Những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại truyện cườ

Một phần của tài liệu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian bến tre qua một số thể loại tiêu biểu (Trang 94 - 110)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại truyện cườ

truyện cười

Nằm trong hệ thống truyện cười dân gian Nam Bộ, do đó, một cách chắc chắn, truyện cười dân gian Bến Tre không thể không có những tính chất,

đặc điểm mang tính đặc trưng chung của thể loại này về nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là toàn bộ hình hài truyện cười Bến Tre đã hòa tan một cách dễ dãi vào biển cả phương Nam, để diễn trọn vai trò của một phần tử bị đồng hóa bên cạnh những phần tử khác trong bức tranh chung của thể loại.

Để có thể làm nổi rõ những giềng mối mang tính chất đặc trưng của thể loại truyện cười dân gian Bến Tre, trong một số trường hợp nhất định, chúng tôi sẽ tiến hành đối sánh thể loại truyện cười của vùng đất này với truyện cười dân gian sưu tầm ở Nam Bộ, một hệ thống gần gũi với nó, cũng như nới rộng mối quan tâm đến truyện cười ở các vùng đất khác.

Trong phần này, các truyện cười được chúng tôi khảo sát tất cả có 56 truyện của các tác giả Nguyễn Phương Thảo và Hoàng Thị Bạch Liên sưu tầm, giới thiệu trong công trình Văn học dân gian Bến Tre [114].

3.3.1. Nhận xét về đề tài

Về mặt đề tài, truyện cười dân gian Bến Tre bên cạnh việc mang đặc điểm chung về đề tài của truyện cười dân gian Nam Bộ, vừa có những nét đặc trưng tiêu biểu, đủ sức làm kết tủa nên những gì mang dáng dấp của tính đặc trưng.

Ngay từ những năm cuối thập niên tám mươi của thể kỉ trước, các các giả Bùi Mạnh Nhị, Trần Tấn Vĩnh, Nguyễn Tấn Phát đã chỉ ra những dấu chỉ cơ bản nhất về khía cạnh đề tài của truyện cười Nam Bộ: “Ở đây, tiếng cười vang lên thoải mái, đủ các cung bậc và tần số trùng lặp của các truyện kể về sinh hoạt hằng ngày của nhân dân xuất hiện nhiều hơn loại truyện phê phán, đả kích giai cấp phong kiến, địa chủ” [90; 15]. Tuy nhiên, nhận xét ấy chưa hẳn đã phát huy tính chân lí nếu soi chiếu vào truyện cười dân gian Bến Tre. Những con số thống kê sẽ đưa ra sự kiểm định khách quan nhất.

Qua khảo sát 56 truyện cười được sưu tầm ở Bến Tre trong quyển Văn

học dân gian Bến Tre [114], chúng tôi nhận thấy một thực tế khác hẳn với đặc điểm trên của truyện cười Nam Bộ. Ở đây, phần lớn tần số các truyện hướng vào đề tài phê phán, đả kích giai cấp phong kiến, địa chủ; và đề tài phê phán những thói hư, tật xấu của con người nói chung xuất hiện ở mức độ ngang nhau. Trong khi đó, cảm hứng của nhân dân Bến Tre về đề tài quan hệ ứng xử của con người với môi trường tự nhiên, thiên nhiên chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn. Một cách cụ thể, tần số của các đề tài này như sau:

- Phê phán, đả kích giai cấp phong kiến, địa chủ: 24 truyện

- Phê phán những thói hư, tật xấu của con người nói chung: 24 truyện

- Ứng xử của con người với môi trường tự nhiên, thiên nhiên: 6

truyện

Như nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu, truyện cười dân gian Nam Bộ nói chung có xu hướng xếp lại đôi cánh của đề tài phê phán, đả kích giai cấp phong kiến, địa chủ vào miền quá khứ và tập trung sự quan tâm vào mảng đề tài thói hư, tật xấu của con người: “Trong khi loại truyện phê phán đả kích giai cấp phong kiến, địa chủ có xu hướng lùi vào quá khứ như một hồi ức về một thời đã qua, thì loại truyện phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân, cùng ảnh hưởng tai hại của các tập tục phong kiến đang là những trở ngại trực tiếp trên con đường đi lên của xã hội vẫn xuất hiện không ngừng” [90; 16]. Vẫn thường trú trong mối nhiệt thành phản ánh những thói hư tật xấu của nội bộ nhân dân, nhưng truyện cười dân gian Bến Tre vẫn theo đuổi đến kỳ cùng đối tượng thứ nhất – phê phán, đả kích phong kiến, địa chủ, và qua đó, đã xác tín nó như một tính cách đặc trưng về mặt đề tài trong sự đối sánh với diện mạo chung của vùng. Lẽ tất nhiên, đề tài phản phong kiến ấy không chỉ là tài sản riêng tư của thể loại truyện cười mà là tinh thần chung

của các thể loại văn học dân gian nói chung ở Bến Tre. Nhận xét về điều này, Nguyễn Phương Thảo đã có lưu ý rất đáng quan tâm: “Tinh thần đấu tranh, thái độ phê phán này được thể hiện ở tất cả các thể loại từ truyện cổ, truyện cười, truyện trạng, ca dao, dân ca, vè mặc dù mức độ đậ nhạt có thể khác nhau” [114; 40].

Thứ nhất: về mảng đề tài phê phán, đả kích giai cấp phong kiến, địa chủ của truyện cười dân gian Bến Tre.

Nghiên cứu về truyện cười dân gian Bến Tre, Nguyễn Phương Thảo nhận thấy rằng: “Hầu hết các truyện cười dân gian lẻ, truyện trạng, dù là truyện Ông Ó hay truyện Ông Ba Me, ông Bảy Lẹ…đều vang lên tiếng cười thật thoải mái, phơi bày một xã hội phong kiến suy tàn…” [114; 40]. Điều đó cho thấy sự thống nhất cao độ về mặt đề tài, chứng tỏ đây thực sự là vấn đề then chốt trong quan điểm thẩm mỹ của nhân dân Bến Tre.

Trong hệ thống truyện cười ở Bến Tre, các truyện về Ông Ó nổi lên như một hệ thống nổi bật nhất, tiêu biểu nhất và cũng là đặc trưng của thể loại truyện cười của vùng đất này. Như chúng ta đã biết, hệ thống truyện Ông Ó

cùng với các truyện về Bộ Ninh, Bợm Bẩy, và Ba Phi đã tạo thành hệ thống“bốn truyện trạng tiêu biểu nhất mà bà con Nam Bộ góp vào kho tàng truyện trạng của đất nước” [90; 37], mang đậm sắc thái Nam Bộ và làm cho kho tàng truyện cười dân gian thêm phong phú và đa dạng.

Trong 26 truyện của hệ thống truyện trạng ông Ó, chúng tôi nhận thấy có 17 trường hợp xoáy vào đề tài đả phá phong kiến và cũng là hệ thống chiếm tỉ lệ cao nhất (70%) trong các truyện cười được thống kê cùng hướng đến đề tài này.

Từ những năm của thập niên tám mưới thế kỉ trước, Nguyễn Phương Thảo đã lưu ý vấn đề trong bài viết Truyện Ông Ó: “Nét đặc sắc của truyện Ông Ó là tinh thần chống phong kiến. thời điểm của truyện Ông Ó xuất hiện

là trong nửa đầu thế kỉ XIX, là thời kì chế độ phong kiến đã phơi bày, bộc lộ những cái đáng cười, nhưng lại nằm trong thời kì nhân dân Bến Tre khai phá vùng đất hoang vu để lập làng, lập ấp. Do vậy, đến với truyện Ông Ó là đến với tinh thần chống phong kiến của người dân Bến Tre, đến với những con người không hề buông tha một kẻ nào trong hàng ngũ cầm quyền của xã hội phong kiến” [116; 97].

Như vậy, nét đặc trưng cơ bản nhất, quan trọng nhất trong tinh thần chống phong kiến của hệ thống truyện trạng ông Ó là “không hề buông tha một kẻ nào trong hàng ngũ cầm quyền của xã hội phong kiến”, và đây cũng là đặc điểm vắng bóng trong phần còn lại của hệ thống truyện cười được sưu tầm ở Bến Tre. Các trường hợp còn lại trong hệ thống này (gồm 7 truyện) chỉ dừng lại ở mức độ các quan từ cấp huyện, làng, xã trở xuống. Do đó, tầm phản ánh cũng chưa thể bao quát một cách trọn vẹn những dạng hình thù của đối tượng. Các nhân vật quan lại đó tuy nằm trong bộ máy phong kiến nhưng chưa thực sự có sức mạnh tiêu biểu đến mức điển hình cho chính chế độ mà chúng phục vụ. Nói một cách khác, các truyện này vẫn chưa đủ tầm để có thể

thọc sâu vào tâm điểm và đỉnh điểm được chờ đợi nhất của sự ngưỡng vọng chân chính của nhân dân Bến Tre: các quan lại cấp cao, chóp bu và thậm chí là kẻ đứng đầu nhà nước. Sự có mặt của hệ thống truyện Ông Ó đã hoàn thành nốt phần quan trọng nhất vẫn còn tồn tại trong trạng thái thiếu vắng trước đó.

Thật vậy, tất cả hàng ngũ của vua quan thống trị từ địa phương đến trung ương đã chen chúc nhau trong một bức tranh đối ngẫu không thể sinh động và chân thực hơn: từ những kẻ thấp quyền kém chức trong làng như hương giáo (Nói láo lại đòi có sách), hương chức, hội tề, kỳ hào (Bữa nay bể đập kỳ hà, Bể hết trơn rồi), trong triều đình như cai đội (Mưu cầu hạnh phúc); đến những các quan to hơn ở làng như ông Cả (Ông Cả thèm thịt trâu), cao

nhì tổng: phó tổng (Con gà nhà phó tổng), cao nhất tổng: chánh tổng (Bán sách nói láo),; từ các quan phụ mẫu đứng đầu huyện: quan huyện (Tui là dân mần ăn mà, Hàng dừa của bà huyện, Quan hưu trí mắc lừa); đến các quan đầu triều (Nói gạt các quan lớn), kẻ cao nhất trong cung như Đông cung – con vua (Ông Ó ở Huế, Lời dặn của thầy tôi) đến cả người đứng đầu nhà nước phong kiến là nhà vua (Chuyện lạ ở Huế) [114; 131- 157]

Hệ thống truyện ông Ó cùng với các truyện cười riêng lẻ được thống kê về đề tài đả kích phong kiến, đã tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh cả lượng và chất. Ở đây, tất cả các nhân vật trong hàng ngũ này đều được điểm danh với những nét tính cách mang tính bản chất của giai cấp, tầng lớp mà chúng đại diện.

Trước hết là sự ngu dốt của những kẻ vốn được xem có gốc gáctừ cửa Khổng sân Trình. “Ý nghĩa của sự tố cáo này ở chỗ người Bến Tre vạch ra những ngu dốt của những kẻ tự xưng là trời, là cha mẹ dân. Tầng lớp quan lại từ chức dịch cho đến những kẻ có vị trí cao hơn trong xã hội phong kiến kể cả con vua, nhà vua đều bị phơi bày sự ngu dốt ấy” [114; 41]. Có thể nhận thấy điều này qua các truyện: Nói láo lại đòi có sách, Bán sách nói láo, Ông Ó ở Huế, Lời dặn của thầy tôi, Nói gạt các quan lớn, Quan hưu trí mắc lừa (trong hệ thống truyện ông Ó) và các truyện cười riêng lẻ: Con cóc kêu bằng chi, Câu đối của anh học trò.

Nhân vật hương giáo trong Nói láo lại đòi có sách là một người dốt nát

“nhưng lúc nào cũng khoe chữ, lúc nào cũng nói tui ham coi sách, tui nói cái gì cũng có sách” [114; 139]. Y đã ngu dốt một cách rất cổ tích với niềm tin không ngớt rằng ông Ó nói láo hay như vậy thì tất yếu phải có một cuốn sách bí quyết nào đó, để rồi bị đánh lừa, phải bẻ mặt trước bàn dân thiên hạ. Chánh tổng Minh Đạt (Bán sách nói láo) còn thảm hại hơn. Hắn cũng cá mè một lứa

quyết nói láo của ông Ó, hắn đã bỏ ra một quan mua sách của ông. Nhưng cuối cùng, kết quả mà y đạt được là huống cảnh tiền mất tật mang, bởi cuốn sách thì không thấy đâu, chỉ thấy đàn ong vo ve bay ra đốt cả bọn đến tối tăm mày mặt. Quan hưu trí ở Đồng Nai (Quan hưu trí mắc lừa) vì hám lợi mà bị ông Ó lừa một phen nhớ đời. Đông cung thái tử cùng các quan chóp bu trong triều đình phong kiến thì ngu dốt một cách tò mò. Chúng như một bọn công rỗi nghề, không làm chuyện chi ra tích sự, ba lần bảy lượt bị ông Ó cho

ngậm bồ hòn làm ngọt ( các truyện Ông Ó ở Huế, Lời dặn của thầy tôi, Nói gạt các quan lớn). Ngay đến cả đức vua cũng trở thành đối tượng giễu nhại về sự gàn dở, ngây ngô (Chuyện lạ ở Huế).

Các truyện cười riêng lẻ cũng không bỏ qua các nhân vật kiểu này. Tên quan kinh lí (trong Câu đối của anh học trò) kém thông minh đến nổi không thể đóng vai trò người chiến thắng trong cuộc đấu trí với anh học trò, phải ấm ức bỏ đi cho dù vô cùng tức tối. Hương quản và cai tuần (trong truyện Con cóc kêu bằng chi) dốt nát một cách bình dân về hội họa, nhưng lại thích bình phẩm, khen chê đủ điều để rồi xảy đến tình trạng cãi chày ra cối, đến nỗi trâu nhà húc nhau. Không những thế, tên cai tuần còn phải chịu cảnh cố đấm ăn xôi từ phía kẻ bề trên. Tưởng chừng, hắn có thể nắm bắt cơ hội để gở gạt chút danh dự, nào ngờ lại lúng búng như ngậm hột thị để rồi mắc mớp anh thợ vẽ lắm trò.

Ông cả trong Ông cả hay đối đáp là một tên quan “tự phụ cho mình là người giỏi chữ nghĩa thông lí lẽ” [114; 117], nhưng hình thức thông tuệ đó chỉ là sự trang trí cho một nội dung trống rỗng bên trong. Hắn ngu dốt nhưng lại vô cùng hóng hách, khinh rẻ mọi người (“Ăn chay là ăn cứt”). Đến khi gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ phía nhân dân (lời đáp của anh thanh niên: (“Ăn mặn là ăn…đách ạ”), bản chất dốt nát cố hữu của hắn mới không còn cách nào bưng bít được nữa.

Thứ đến là thói hám ăn, tham lợi của các quan phụ mẫu phong kiến. Các truyện trong hệ thống truyện ông Ó chủ yếu không khai thác khía cạnh tham lam về vật chất của các tên quan, mà có xu hướng đi sâu vào tính háo ăn của chúng. Tiêu biểu cho đề tài có thể kể ra như: Ông Cả thèm thịt trâu, Tui là dân mần ăn mà, Bữa nay bể đập Kỳ Hà, Bể hết trơn rồi.

Các nhân vật ông Cả (Cả thèm thịt trâu), hương chức, hội tề (Bữa nay bể đập Kỳ Hà), hỳ hào (Bể hết trơn rồi) là những hình tượng tiêu biểu cho các quan hám ăn, hám uống. Các nhân vật này, vì miếng ăn đã lộ nguyên hình bản tính xấu xa của mình. Ông Cả đi ngang nhà ông Ó thấy ông Ó đang mài dao, y liền hỏi cớ sự. Ông Ó với tính cách của mình, đã không bỏ lỡ một cơ hội tốt để hạ bệ tên quan vốn nổi tiếng hám ăn. Ông Cả nghe theo lời mách của ông Ó, ra sông cái để làm thịt trâu chết, nhưng khi đến nơi chẳng thấy gì, chỉ có một vật to tướng, đen sì nổi lềnh đềnh dưới mặt nước. Hắn cứ tưởng đó là đối tượng lí tưởng cho một bữa rượu chè say sưa, bèn cởi quần áo lội ra sông, ai ngờ lại là “gốc cây bị cháy từ đâu trôi về” [114; 139].

Biết cánh kỳ hào trong làng hay rút ruột của dân và nhất là thích say sưa chè chén, ông Ó đã mời chúng đến nhà để nhậu chơi bởi nhà ông mới tát đìa được “một mái đầy cá lóc, một mái đầy cá trê” [114; 141]. Bọn chúng hớn hở kéo vây cánh đến nhà ông Ó để đánh chén, nhưng đã mắc mưu ông già, “mắc cỡ, lủi thủi ra về”.

Bọn hương chức, hội tề (Bữa nay bể đập Kỳ Hà) cũng không hơn các nhân vật trên, rất tham ăn và thuộc hạng có tiếng về khoản rượu chè. Một lần ông Ó đi ngang qua đình, thấy chúng đang diễn trò chén chú chén anh, bèn gạt chúng rằng đập Kỳ Hà đã bể. Chúng cứ nghĩ là được dịp tốt để kiếm mồi lai rai, vội sai lính lác “lục đục kéo đi tới đập Kỳ Hà rất đông, nhưng đến nơi thì đập hãy còn y nguyên, nước vẫn còn đầy”. Bọn chúng điên tiết lên nhưng cũng không thể làm gì được ông Ó [114; 145].

Ông quan huyện trong Tui là dân mần ăn mà cũng là một tính cách điển hình cho các quan thuộc loại này. Quan huyện gọi ông Ó đến để trị tội vì dám gạt quan các lần trước, nhưng khi nghe ông Ó phân trần về sự có mặt của con cua đinh trong cái đăng của ông, quan lớn liền rủ lòng thương hại, vội tha tội kèm theo điều kiện tế nhị: “chiều nay, ông nhớ đem cho ta con cua đinh nghe!” [114; 148]. Kết quả, quan đợi đến mấy hôm mà chẳng thấy bóng dáng ông Ó đâu hết.

Trong khi đó, các truyện cười riêng lẻ lại thích hướng đến vấn đề tham ô, ăn của đút lót của các quan. Có thể nhận thấy điều này qua truyện: Cớ gì vậy ông. Nhân vật quan huyện trong Cớ gì vậy ông ăn của đút lót một cách chân chính và hết sức bình tĩnh; phần nào nhắc nhớ đến hình ảnh nhân vật thầy lí trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày, nhưng cách xử kiện của quan huyện phần nào hợp tình hợp lí hơn, giàu nhân đạo và nhân văn hơn:

Một phần của tài liệu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian bến tre qua một số thể loại tiêu biểu (Trang 94 - 110)