Vùng Đồng bằng Sông Cửu long

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 (Trang 35 - 42)

I. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của các vùng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng đến việc xây dựng quy hoạch khu công nghiệp

6. Vùng Đồng bằng Sông Cửu long

 Vị trí địa lý:

Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39 734km². Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.

 Điều kiện tự nhiên – khí hậu

- Địa hình: Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tíchphù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.

- Tài nguyên: Khu vực có các triển vọng về dầu khí trong thềm lục địa như

bể trầm tích Nam Côn Sơn khoảng 3 tỉ tấn dầu quy đổi,Thổ Chu – Mã Lai. Ngoài ra đồng bằng còn có các khoáng sản vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát sỏi.

- Khí hậu: là vùng có khí hậu nhiết đới, khí hậu nóng quanh năm.  Cơ sở hạ tầng:

- Hệ thống đường giao thông: là vùng có hệ thống giao thông khá phát triển với đầy đủ các tuyến đường như đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không.

- Hệ thống cung cấp điện: Hệ thống cung cấp điện cũng khá phát triển, đảm bảo cung cấp đầy đủ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của vùng.

- Hệ thống thông tin liên lạc: phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng nhưng cũng đã đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.

 Kinh tế- xã hội:

- Xã hội: Dân số toàn vùng (2009) là 17,5 triệu người, bằng 21% dân số cả nước. Mật độ dân cư không quá đông đúc. Nguồn lực lao động của vùng khá dồi dào nhưng vẫn chưa có trình độ tay nghề cao và chủ yếu là lao động phổ thông.

- Kinh tế: Đây là vùng có kinh tế khá phát triển, năm 2009 GDP của vùng là 17,310 nghìn tỉ đồng, tốc độ tăng GDP đạt gần 13%, thu nhập bình quân đầu người khá cao khoảng 1000 USD. Là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, ĐBSCL chiếm đến 35% trong giá trị sản xuất nông nghiệp, 66% giá trị sản xuất thủy sản cả nước. Trong đó lúa: 52% diện tích, 54% sản lượng và hầu hết lượng gạo xuất khẩu; thủy sản: 54% sản lượng và hơn 1/2 kim ngạch xuất khẩu; cây trái (cây ăn quả và cây có múi): hơn 50% diện tích và 65% sản lượng.

Bảng 6 : Bảng thống kê tình hình phát triển kinh tế- xã hội của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2009

STT Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số

1 GDP Nghìn tỷ

đồng

17,310

2 Tốc độ tăng GDP % 13

3 Dân số Triệu dân 17,5

4 Thu nhập bình quân/ người USD 1000

Nguồn: Tổng cục thống kê II. Hiện trạng phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam

Sau một thời gian thực hiện Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 22/8/2006, hoạt động của các KCN, KCX đã có nhiều tiến triển khả quan.

 Về số lượng và diện tích khu công nghiệp

- Tính đến cuối tháng 11/2009, cả nước đã có 228 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 50.926 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 30.600 ha, chiếm 67% tổng diện tích đất tự nhiên.

Bảng 7: Bảng thống kê số lượng và diện tích KCN

STT Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số

1 Số lượng KCN thành lập khu 228

2 Diện tích đất tự nhiên Ha 50.926

3 Diện tích đất cho thuê Ha 30.600

Nguồn: Bộ Công nghiệp Việt Nam

- Các KCN, KCX phân bố ở 48 tỉnh, thành phố trên cả nước. Ba Vùng kinh tế trọng điểm vẫn là khu vực tập trung nhiều KCN nhất cả nước. Tính đến cuối tháng 3 năm 2009, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đã thành lập 70 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên 27.521 ha, chiếm 54,04% tổng diện tích các KCN cả nước; tiếp đó là Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc có 26 KCN được thành lập với tổng diện tích 8.902 ha, chiếm 15,02%; Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung có 10 KCN với tổng diện tích 4.395 ha, chiếm 8,6%. Tổng diện tích các KCN của cả ba Vùng Kinh tế trọng điểm đạt 40.818 ha, chiếm gần 80% tổng diện tích các KCN cả nước.

Bảng 8: Số lượng, diện tích các KCN thành lập mới

STT Vùng kinh tế Số lượng KCN

Diện tích Tỷ lệ % diện tích so với cả nước 1 Vùng kinh tế trọng

điểm phía Nam

70 27.527 54,04

2 Vùng kinh tế trọng điểm phía bắc

26 8.902 15.02

3 Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

10 4.395 8.6

4 Vùng khác 22 10.102 22.34

5 Tổng 128 50.926 100

Nguồn: Bộ công nghiệp Việt Nam  Về xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

Trong thời gian qua, việc xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN diễn ra với tốc độ khẩn trương. Từ đầu năm 2006 đến nay đã có gần 20 KCN đã hoàn thành cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động. Hiện nay, trong 145 KCN đã thành lập, có 90 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 19.520 ha và 55 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 11.406 ha. Tính đến cuối tháng 3/2009, 145 dự án phát triển kết cấu hạ tầng KCN, gồm 127 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đạt gần 140 nghìn tỷ đồng và 18 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng 970 triệu USD. Tổng vốn đầu tư thực hiện đến nay đạt gần 14 nghìn tỷ đồng và 540 triệu USD, chiếm tương ứng 38% và 56% tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của các dự án trong nước và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

 Về tình hình thu hút vốn đầu tư

- Cùng với tiến độ triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, tiếp tục đà tăng trưởng cao trong năm 2006, thu hút đầu tư vào các KCN 3 tháng đầu năm tăng trưởng khá cao, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

- Trong 3 tháng đầu năm 2009, các KCN đã thu hút được 49 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 769 triệu USD, chiếm trên 40% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của cả nước và gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Bà Rịa – Vũng Tàu hiện đang là tỉnh dẫn đầu cả nước về vốn đầu tư nước ngoài thu hút được với dự án nhà máy thép cán nóng công suất 2 triệu tấn/năm (Công ty CP thép ESSAR Việt Nam) với tổng vốn đầu tư 527,3 triệu USD; tiếp theo là các tỉnh Bình Dương, Hải Dương.

- Về tình hình tăng vốn trong 3 tháng đầu năm 2009, có 36 lượt dự án đầu tư tăng vốn tổng số vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 236 triệu USD, chiếm khoảng 40% số vốn tăng thêm của cả nước và gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

- Như vậy, trong 3 tháng đầu năm 2009, tính chung cả vốn đầu tư nước ngoài cấp mới và tăng thêm vào các KCN, KCX đạt 1.006 triệu USD, chiếm trên 40% tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm của cả nước và tăng 1,9 lần so với 3 tháng đầu năm ngoái.

Tính đến nay, các KCN cả nước đã thu hút được gần 2.500 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 22 tỷ USD và trên 2.600 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 135 nghìn tỷ đồng. Trong đó, riêng Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đã thu hút được gần 1.900 dự án có vốn đầu tư nước

80% về vốn đầu tư các dự án đầu tư nước ngoài trong các KCN cả nước. Vùng Kinh tế trọng điểm miền Bắc thu hút được 360 dự án với tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD.

 Về tỷ lệ lấp đầy trong các khu công nghiệp

Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN trên cả nước đạt gần 54%, riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy trên 72%. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp của các KCN Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt 57%; Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đạt 51% và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đạt 71%.

 Về hoạt động sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN ổn định với tốc độ tăng trưởng khá. Hiện nay, có trên 3.400 dự án trong các KCN cả nước đã đi vào sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư thực hiện đạt trên 80 nghìn tỷ đồng và 11 triệu USD.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN 3 tháng đầu năm ước đạt trên 4 tỷ USD, tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái; giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN đạt trên 2 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái; nộp ngân sách đạt hơn 250 triệu USD.

- Đến nay, các doanh nghiệp KCN cả nước đã giải quyết việc làm cho hơn 1 nghìn lao động trực tiếp.

 Về vị trí các KCN:

Theo quy hoạch KCN đã được xây dựng và phê duyệt năm 1996 thì các KCN được xây dựng và phân bố trên các vùng như sau;

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Đây là vùng có địa hình đồi núi rât phức tạp và tình hình phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, nên các KCN chủ yếu được xây dựng trên các tuyến giao thông thuận lợi như: tuyến quốc lộ 1A có khu KCN Quang Châu, quốc lộ 6 có KCN Lương Sơn…Và các tỉnh có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển như Thái Nguyên có KCN Sông Công, Phú thọ có KCN Thủy Vân.

- Vùng đồng bằng Sông Hồng: Đây là vùng có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển các KCN với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội nhiều thuận lợi. phần lớn các KCN tập trung ở Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nước với các KCN như:Nội Bài, Nam Thăng Long, Thăng Long…và một số KCN tập trung ở các tỉnh ven Hà Nội như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh…

- Vùng Duyên hải Miền Trung: phù hợp với địa hình và cơ sở vật chất hạ tầng vùng thì các KCN chủ yếu tập trung ở các đô thị ven biển, dọc theo tuyến quốc lộ 1A và một số quốc lộ khác. Chẳng hạn như Thanh Hóa có KCN Lễ Môn, Quản Bình có KCN Đồng Hới… Các KCN của vùng chủ yếu tập trung ở Đà Nẵng với 4 KCN là Liên Chiều, Hòa Khánh, Đà Nẵng, Hoa Cẩm.

- Vùng Tây Nguyên: Có một sô KCN được xây dựng dọc theo Tuyến quốc lộ đi xuyên qua 5 tỉnh cuả vùng bao gồm các KCN như: Sao Mai, Lộc Sơn, Tâm Thắng.

- Vùng Đông Nam Bộ: Đây là vùng tập trung nhiều KCN nhất với 3 trung tâm công nghiệp lớn là Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Do có điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất hạ tầng được đảm bảo nên vùng gồm rất nhiều KCN như: Tân Thuận, Linh Chung, Minh Chiều….các KCN ở đây chủ yếu tập trung ở các khu đô thị và có phần ảnh hưởng tới môi trường của vùng.

- Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Đây là vùng địa hình đông bằng rất phì nhiêu thuận lợi cho phát triển Nông nghiệp. Các KCN phân bố ở hầu hết các tỉnh, nơi có điều kiện thuận lợi như các KCN Xuyên A, Vĩnh Lộc, Tân Kim….

 Về cơ chế chính sách, quản lý khu công nghiệp

- Cơ chế, chính sách về KCN, KCX, KKT tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện. Trong 3 tháng vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành một số văn bản hướng dẫn các Ban quản lý KCN, KKT về thủ tục đầu tư, thủ tục thành lập KCN, KKT, góp phần giải đáp nhiều vướng mắc của các Ban quản lý KCN, KKT và doanh nghiệp.

- Công tác thanh tra, kiểm tra về quy hoạch và thực hiện quy hoạch KCN, KCX cũng đã được tổ chức triển khai theo kế hoạch. Nội dung triển khai quy hoạch KCN; thanh tra, kiểm tra tập trung vào vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng; xây dựng cơ sở hạ tầng KCN; vấn đề bảo vệ môi trường KCN; vấn đề thực hiện pháp luật về lao động và sử dụng vốn ngân sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN. Đây là chương trình cụ thể nhằm tăng cường theo dõi, kiểm soát hoạt động của các Ban quản lý KCN, KKT sau khi được phân cấp quản lý hoạt động đầu tư theo pháp luật về đầu tư.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 (Trang 35 - 42)