I. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của các vùng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng đến việc xây dựng quy hoạch khu công nghiệp
4. Vùng Tây Nguyên
Vị trí địa lý:
- Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc
Campuchia. trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế. phía Tây giáp với vùng kinh tế Duyên hải Miền trung, phía Tây Nam giáp với Vùng Đông bắc Bộ.
- Tây Nguyên có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng
- Địa hình: Tây Nguyên là vùng nằm trên cao nguyên có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình, gồm Bắc Tây Nguyên với địa hình cao nhất (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một tỉnh), Trung Tây Nguyên với địa hình thấp nhất (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên với địa hình cao hơn trung Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng).
- Tài nguyên: Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang tiến hành khai thác Bô xít. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chận được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường sinh thái.
- Khí hậu: Đây là vùng thuộc khí hậu nhiệt đới nhưng do địa hình cao nên vùng có khí hậu khá mát mẻ. Tuy nhiên mùa khô thường kéo dài gây nên tình trạng hạn hán khá nhiều.
Cơ sở hạ tầng:
- Hệ thống đường giao thông: Hệ thống giao thông của vùng chủ yếu phát triển là giao thông đường bộ với các tuyến đường quốc lộ thông sang nước Campuchia như quốc lộ... Các hệ thống giao thông đường không, đường sông ít phát triển
- Hệ thống cung cấp điện, cung cấp nước của vùng khá phát triển với nhiều trạm cung cấp điện, nước đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Khá phát triển với nhiều mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ đầy đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của vùng và thông thương với các nước trên thế giới.
Kinh tế- xã hội:
- Xã hội: Dân số của vùng là 8 triệu người, với mật độ dân cư khá thưa thớt. Lao động của vùng có trình độ tay nghề thấp cho nên phần lớn lao động là lao động
(Kinh) ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... Chính quyền Việt Nam cộng hòa gọi chung những dân tộc này là "đồng bào sắc tộc" hoặc "người Thượng"; "Thượng" có nghĩa là ở trên, "người Thượng" là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống trên cao nguyên miền Trung.
Bảng 4: Bảng thông kê tình hình phát triển kinh tế- xã hội của vùng Tây Nguyên năm 2009 STT Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số 1 GDP Nghìn tỷ đồng 9,735 2 Tốc độ tăng GDP % 12.5
3 Dân số Triệu dân 8
4 Thu nhập bình quân/ người USD 800
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
- Kinh tế: Tổng sản phẩm (GDP) của cả vùng đạt tới 9.735 tỉ đồng - một con số chưa cùng kỳ nào của các năm trước đạt được. GDP của các tỉnh trong khu vực đều đạt mức tăng trưởng từ 10,8% - 12,5%. So với các vùng khác trong cả nước, thu nhập bình quân đầu người của vùng khá thấp khoảng 800 USD/ năm. Nhìn chung kinh tế của vùng còn phát triển thấp so với các vùng trong cả nước.