Định hướng quy hoạch phát triển khu công nghiệp 1 Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp đến năm

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 (Trang 60 - 63)

1. Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020

Mục tiêu tổng quát

“ Phát triển các khu công nghiệp hợp lý trên phạm vi cả nước, vùng lãnh thổ, đảm bảo sự phát triển bền vững và thực sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn nền kinh tế, tạo hạt nhân để thúc đẩu quă trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển các vùng và các địa phương, thúc đẩy chuyên dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đàu tư phát triển công nghiệp, tăng tỷ kệ đóng góp của công nghiệp trong phát triển kinh tế- xã hội cả nước, hướng tới đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào những năm 20 của thế kỷ 21”

Mục tiêu cụ thể phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020

- Giai đoạn đến năm 2015

+ Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các khu công nghiệp

+ Thành lập có chọn lọc khoảng 93 KCN với khoảng 27.000- 28.000ha diện tích KCN, nâng tổng diện tích các KCN cả nước lên khoảng 84.000- 85.000ha.

+ Nâng tỷ lệ lấp đầy các KCN toàn quốc lên khoảng 64- 65%; tăng tỷ lệ của các KCN vào tổng giá trị sản xuất khu công nghiệp lên khoảng 50%vào năm 2015; tỷ lệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vào khoảng 45- 50%.

+ Có các biện pháp chính sách chuyển đổi dần các ngành công nghiệp trong các KCN đã và đang xây dựng theo hướng hiện đại hóa phù hợp với tính chất và đặc thù của các địa bàn lãnh thổ.

+ Hoàn chỉnh các công trình kết cấu hạ tầng trong các khu công nghiệp hiện có, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải; xây dựng khu vực xử lý rác thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở những khu vực bố trí tập trung các KCN như tại các vùng kinh tế trọng điểm phía nam, vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và vùng kinh tế trọng điểm miền trung.

+ Thu hút khoảng 2,5- 3,0 tỷ USD vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KCN.

+ Tiếp tục đổi mởi thể chê, chính sách khuyến khích đầu tư cào các KCN. Phấn đấu thu hút thêm khoảng trên 55 tỷ USD vốn đầu tư sản xuất vào công nghiệp( bao gồm cả dự án trong nước và đầu tư nước ngoài )( vố đăng ký) vào phát

- Giai đoạn tiếp theo đến năm 2020

+ Tiếp tục đầu tư đồng bộ, thành lập mới có chòn lọc khoảng 108 KCN với tổng diện tích khoảng 45.000ha, nâng tổng số diện tích đất KCN lên khoảng 130.000- 131.000ha.

+ Phấn đẩu tỷ lệ lấp đầy bình quân trên toàn quốc khoảng 60%; tâng tỷ lệ đóng góp của các KCN vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp lên khoảng 65- 70%; tỷ lệ đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 50- 60%.

+ Thu hút khoảng 4- 4,5 tỷ USD vốn đầu tư phát triển hạ tầng KCN.

+ Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các KCN đã được thành lập trước đây theo hướng đồng bộ hóa, đổi mới sản phẩm, nâng cao hiệu quả các KCN.

2. Quan điểm phát triển các khu công nghiệp

- Phát triển các KCN lấy hiệu quả kinh tế- xã hội, môi trường là mục tiêu cao nhất; đảm bảo hiệu quả và bền vững ngay tại các KCN và trong mối quan hệ với môi trường (tự nhiên và xã hội) xung quanh, với các ngành, lĩnh vực khác như nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

- Phát triển các KCN đồng bộ với dự phát triển kết cấu hạ tầng cơ bản và sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác có liên quan theo hướng hiện đại và phải có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với định hướng phát triển của cả nước và các vùng lãnh thổ; không sử dụng đất trồng lúa có năng xuất cao, ổn định cho phát triển KCN.

- Chú trọng thu thu hút các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh công nghiệp. Không khuyến khích và hạn chế tối đa việc mở các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài KCN theo quy hoạch, trừ các dự án công nghiệp có quy mô quốc gia, các dự án không thể bố trí trong các KCN

- Phát triển các KCN gắn với dự phát triển hạ tầng xã hội về nhà ở, đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản; đảm bảo hạ tầng bảo vệ môi trường về xử lý nước thải, chất thải công nghiệp.

- Phát triển các KCN phải đi liền với đổi mới, hoàn thiện các biện pháp quản lý theo hướng đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm cấp tỉnh, thành phổi mới quản lý đánh giá phát triển các KCN theo hướng chú trọng tới kết quả đầu ra nhằm đảm bảo phát triển các KCN hiệu quả và khả thi.

- Phát tiển các KCN phải gắn liền với đảm bảo quốc phòng- an ninh.

Để có thể quản lý phát triển các KCN tập trung một cách có hiệu quả và bền vững, chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyêt định và chịu trách nhiệm về thành lập, mở rộng và hiệu quả của các KCN trên cơ sở đảm bảo các điều kiện quy định tại điều 5 của nghị định số 29/2008/NĐ- CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 cảu Chính phủ được bổ xung quy định chi tiết về đảm bỏa tính khả thi, hiệu quả và bền vững trong phát triển các KCN. Để mở rộng các KCN thì cần có những điều kiện sau:

- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KCN đã được phê duyệt.

- Tổng diện tích đất công nghiệp của KCN này đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít nhất là 60%.

- KCN đã xây dựng và đưa và sử dụng công trình xử lý nước thải tập trung. - Đối với một số khu công nghiệp có quy mô rộng trên 500 ha trở lên và có nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng- kinh doanh kết cấu hạ tầng theo từng khu riêng biệt hoạch KCN gắn liền với khu đô thị, khu kinh doanh tập trung khác trong một đề án tổng thể phải lập quy hoạch chung xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng trước khi lập quy hoạch chi tiết. Khu đô thị, khu kinh doanh tập trung liên quan được đầu tư phát triển cũng như chịu sự quản lý theo quy định riêng.

- Đối với KCN có quy mô diện tích từ 500ha trở lên hoạch có vị trí cạnh tranh tuyến quốc lộ, gần các khu vực quốc phòng, khu bỏ tồn di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh, khu bỏ tồn sinh tahis của vùng và quốc gia, nằm trong các đô thị loại II, loại I và loại đặc biệt phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan về quy hoạch chi tiết xây dựng KCN trước khi Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

4. Điều kiện bổ sung khu công nghiệp vào quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp công nghiệp

Quy hoạch phát triển các KCN có thể được điều chỉnh, bổ sung trong trường hợp cần thiết trên cơ sở các quy định tại Đều 6, Chương II của Nghị định 29/2008/ NĐ- CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 được hiệu chỉnh nhằm quản lý tốt hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, đặc biệt là đất trồng lúa dưới đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổng diện tích đất công nghiệp của các KCN đã được thành lập trên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã cho các dự án đắng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít nhất là 60%.

- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội; quy hoạch sử dụng đất của từng địa phương; quy hoạch xây dựng vùng và đô thị; quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật; quy hoạch sử dụng khoáng xản và các nguồn tài nguyên khác.

- không sử dụng đất trồng lúa 2 vụ; trường hợp phải sử dụng đất trồng lúa để phát triển KCN thì chỉ được sử dụng đất lúa 1 vụ năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao với diện tích không quá 5% diện tích KCN, không được sử dụng đất rừng phòng hộ và dừng đặc dụng để phát triển KCN.

- Có các điều kiện thuận lợi hoặc có các khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giưa quy hoạch phát triển KCN và quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hôi phục vụ công nhân làm việc trong KCN.

- Có đủ điều kiện để phát triển các KCN gồm:

+ Có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các KCN

+ Có khẳ năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. + Có khẳ năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động.

- Đảm bảo phù hợp với bố trí quốc phòng và các yêu cầu về quốc phòng an ninh.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 (Trang 60 - 63)