Thành tựu trong sự phát triển

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 (Trang 42 - 44)

I. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của các vùng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng đến việc xây dựng quy hoạch khu công nghiệp

2. Thành tựu trong sự phát triển

 Vai trò của các KCN ngày càng tăng trong phát triển công nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên phạm vi cả nước, vùng lãnh thổ và của các địa phương.

- KCN đã tạo ra cơ sở hạ tầng sẵn có để huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phục vụ cho CNH- HĐH đất nước. Tính đến tháng 11/ 2009, cả nước ta có 228 KCN được thành lập. Trong đó có 145 KCN đã đi vào hoạt động và có tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt trên 62%, các KCN trên cả nước đã thu hút được 3.717 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư đăng ký gần 41,4 tỷ USD và 3.806 các dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 262,4 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân trung bình vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng trên 43%; vốn trong nước khoảng 42-43%.

- Các khu công nghiệp có đóng góp lớn làm chuyển hướng cơ cấu kinh tế của các vùng, các địa phương theo hướng CNH- HĐH góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN tăng nhanh từ khoảng 8% năm 1996 lên khoảng 34- 35% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.

- Các KCN góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội. Tính đến hết năm 2008, các khu công nghiệp đã thu hút được khoảng trên

1,3 triệu lao động trực tiếp, nếu tính cả số lao động gián tiếp thì số lao động thu hút được còn lớn hơn nhiều ( ước tính lao động gián tiếp khoảng 1,5-1,8 triệu người).

- Các KCN sử dụng ngày càng hiệu quả hạ tầng, đẩy mạnh hợp tác sản xuất, tăng cường mối liên kết trong phát triển kinh tế. Đến năm 2008 bình quân 1 ha đất công nghiệp của các KCN đã vận hành thu hút được 2,94 triệu USD tăng 53% so với năm 2005; Giá trị sản xuất công nghiệp do 1 ha đất công nghiệp tạo ra tăng lên 0,76- 0,8 triệu USD/ha so với khoảng 0,54 triệu USD/ha vào năm 2005.

- Nước thải của các doanh nghiệp trong KCN được xử lý tại nhà máy xử lý nước thải chung của KCN trước khi thải ra môi trường, đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường sinh thái.

- Các KCN có tác dụng lan tỏa tích cực tới phát triển các vùng, các ngành, các lĩnh vực. Sự phát triển cảu các KCN lần đầu tiên được thành lập ở khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng các vùng lãnh thổ liên quan tạo ra hiệu ứng lan tỏa phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành và nhiều địa phương trong cả nước.

 Các KCN được hình thành và phân bố trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế- xã hội cả nước; chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, địa phương và vùng lãnh thổ; nhu cầu điều kiện thực tế của địa phương.

- Các KCN được triển khai về cơ bản đều phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển KCN cả nước đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phần lớn các KCN thuộc danh mục các khu công nghiệp ưu tiên thành lập đến năm 2000 được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 519/TTg ngày 6/8/1996, số 713/TTg ngày 30/8/1997 và số 194/1998/QĐ- TTg ngày 1/10/1998 đã được thành lập và đi vào hoạt động cũng như các KCN dự kiến trong danh mục ban hành kèm theo quyết định số 1107/2006/QĐ- TTg ngày 21/8/2006. Các quy hoạch KCN đã được phê duyệt và triển khai là một bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội VII về quy hoạch vùng, địa bàn trọng điểm và KCN, Khu chế xuất. Quy hoạch các KCN bổ xung phù hợp với tình hình phát triển và nhu cầu sử dụng đất công nghiệp của các địa phương.

- Các công tác liên quan đến quy hoạch phát triển các KCN, tổ chức quản lý phát triển các KCN trên phạm vi cả nước và ở các địa phương… được quy định chi tiết cụ thể đảm bảo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của các KCN.

- Cơ chế phối hợp giữa các Ban quản lý KCN địa phương với trung ương ngày càng cụ thể, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng.

- Việc ủy quyến trong quản lý KCN tiếp tục được đẩy mạnh, hầu hết các Ban quản lý KCN đều được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủy quyền quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư ( gồm tiếp nhận hồ sơ, cấp phép và giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp) đối với nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài việc ủy quyền quản lý hoạt động đầu tư các Bộ, các ngành cũng đã ủy nhận xuất xứ các hàng hóa C/O form D, giấy phép lao động… Thực hiện một cửa, một đầu mối quan trọng trong quản lý KCN. Với việc áp dụng Luật đầu tư chung xu hướng phân cấp tiếp tục được mở rộng.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w