thấp, thời gian miễn và giảm thuế dài, giá thuê đất để phát triển hạ tầng thấp, được hỗ trợ vốn vay cụ thể: miễn 5 năm đối với tất cả các dự án đầu tư mới, được vay vốn với lãi suất thấp (khoảng 6,2%/ năm). Đối với công ty mới thành lập, sau khi hết thời hạn miễn thuế 5 năm, được giảm 80% thuế lợi tức trong 1 năm tiếp theo. Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính được giảm thiểu và đơn giản hóa. Các doanh nghiệp KCN được đảm bảo quyền sở hữu đối với vốn và tài sản, được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài..., nên các KCN đã thực sự là địa điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp và đầu tư vào các KCN ở Trung Quốc được thực hiện theo phương châm: Nhân dân có việc làm với thu nhập thỏa đáng, Chính quyền thu được nhiều thuế và doanh nghiệp có lãi. Khi sản xuất phát triển, thu nhập và đời sống của người lao động nâng lên, Ngân sách nhà nước lớn mạnh sẽ tạo ra nội lực mới để vươn lên tự lực, tự cường. Phương châm này chi phối việc xây dựng chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và tạo nên môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng và hấp dẫn.

 Về tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý nhà nước đối với KCN:

Cục Công nghiệp trực thuộc Bộ Kinh tế Trung Quốc là cơ quan quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và điều hành hoạt động của các KCN trong phạm vi toàn lãnh thổ; ban hành các văn bản pháp lý, xây dựng các chuẩn mực cho phát triển KCN. Căn cứ vào tiến trình phát triển, hình thức tổ chức quản lý được thay đổi cho thích hợp. Trong thời kỳ đầu, chính quyền Trung ương Trung Quốc thống nhất quản lý đối với tất cả các quy hoạch KCN, KCX trên phạm vi toàn lãnh thổ, bao gồm từ việc xây dựng chiến lược phát triển các KCN, hoạch định Chính sách phát triển ngành công nghiệp và các KCN, lựa chọn vị trí xây dựng KCN, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KCN, vận động xúc tiến đầu tư và triển khai các dự án đầu tư. Khi các KCN đã đi vào hoạt động ổn định, Chính quyền trung ương tiến hành phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương (trừ những KCN có vị trí chiến lược, sản xuất các mặt hàng mũi nhọn, có tác động lớn đối với nền kinh tế). Hiện tại, Cục Công nghiệp thuộc Bộ

Kinh tế trực tiếp quản lý theo hình thức thành lập Ban điều hành KCN, do các doanh nghiệp KCN cử đại diện. chính quyền Trung ương không thành lập cơ quan quản lý riêng cho từng khu, hoặc cụm khu công nghiệp. Các doanh nghiệp KCN chịu sự quản lý của chính quyền địa phương và các ngành chức năng như những doanh nghiệp ngoài KCN.

1.2. Những thành tựu

- Công tác xây dựng quy hoạch được tổ chức khoa học và chặt chẽ: Việc xây dựng quy hoạch phát triển KCN được phân công từ trung ương tới các cơ sở có thẩm quyền.

- Việc xây dựng các KCN luân tuân thủ theo quy hoạch phát triển:

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w