I. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của các vùng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng đến việc xây dựng quy hoạch khu công nghiệp
5. Vùng Đông nam Bộ
Vị trí địa lý: Vùng Đông Nam Bộ là một vùng có phía Bắc và phía Tây giáp với Campuchia, phía Nam và Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông Bắc giáp với Tây Nguyên, phía Đông và Đông Nam giáp với Nam Trung Bộ và Biển Đông.
Điều kiện tự nhiên- khí hậu
- Địa hình: Vùng Đông Nam Bộ là vùng có địa hình khá bằng phẳng với nhiều loại đất khác nhau. Với địa hình như vậy vùng có khả năng phát triển các trung tâm công nghiệp lớn.
- Tài nguyên: Đất có 7 loại: đất feralit , đất phù sa ( chiếm thấp nhất trong vùng ), đất ba dan, đất xám trên phù sa cổ, đất mặn, đất phèn ( đất mặn, đất phèn tập trung nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh ).Vùng đất này thuộc địa chất giới Kainozoi : Cuội, cát, sét kết và các thành tạo bở rời. là nơi tập trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi tiếng như: bãi Sau, bãi Dứa (Vũng Tàu).
Vùng biển ấm, ngư trường rộng , hải sản phong phú Phát triển ngành khai thác va nuôi trồng thủy sản.
- Khí hậu: Vùng có khí hậu nhiệt đới, thời tiết nóng quanh năm. Cơ sở hạ tầng
Đây là vùng có cơ sở hạ tầng phát triển nhất so với các vùng khác trong cả nước.
- Hệ thống đường giao thông:
+ Đường bộ: Mạng lưới giao thông đường bộ rất phát triển. 98% các tuyến đường được xây dựng phục vụ cho các hoạt động kinh tế. Các tuyến đường kết nối giữa các KCN ngày càng đảm bảo để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các tuyến đường sang Campuchia cũng ngày càng hoàn thiện để tăng cường hợp tác kinh doanh với nước bạn.
+ Đường sông: Khu vực Đông Nam Bộ có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải...với hệ thống sông dày đặc thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.
+ Đường hàng không: Đây là khu vực có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và là đường giao thông quan trọng trong tuyến vận tải hành khách đi quốc tế và nội địa.
+ Đường biển: Bờ biển khu vực này thuộc các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Và đây là nơi tập trung nhiều cảng lớn như cảng Sài Gòn... đây là bến cảng quốc tế với nhiều tuyến giao thông
+ Đường sắt: là đoạn cuối của tuyến đường sắt bắc nam, cho nên đường sắt của vùng đảm bảo tốt cho hạt động sản xuất và sinh hoạt của vùng
- Hệ thống điện: Vì đây là khu vực co nền kinh tế phát triển mạnh nhất trên khắp cả nước nên hệ thống điện của vùng được đảm bảo. Ngoài được cung cấp bởi hệ thống thủy điện thì vùng còn được cung cấp một phần bởi các nhà máy nhiệt điện. Hệ thống điện của vùng phục vụ tốt nhu cầu sản xuất cũng như nhu cầu sinh hoạt của vùng.
- Hệ thống thông tin liên lạc: rất phát triển so với các vùng khác trong cả nước với nhiều trạm thông tin phủ khắp cả vùng. Hệ thống thông tin đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
Kinh tế- xã hội
Bảng 5: Bảng thống kê tình hình phát triển kinh tế- xã hội của vùng Đông Nam Bộ năm 2009
1 GDP Nghìn tỷ đồng 21,650
2 Tốc độ tăng GDP % 15
3 Dân số Triệu dân 18
4 Thu nhập bình quân/ người USD 1400
Nguồn: Tổng cục thống kê
- Xã hội: Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm phát triển kinh tế của Việt Nam, dân số đông với 18 triệu dân. Lao động của vùng có trình độ tay nghề cao và kinh nghiệm lao động. Tuy nhiên trong vùng do phát triển kinh tế mạnh nên tình trạng ô nhiễm môi trường là vấn đề nan giải của vùng.
- Kinh tế: Hiện nay GDP của vùng là 21,650 nghìn tỷ, với tốc đô tăng trưởng hàng năm là 15%, thu nhập bình quân đầu người của vùng l.400 USD.Vốn thu hút nước ngoài của khu vực này dẫn dầu cả nước nổi bật ở các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, Vũng Tàu cũng thu hút khá nhiều dự án và vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2006, Vũng Tàu là tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao nhất cả nước với hơn 1,1 tỷ USD. Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực là Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm công nghiệp lớn nhất trong vùng là tỉnh Đồng Nai với trung tâm là Thành phố Biên Hoà và các huyện như: Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom là ba huyện công nghiệp lớn của Đồng Nai thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tập trung lớn và quy mô.Bốn huyện thành này tạo thành trung tâm công nghiệp của tỉnh và của cả khu vực Đông Nam Bộ.