I. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của các vùng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng đến việc xây dựng quy hoạch khu công nghiệp
3. Vùng duyên hải miền trung
Vị trí địa lý: Đồng bằng duyên hải miền Trung là một dải các đồng bằng duyên hải ở miền Trung Việt Nam, kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Do theo cấu tạo địa chất, địa hình, vị trí với đường xích đạo, chí tuyến đã dẫn tới việc phân chia rõ rệt về khí hậu, thời tiết thành 2 vùng riêng biệt là Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Điều kiện tự nhiên- khí hậu
- Về địa hình: Đi từ trong ra phía biển, địa hình thấp dần: 40-25m, 25-15m, 15-5m, 5- 4m, và có tuổi trẻ dần. Địa hình đồng bằng bị cắt xẻ bởi các nhánh núi ăn
sát ra tới biển như: dãy núi Hoành Sơn-đèo Ngang, dãy núi Bạch Mã-đèo Hải Vân, dãy núi Nam Bình Định-đèo Cả. Vì vậy, địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung mang tính chất chân núi-ven biển.
- Tài nguyên lớn nhất của vùng là kinh tế biển. Kinh tế biển nói ở đây bao gồm: Nguồn lợi hải sản (chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt của cả nước) và nuôi trồng thuỷ sản, nhất là các loại đặc sản (tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai...).Vùng Duyên hải miền Trung nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng sản của nước ta, đáng chú ý là sa khoáng nặng, cát trắng (cho phép vùng trở thành trung tâm phát triển công nghiệp thuỷ tinh, kính quang học), đá ốp lát, nước khoáng, vàng.
- Khí hậu: Là vùng có khí hậu nhiệt đới, hàng năm bị ảnh hưởng bởi khí hậu ven biển ẩm và gió lào khô nóng.
Cơ sở hạ tầng: - Đường giao thông:
+ Đường bộ: Vùng có tuyến đường trọng điểm quốc lộ 1A đi qua là con đường kết nối 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra vùng còn nhiều tuyến đường quốc lộ thông sang các nước Lào, Campuchia như: Đường 9, đường 14, đường 24, đường 19....
+ Đường biển: Vùng có hệ thống cảng biển khá phát triển bao gồm các cảng lớn như: Chân Mây, Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung Quất, Nhơn Hội... Thuận lợi cho quá trình giao vận chuyển cà giao lưu với các vùng kinh tế khác.
+ Đường hàng không: Vùng cũng có hệ thống cảng hàng không lớn như: Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phù Cát...thuận lợi cho vận chuyển hành khách và hàng hóa, giao lưu kinh tế với khu vực và quốc tế.
+ Đường sắt: Vùng có tuyến đường sắt xuyên Việt đi qua đây là tuyến đường sắt có vai trò quan trọng của đất nước.
- Hệ thống điện: Đây là khu vực có hệ thống điện khá đảm bảo, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và cho nhu cầu của nhân dân trong vùng. Mạng lưới điện của khu vực được đảm bảo bởi hệ thống đường dây 500 kV, đây là mạng lưới đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất, sinh hoạt của vùng.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Cùng với sự phát triển của cả nước thì hệ thống thông tin liên lạc của vùng cũng phát triển mạnh mẽ. Các trạm thông tin được xây dựng ngày càng nhiều đảm bảo truyền tải đầy đủ thông tin, đường dây cáp quang cũng đã được hoàn tất đảm bảo cho quá trình kinh doanh sản xuất của vùng. Nói
chung hệ thống thông tin của vùng đảm bảo tốt cho hoạt động sản xuất kinh daonh và các mặt khác của vùng.
Kinh tế- xã hội
- Xã hội: Dân số của toàn vùng là hơn 14 triệu người, Với diện tích khá lớn và trải dài thì mật độ dân số của vùng khá thấp điều này rất thuận lợi cho vùng trong nhiều vấn đề xã hội như: Môi trường, y tế... Lao động của vùng có trình độ chuyên môn khá cao và lao động chủ yếu trong các doanh nghiệp.
Bảng 3: Bảng thống kê tình hình phát triển kinh tế- xã hội vùng Duyên hải Miền Trung năm 2009
STT Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số
1 GDP Tỷ đồng 14,3
2 Tốc độ tăng GDP % 12
3 Dân số Triệu dân 14
4 Thu nhập bình quân/ người USD 900
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
- Kinh tế: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với chuỗi đô thị đang phát triển nằm trải dài trên 558km bờ biển đó là Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và các khu kinh tế lớn như: Chân Mây – Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng GDP của vùng là 12%. GDP năm 2009 đạt 14,3 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người khoảng 900 USD/ năm…Từ chỗ vốn đầu tư vài chục triệu USD (năm 1990) đến nay vốn đầu tư đã lên đến vài chục tỷ USD (tăng lên 1000 lần). Từ một vùng non nước nghèo nàn với ngành nông nghiệp nhỏ bé lạc hậu, ngày nay khu vực này đã nhanh chóng hình thành một trục kinh tế biển hùng mạnh của đất nước.