Bài học kinh nghiệm về xây dựng và phát triển các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 (Trang 46 - 47)

I. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của các vùng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng đến việc xây dựng quy hoạch khu công nghiệp

5. Bài học kinh nghiệm về xây dựng và phát triển các khu công nghiệp

Thực tiễn phát triển KCN gần 20 năm qua cho thấy những bài học kinh nghiệm chủ yếu sau:

- Cần thống nhất nhận thức KCN là một dự án đầu tư quy mô lớn, dài hạn, đòi hỏi việc phát triển phả có quy hoach và tính toán cho một quãng thời gian dài; tổ chức thực hiện cần kiên trì và cùng hiệp lực thì mới đảm bảo phát huy hiệu quả cảu nó vì lợi ích của ngành, của địa phương và của nền kinh tế.

- Cần thu hút các ngành sản xuất theo hướng tăng hàm lượng kỹ thuật- công nghệ trong sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh, chuyển dần từ phát triển khu công nghiệp theo chiều rộng sang chiều sâu, lựa chón những ngành công nghệ cao, công nghệ cơ khí, công nghệ phụ trợ.

- Việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững phải được quan tâm ngay từ khâu quy hoạch phát triển KCN đến

- Trong quá trình xây dựng KCN, cơ sở hạ tầng KCN phải đi trước một bước, cần gắn việc xây dựng hạ tẩng trong hàng rào với xây dựng cơ sở hạ tầng ngài hàng rào KCN theo hướng đồng bộ, hiện đại. KCN mở ra chỉ có hiệu quả khi cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào đồng bộ, đảm bảo tốt dịch vụ hậu cần(logistics) trong khi chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng và logistics là rất lớn. Trong điều kiện kinh phí cho phát triển cơ sở hạ tầng còn hạn hẹp, cần phải sặp xếp thứ tự ưu tiên phát triển các KCN cho phù hợp với khẳ năng phát triển cơ sở hạ tầng và ngược lại ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng cho các KCN có điều kiện triển khai hiệu quả cao, tránh đầu tư dàn trải.

- Quy hoạch KCN phải thường xuyên được rà soát, điều chỉnh phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế, đồng thời công tác triển khai thực hiện quy hoạch phải linh hoạt nhưng đảm bảo nhất quán.

- Kết quả bước đầu hoạt động của các KCN cho thấy phát triển các KCN đạt hiệu quả tốt gắn kiền với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, nhanh nhạy, dám chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, sự phối kết hợp kịp thời, có hiệu quả giữa Ban quản lý KCN cấp tỉnh với các Sở, ban ngành của tỉnh, thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức.

- Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế quản lý “ một cửa, tại chỗ”, tăng cường mối liên hệ giữa ban quản lý, doanh nghiệp hạ tầng và doanh nghiệp KCN theo hướng đảm bảo một đầu mối giải quyết, đồng thời có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các đơn vị trong phối hợp.

- Cần kết hợp giữa việc cấp phép nhanh gọn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nhà đầu tư với việc thực hiện chắt chẽ và thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp KCN nhằm đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp lành mạnh, đúng pháp luật.

- Tăng cường quản lý tốt công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ( bao gồm cả cán bộ quản lý KCN các cấp) theo chương trình, theo chiến lược đào tạo cụ thể, đáp ứng nhu cầu của KCN.

- Tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với phát triển KCN theo hướng đơn gản thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh ngiệp phát triển hạ tầng KCN và doanh nghiệp KCN.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w