Vùng Đồng bằng Sông hồng

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 (Trang 27 - 29)

I. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của các vùng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng đến việc xây dựng quy hoạch khu công nghiệp

2.Vùng Đồng bằng Sông hồng

 Vị trí địa lý:

- Đồng bằng sông hồng trải rộng từ 19°53´B (huyện Nghĩa Hưng) đến 21°34 ´B (huyện Lập Thạch), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7’(trên đảo Cát Bà). Phía bắc và tây bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía năm vùng Bắc Trung Bộ.

- Vùng đồng bằng sông Hồng, phân theo hành chính gồm có 10 tỉnh, thành phố, gồm: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

- Toàn vùng có diện tích: 15.000 km2, chiếm 4,5% diện tích của cả nước.  Điều kiện tự nhiên- khí hậu

- Địa hình: Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4 m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều. Đồng bằng còn có nhiều hồ ao vốn là các lòng sông cũ cũng như các vùng đất trũng úng. Dọc bờ biển là những dải cồn cát, mỗi dải đánh dấu một đường bờ biển cũ có thời kỳ sông lấn biển. Đây là điều kiện để có thể phát triển một nền nông nghiệp có truyền thống lâu đời.

- Tài nguyên thiên nhiên: Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích vùng. Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng. Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch). Khoáng sản không nhiều, đáng kể nhất là trữ lượng than nâu trữ lượng dự tính là 8,8 tỉ tấn. Khí thiên nhiên đươc thăm dò và khai thác ở Tiền Hải

– Thái Bình. Tuy nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng khá phong phú như đá vôi hàng tỉ tấn…

- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh và mùa mưa có độ ẩm cao, lượng mưa lớn.

 Cơ sở hạ tầng - Hệ thống giao thông:

+ Giao thông đường bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 2, 3, 6, 32, 18…và các tuyến đường nối giữa các tỉnh ngày càng hoàn thiện thúc đẩy phát triển kinh tế.

+ Về đường sông thì khu vực có các con sông lớn như sông Hồng… Đường sắt có tuyến đường sắt Bắc – Nam và toả đi các thành phố khác thuận lợi cho vận chuyển các mặt hàng khó vận chuyển bằng đường bộ.

+ Đường hàng không vùng có các sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi, Hải Phòng; Về đường biển các cảng lớn như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân…Có thể nói vùng đồng bằng sông hồng có hệ thống giao thông khá hoàn thiện, thuận lợi cho phát triển kinh tế của vùng.

+ Đường sắt: Vùng có rất nhiều tuyến đường sắt kết nối với các tỉnh với nhiều ga lớn như ga Hà Nội, Hải Phòng...

+ Đường biển: Vùng bao gồm nhiều tỉnh thành tiếp giáp với biển như Quảng Ninh, Hải Phòng thuận lợi cho phát triển giao thông... Trong vùng có bến cảng lớn nhất đó là cảng Hải Phòng là trung tâm đường biển lớn nhất miền Bắc.

- Các hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc đều rất phát triển đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinh tế cũng như nhu cầu của mọi người dân trong vùng.

 Kinh tế- xã hội:

độ dân cư của cả vùng là. Với mật độ dân cư quá đông gây ra những khó khăn nhất định trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên lao động của vùng lại có chất lượng tay nghề cao thuận lợi cho phát triển những ngành có tay nghề kỹ thuật cao.

Bảng 2: Bảng thống kê tình hình phát triển kinh tế- xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng năm 2009

STT Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số

1 GDP Tỷ đồng 19,635

2 Tốc độ tăng GDP % 14

3 Dân số Triệu dân 19.577.944

4 Thu nhập bình quân/ người USD 1000

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

- Kinh tế: Toàn vùng hiện chiếm khoảng 21% GDP của toàn bộ nền kinh tế, tỷ trọng thu hút đầu tư đạt 26% về số dự án, 27% vốn đầu tư, đóng góp 25% ngân sách cả nước. Thu nhập bình quân đạt khoảng 1.000 USD/đầu người/năm, gấp 1,4 lần so với mức bình quân cả nước. Hướng phấn đấu sẽ đóng góp 23-24% GDP cả nước vào năm 2010, vùng này đang hứa hẹn một tiềm năng lớn song cũng còn không ít khó khăn, bất cập trong thực tiễn phát triển, đòi hỏi sự đổi mới, tháo gỡ đồng bộ trên nhiều lĩnh vực. Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển đáng kể. Năm 2009, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 10,4%, công nghiệp và xây dựng chiếm 43,7%, dịch vụ chiếm 45,9% tổng GDP của vùng (năm 2005, các tỷ trọng tương ứng là 12,6%, 42,2%, 45,2%). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng đạt 26,2 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu 18,2 tỷ USD. Thu ngân sách của vùng tăng bình quân 19,2%, tăng nhanh hơn với mức bình quân của cả nước (18,3%), tổng thu ngân sách của vùng năm 2009 đạt 75.260 tỷ đồng, tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt 34,8%. Chi ngân sách hàng năm tăng bình quân 8%, chi ngân sách năm 2009 là 32.861 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 (Trang 27 - 29)