Các giải pháp về cơ chế, chính sách điều hành vĩ mô

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 (Trang 77 - 79)

III. Các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch phát triển khu công nghiệp

4.Các giải pháp về cơ chế, chính sách điều hành vĩ mô

4.1. Cơ sở

- Vai trò điều tiết của Chính phủ trong phát triển kinh tế nói chung và KCN nói riêng.

- Mục tiều của quy hoạch phát triển KCN

- Thực trạng các chính sách về quy hoạch và phát trển KCN hiện nay. - Thực trạng phát triển KCN hiện nay.

4.2. Mục tiêu

- Mục tiêu tổng quát: Hoàn thiện các chính sách của nhà nước tạo điều kiện cho phát triển KCN trên cả nước.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Xây dựng KCN gắn với quy hoạch kết cấu hạ tầng.

+ Xây dựng và triển khai chính sách phát triển hạ tầng xã hội + Hoàn thiện chính sách xúc tiến đầu tư.

+ Hoàn thiện chính sách đất đai.

4.3. Nội dung

 Xây dựng KCN phải gắn với việc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu vực

- Cần có quy định về việc phát triển hạ tàng kỹ thuật và xã hội ngaoif hàng rào khi xem xét quy hoạch xây dựng KCN, cụ thể là:

+ Giao trách nhiệm cho các doanh nghiệp chuyên ngành đầu tư phát triển các công trình hạ tâng ngoài hàng rào( như cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc...); trường hợp doanh nghiệp phát triển hạ tầng cam kết tự đảm bảo cung cấp nước, điện, thì chủ đầu tư cần đề xuất phương án cụ thể.

+ Có giải pháp cụ thể đối cới đường giao thông dẫn vào KCN, trong đó có giải pháp kỹ thuật, vốn đầu tư, nguồn vốn, tiến độ, cơ quan chủ trì thực hiện.

+ Tăng cường vai trò điều phối phát triển hệ thống hạ tầng liên vùng, liên tỉnh, đặc biệt là hệ thống giao thông huyết mạch; cảng biển., sân bay,... hạ tầng xử lý chất thải, nhất là chất thải rắn.

 Xây dựng và triển khai chính sách phát triển hạ tầng xã hội đối với khu vực xây dựng KCN.

- Cơ sở hạ tầng xã hội cần được thực hiện đồng thời đồng bộ để đáp ứng nhu cầu phục vụ hiện tại và tính đến khả năng phục vụ lâu dài trong tương lai như nhà ở các công trình công cộng như trường học, cơ sỏ y tế, dịch vụ thể dục, thể thao...

- Việc xây dựng các công trình cơ sỏ hạ tầng xã hội xã hội là trách nhiệm của nhà nước và của các doanh nghiệp. Ngoài việc dử dụng một phần nguồn vốn ngân sách nhà nước, cần huy động các nguồn lực khác của xã hội bằng những cơ chế thích hợp, ưu đãi.

 Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư vào KCN

- Công tác vận động xúc tiến đầu tư trong thời gian tới cần phải thực hiện tốt các công việc sau đây.

+ Giải quyết, xử lý và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang xây dựng hoạch đang sản xuất kinh doanh.

+ thực hiện thống nhất, chủ động công tác vận động, xúc tiến đầu tư với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các Bộ, ngành và chính quyền đị phương.

+ Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác vận động xúc tiến đầu tư.

đạo chặt chẽ cơ quan qản lý KCN, doanh nghiệp phát triển hạ tầng trong việc vận động định hướng thu hút đầu tư vào KCN.

 Chính sách đất đai

+ Rà soạt, hiệu chỉnh, xử lý thích hợp quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN cũng như doanh nghiệp trong các KCN để đảm bảo tính nhất quán của chính sách ưu đãi về đất đai của nhà nước đối với tất cả doanh nghiệp trong và ngoài KCN.

+ Nghiên cứu có các giải pháp liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng, giải quyết chính sách, tạo việc làm cho người bị thu hồi đất để đảm bảo giải quyết tốt mặt bằng đất đai cho phát triển KCN.

+ Giải pháp cơ bản liên quan đến chính sách đất đai là sớm hoàn thiện Luật đất đai, nhanh chóng hoàn thiện và tạo điều kiện cho thị trường bất động sản hoạt động có hiệu quả.

 Chính sách tín dụng ngân hàng đối với phát triển hạ tầng KCN và doanh nghiệp hoạt động trong KCN.

+ Xem xét áp dụng lãi suất vay ưu đãi và kéo dài thời gian vay đối với dự án đầu tư cơ sở hạ tầng KCN. Cần xác định các dụ án đầu tư phát triển hạ tầng KCN như là các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khác như giao thông, bến cảng,... được vay vốn với lãi xuất và các điều kiện ưu đãi tương tự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mở rộng thêm các kênh huy động vốn trong và ngoài nước thông qua: hình thành quỹ phát triển hạ tầng KCN, phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

 Chính sách phát triển lao động và đào tạo nghề, phát triển các cơ sở đào tạo nghề gắn với nhu cầu phát triển KCN

- Xem xét thành lập các cơ sỏ đào tạo nghề tại địa bàn có nhiều KCN để trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp có đất được chuyển đổi sang sản xuất công nghiệp sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, tạo đời sống ổn định cho người dân địa phương.

 Các chính sách về môi trường và phát triển bền vững đối với phát triển các KCN.

- Tăng cường công tác quản lý môi trường trong KCN, tổ chức hoạt động quản lý môi trường trong các KCN theo sự phân cấp và ủy quyền đối với cơ quan quản lý các KCN

Một phần của tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 (Trang 77 - 79)