Vùng Trung du miền núi phía bắc

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 (Trang 25 - 27)

I. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của các vùng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng đến việc xây dựng quy hoạch khu công nghiệp

1. Vùng Trung du miền núi phía bắc

 Vị trí địa lý:

- Nằm ở phía bắc của Tổ quốc, phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Phía bắc giáp nước CHND Trung Hoa, phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông nam giáp các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, phía tây giáp CHDCND Lào, phía nam giáp các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa. Đường biên giới dài hơn 1.300 km. Có 3 cửa khẩu quốc tế và 10 cửa khẩu quốc gia.

- Gồm 14 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.

- Diện tích: 95.064 km2, chiếm 28,87% diện tích cả nước.  Điều kiện tự nhiên- khí hậu

- Địa hình: Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất. Phía Đông thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung. Phía Tây Bắc cao hơn, với các khối núi đá và dãy núi đá cao.

- Khoáng sản: Vùng trung du miền núi phía bắc rất giàu khoáng sản tạo điều kiện cho ngành công nghiệp khai khoáng phát triển. Các loại khoáng sản bao gồm: apatit, pyrit, graphit, đồng, đất hiếm, sắt, vàng, đá quý...

- Khí hậu: Vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm , một năm có 2 mùa rõ ràng là mùa mưa và mùa khô, và mùa đông thường chịu ảnh hưởng của gió mùa, độ ẩm cao vào mùa mưa.

 Cơ sở vật chất hạ tầng: - Đường giao thông:

+ Đường sắt: Trong vùng có hệ thống đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn - Đồng Đăng: 167km; Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai: 296 km; Hà Nội - Thái Nguyên - Quán Triều: 75 km; Kép - Lưu Xá: 55 km; Yên Bái - Phố Lu: 106 km. Đây là huyết mạch vận tải chính của một số tỉnh trong Vùng.

+ Đường bộ có các tuyến: Hà Nội - Lạng Sơn - Trung Quốc: (Bao gồm quốc lộ 1 và tuyến đường sắt). Hà Nội - Cao Bằng - Trung Quốc: (Tuyến đường bộ theo quốc lộ 3). Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc: (Tuyến quốc lộ 2). Hà Nội - Lào Cai - Trung Quốc. Hà Nội - Điện Biên Phủ - Bắc Lào: Có đường Hà Nội - Tuần Giáo (quốc lộ 6) - Điện Biên Phủ (quốc lộ 279).

+ Đường sông gồm có: Sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Lục Nam, sông Kim Bôi, sông Bằng Giang, sông Chảy. Các sông này lắm thác, nhiều ghềnh, khó khăn cho việc vận tải đường sông giữa miền ngược và miền xuôi.

+ Đường hàng không chỉ có một vài sân bay nhỏ, gồm Nà Sản và Điện Biên. Lượng vận tải hành khách không đáng kể, với tuyến bay Hà Nội - Điện Biên - Nà Sản.

- Điện năng: Hiện nay lưới điện quốc gia đã tới trung tâm của tất cả các huyện, thị trấn trong toàn Vùng. Hệ thống điện quốc gia 110 kV, 45 kV, 35 kV, 22 kV, 10 kV. 6 kV và điện dân dụng hạ thế 0,4 kV được xây dựng trong nhiều thập kỷ qua nay đã được trang bị và cải tạo lại, song nhiều hệ thống 10 kV, 6 kV bị xuống cấp, gây tổn thất điện năng lớn cần được cải tạo, nâng cấp. Tỷ lệ các xã có điện trong toàn Vùng là hơn 70%.

- Hệ thống thông tin liên lạc: Ngành bưu điện vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta đã hòa nhập được với nhịp độ phát triển của ngành về trang bị kỹ thuật, tổ chức bộ máy và các hoạt động dịch vụ hiện đại. Về viễn thông, 14 tỉnh này đã lắp đặt các tổng đài hòa mạng vào hệ thống quốc gia. Từ tổng đài đã truyền dẫn thông tin đi các xã, huyện trong tỉnh. Số lượng các máy điện thoại ngày càng được gia tăng.

 Kinh tế- Xã hội

- Xã hội: Dân số 12 triệu người, chiếm hơn 13,2% dân số cả nước, gồm 42 dân tộc (trong đó, các dân tộc ít người là 5 triệu người).Dân số của vùng là 12 triệu người trong khi diện tích của vùng khá rộng, như vậy mật độ dân cư khá là thưa thớt. Vùng là khu vực có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống với những phong

tục tập quán khác nhau. Sự bất đồng về phong tục tập quán cũng như các vấn đề khác chính là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển của vùng.

Bảng 1: Bảng thống kê tình hình phát triển kinh tế- xã hội của vùng Trung du và Miển núi phía Bắc năm 2009

STT Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số

1 GDP Tỷ đồng 10,659

2 Tốc độ tăng GDP % 11,4

3 Dân số Triệu dân 12

4 Thu nhập bình quân/ người USD 600

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

- Kinh tế: Vùng trung du và miền núi phía bắc là vùng có tốc độ phát triển kinh tế chậm nhất trong số các vùng kinh tế trong cả nước. Hiện nay vùng là vùng nghèo nhất trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn vùng đạt mức 11,4%, GDP bình quân đầu người tăng 2,3 lần so với năm 2005. GDP hiện nay của vùng là: 10,659 tỷ đồng.Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng lên, hiện nay thu nhập bình quân của vùng đạt gần 600 USD. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tăng gần 40%, vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,3 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w