Những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại cổ tích

Một phần của tài liệu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian bến tre qua một số thể loại tiêu biểu (Trang 81 - 88)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.Những đặc điểm cấu trúc và giá trị nội dung của thể loại cổ tích

tích

So với truyền thuyết thì bộ phận truyện cổ tích không phong phú bằng. Tuy nhiên với 14 đơn vị truyện kể, thể loại này đã khẳng định được sự tồn tại và phát triển khá mạnh và tiêu biểu. Khảo sát 14 đơn vị truyện cổ tích này, chúng tôi nhận thấy có 01 truyện cổ tích thần kì với đề tài về sự đấu tranh và ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng và tốt đẹp. Còn lại là 12 truyện kể thuộc cổ tích sinh hoạt và 01 truyện thuộc cổ tích loài vật. Hai bộ phận này tập trung vào đề tài chủ yếu là phê phán sự độc ác, xấu xa của các tầng lớp thống trị và giáo huấn con người những chuẩn mực đạo đức, những đức tích tốt đẹp trong gia đình và ngoài xã hội. Ở mỗi bộ phận đều có biểu hiện kết cấu riêng mang tính đặc trưng của vùng đất. Sau đây, xin đi vào khảo sát hai tiểu loại tiêu biểu: truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh hoạt.

3.2.1. Truyện cổ tích thần kì

Trước hết xin nói về trường hợp khá đặc biệt là truyện cổ tích thần kì

Quả bí vàng. Trong dòng chảy của văn học dân gian Việt Nam thì loại cổ tích

thần kì hầu như vắng bóng ở vùng đất phương Nam. Tuy nhiên ở vùng đất Bến Tre, ta bắt gặp một chuyện kể có típ truyện về người mồ côi khá tiêu biểu, gần giống với kiểu truyện Tấm Cám của dân tộc và khá phổ biến trên thế giới. Đó cũng chính là lí do mà chúng tôi đi sâu vào khảo sát truyện kể này nhằm lột tả một số biểu hiện riêng của thể loại cổ tích trên vùng đất Bến Tre.

Câu chuyện kể về quá trình lao động và đấu tranh của cô gái mồ côi tên

Trắng. Trãi qua biết bao khổ ải, cuối cùng với lòng thật thà, sự siêng năng

Trắng đã được đền đáp bằng cuộc sống hạnh phúc. Những nhân vật đại diện cho cái ác là mẹ con mụ dì ghẻ cuối cùng đã bị trừng trị đích đáng. Như vậy về mặt đề tài, rõ ràng câu chuyện là quá trình đấu tranh giành lại công bằng của người dân lao động nghèo vốn luôn bị hắt hủi và khinh rẽ. Có Thể thấy rõ hơn trường hợp này qua típ truyện và một số mô típ tiêu biểu trong mối tương quan với truyện cổ tích Tấm Cám của dân tộc.

Thứ nhất, về típ truyện:

Trước hết ta thử tìm hiểu về các nhân vật và mối quan hệ, xung đột chính của các nhân vật trong truyện Quả bí vàng. Truyện có các nhân vật sau: người chồng, người vợ cả, người vợ lẽ, Trắng và Đen. Trong đó, nhân vật người chồng hầu như không đóng vai trò gì quan trọng trong câu chuyện, nhân vật người vợ cả cũng không có vai trò quan trọng trong kết cấu câu chuyện do mất sớm. Như vậy ba nhân vật chính trong truyện là người vợ lẽ, Trắng – con người vợ cả và Đen – con người vợ lẽ. Từ việc phân tích các tuyến nhân vật trên, ta có thể thấy rõ các mối quan hệ, xung đột chính của các nhân vật như sau: quan hệ dì ghẻ - con chồng (người vợ lẽ - Trắng), quan hệ con riêng - con riêng (Trắng - Đen). Ta có thể hình dung qua bảng tóm tắt sau:

Nhân vật Các mối quan hệ, xung đột chủ yếu

- Người chồng (không có

vai trò gì trong truyện) - Người vợ cả (chết sớm) - Người vợ lẽ

- Trắng (con vợ cả) - Đen (con vợ lẽ)

- Dì ghẻ – con chồng - Con riêng – con riêng

Việc phác hoạ về nhân vật và các mối quan hệ, xung đột chủ yếu trong truyện cho ta hình dung bước đầu về típ truyện của truyện Quả bí vàng.

Dường như truyện có cùng cốt kể với kiểu truyện Tấm Cám khá phổ biến ở

Việt Nam và trên thế giới. Thử so sánh cấu trúc cốt truyện của Truyện Quả bí

vàng với truyện Tấm Cám (bảng kể của Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội) [15; 360], ta sẽ thấy rõ hơn vấn đề: Truyện Cấu trúc Quả bí vàng Tấm Cám Nhân vật Nhân vật - Người chồng (không có vai trò quan trọng trong truyện) - Người vợ cả (chết sớm) - Người vợ lẽ - Trắng (con vợ cả) - Đen (con vợ lẽ) - Người chồng (chết sớm, không có vai trò quan trọng trong truyện) - Người vợ cả (chết sớm) - Người vợ lẽ - Tấm (con vợ cả) - Cám (con vợ lẽ)

Quan hệ, xung đột - - Con riêng – con riêng Dì ghẻ – con chồng - - Con riêng – con chung Dì ghẻ – con chồng Như vậy, ta thấy rằng truyện Quả bí vàng có cấu trúc, kiểu truyện giống với truyện Tấm Cám. Theo đó cả hai truyện cùng có kết cấu như sau: Con chồng

Vợ lẽ

Qua việc khảo sát cấu trúc (nhân vật và các mối quan hệ, xung đột chủ yếu) và kết cấu của truyện trên ta có thể kết luận rằng truyện cổ tích Quả bí

vàng có cùng type truyện với truyện cổ tích Tấm Cám khá quen thuộc, tức là típ truyện người mồ côi, với chủ đề mối xung đột dì ghẻ con chồng.

Thứ hai, các môtip chủ yếu:

Khảo sát truyện cổ tích Quả bí vàng, chúng tôi thấy truyện có ba mô

típ cơ bản sau: mô típ con vật thiên có phép màu, mô típ báu vật thần kì (mô típ ban thưởng) và mô típ bắt chước không thành công (mô típ trừng phạt)

Mô típ con vật thiêng có phép màu

Mô típ con vật thiêng có phép mầu cũng là một mô típ thường thấy trong truyện cổ tích nói chung và trong những truyện cổ tích thuộc típ truyện người mồ côi nói riêng. Trong nhiều truyện, mô típ này có vai trò chuyển tiếp đặc biệt giúp nhân vật chính diện đạt được những ước mơ của mình. Chẳng hạn như con chim thần trong truyện Cây khếgiúp cho nhân vật người em thay đổi cuộc đời của mình, trở nên giàu có; con vượn thần kì trong truyện Anh em mồ côi (dân tộc Ka Dong) giúp nhân vật chính chiến thắng được ông cậu gian tham và giành được hạnh phúc… Ngoài ra các con vật thiêng có phép mầu này còn tiếp sức cho nhân vật chính diện trong quá trình đấu tranh với địch thủ, đồng thời giúp cho nhân vật giành lấy phần thưởng cuối cùng dễ dàng hơn. Có khi những con vật thiêng có phép mầu cho nhân vật của cải, vật chất để họ thay đổi cuộc đời nghèo khó của mình, có khi giúp sức trực tiếp hoặc cho nhân vật những báo vật thần kì khác, hay những điều kiện cốt yếu để nhân vật thực hiện ước mơ của mình.

Trong truyện Quả bí vàng, con vật thiêng có phép mầu là một con chim ưng mầu nhiệm. Trắng là một cô gái mồ côi hiền lành, siêng năng, bị mẹ con mụ dì ghẻ hành hạ, đánh đập. Một hôm, mẹ con mụ dì ghẻ bảo Trắng xuống giếng sâu bắt ếch cho cha ăn để trị bệnh. Thương cha, Trắng lội xuống

giếng sâu, không ngờ mẹ con mụ dì ghẻ độc ác lấp giếng lại để giết Trắng. Thế nhưng, Trắng đã được chim ưng giúp đỡ. Sau khi được Trắng cứu ra khỏi nhà mụ phù thuỷ, chim ưng đã cỗng Trắng bay ra khỏi giếng, chim ưng còn hoá phép ra cho Trắng một cái nhà nhỏ và giường chiếu đầy đủ. Sau đó chim ưng cho Trắng một hạt bí để trồng. Bằng sự cần cù, siêng năng, cuối cùng Trắng đã được đền đáp. Cây bí đã cho quả, và trong quả ấy toàn là vàng bạc, châu báu, từ đó Trắng trở nên giàu có và sung sướng.

Như vậy, có thể nói mô típ con vật thiêng có phép màu là sự khẳng định cho tư tưởng của dân gian “ở hiền gặp lành”. Sự xuất hiện của con vật thiêng cũng chính là một phần thưởng xứng đáng cho người lương thiện, siêng năng.

Mô típ báu vật thần kì

Giống như mô típ con vật thiêng có phép màu, mô típ báu vật thần kì cũng thể hiện tính đa dạng và phong phú của nó ở các tộc người khác nhau trên dãi đất Việt trong từng chủ đề của truyện cổ tích. Nếu như mô típ con vật thiêng có phép màu xuất hiện trực tiếp và có thể giúp trực tiếp cho con người thì mô típ báu vật thần kì cũng có chức năng như vậy. Khác chăng, mô típ báu vật thần kì ít khi xuất hiện như tư cách một con người thật sự: nói năng, đi đứng, kết bạn với con người được. Báu vật thần kì là một công cụ có khả năng kì lạ, mang lại sức mạnh để con người chiến thắng hoặc ban cho con người những của cải, vật chất. Báu vật thần kì có khi là cây cỏ thần kì: lá cây hồi sinh đã giúp cho hai em mồ côi cưới được con gái chúa bản, trở thành người giàu có sang trọng ( truyện Đứa trẻ mồ côi); cây tre trăm đốt với lời

chú thần kì đã giúp anh Khoai trừng trị lão phú hộ và cưới được người vợ xinh đẹp (truyện Cây tre trăm đốt).

Mô típ báu vật thần kì trong truyện Quả bí vàng là hệ quả của mô típ con vật thiêng có phép màu trước đó. Trong truyện Quả bí vàng, mô típ báu

vật thần kì là một dây bí và quả bí thần kì. Theo lời của chim ưng, Trắng đem hạt bí trồng và chăm sóc cần cù. Dây bí cho một quả to, Trắng đem quả bổ ra không ngờ bên trong quả bí toàn là vàng óng ánh. Và như thế dây bí thần kì ở đây đã trực tiếp ban cho Trắng một phần thưởng xứng đáng. Dây bí thần kì ở trong truyện là một vật gắn bó bó với đời sống hàng ngày của con người nơi vùng đát mới. Qua đó, ta cũng thấy rằng trong tâm thức của con người đi khai hoang mở đất luôn gắn với những vật chất bình dị hàng ngày, những vật chất có thể nuôi sống họ. Phải chăng trong cuộc sống của cư dân nơi đây ước mơ về một cuộc sống no đủ, dư thừa là điều mà họ luôn tâm niệm?

Như vậy, mô típ báu vật thần kì là sản phẩm của trí tưởng tượng gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày của con người, phản ánh đời sống tâm linh vô cùng sinh động và phong phú của họ. Những phương tiện thần kì ấy là vừa có thể là phương tiện để họ sinh sống, vừa là phần thưởng để họ đạt được ước mơ cháy bỏng của mình, vừa là công cụ đắc lực giúp họ chiến thắng. Nó phản ánh ước mơ của người xưa là có đủ sức mạnh và có đủ phương tiện kì diệu để giành lại quyền sống và hạnh phúc chính đáng cho mình. Nó còn là duyên cớ để dẫn dắt câu chuyện phát triển và đi đúng đích mà nghệ nhân dân gian đã đặt ra.

Mô típ bắt chước không thành công

Mô típ bắt chước không thành công thuộc môtip trừng phạt trong truyện cổ tích. Sự trừng phạt cái ác trong truyện cổ tích thường là trừng phạt bằng cái chết. Môtip trừng phạt bằng cái chết rất phổ biến trong kho tàng truyện cổ tích. Nó cũng là hệ quả của những mô típ đầu. Xung quanh mô típ này chúng ta nhận thấy rõ quan niệm của người xưa: cuộc đấu tranh sinh tồn rất quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật có sự xung đột một mất một còn. Để tồn tại, nhân vật địch thủ phải bị tiêu diệt. Trong kết thúc truyện, cái chết của nhân vật phản diện thực hiện một chức năng duy nhất của hành động cổ tích

đó là trừng phạt cái ác. Đây là một kết truyện hiển nhiên trong truyện cổ tích thuộc dạng đấu tranh thiện – ác này.

Mô típ bắt chước không thành công phổ biến trong truyện dân gian Việt Nam và trên thế giới. Trong truyện cổ tích, mô típ này được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các chủ đề nói về xung đột trong gia đình: anh chị em ruột, bố vợ - con rể, mà phổ biến là kiểu truyện kể về mối xung đột dì ghẻ - con chồng. Chúng ta có thể bắt gặp mô típ này trong các truyện kể tiêu biểu như: Cối đá đổi vàng, Gơliu Gơlat, Tua Gia Tua Nhi, … Trong những truyện này, đứa con riêng của chồng thường xuyên bị hắt hủi và hành hạ. Sau đó, nhờ báu vật thần kì hay người trợ giúp thần kì mà trở nên giàu có, sung sướng. Người mẹ kế cũng bảo con mình bắt chước làm theo hành động trước đó của con chồng. Kết quả là sự bắt chước không thành công và cả hai bị trừng phạt.

Truyện Quả bí vàng có kết cấu gần giống như thế, mô típ bắt chước không thành công trong truyện này thể hiện ở cuối truyện. Sau ki Trắng được giàu có và sung sướng nhờ vào những “quả bí vàng”, mụ dì ghẻ và đứa con riêng bèn tìm đến tận nhà Trắng để xin quả bí thần kì mang về. Quả bí được bổ ra nhưng không hề có vàng bạc. Chưa thoả mản, mụ dì ghẻ sai người cha đến nhà Trắng và bảo Trắng bắt chim ưng nhả ra hạt bí cho mụ. Hai mẹ con mụ ta đem hạt gieo, cây bí cũng cho trái, nhưng khi mẹ con mụ bổ quả bí ra thì nào có vàng bạc châu báu gì, chỉ có một đàn rắn bên trong bò ra và giết chết hai con người độc ác. Quả là một hình phạt xứng đáng dành cho cái ác. Cái thiện cuối cùng đã giành được chiến thắng và giành lại hạnh phúc chính đáng cho mình.

Như vậy, ta có thể thấy rằng mô típ bắt chước không thành công trong truyện cổ tích thường tập trung ở cuối truyện, với nội dung là trừng phạt cái ác, cái phi nghĩa và bảo vệ cái thiện, cái chính nghĩa. Đó cũng là kết quả tất

yếu của quá trình đấu tranh gian khổ giữa cái thiện và cái ác mà phần thưởng cuối cùng luôn luôn thuộc về cái thiện. Qua đó, ta thấy rất rõ ý đồ nghệ thuật của tác giả dân gian đó là khát vọng về một xã hội công bằng, mong ước một cuộc sống tốt đẹp, ổn định, khoan hoà, đậm tính nhân bản. Đó cũng chính là những điều mà chúng ta bắt gặp trong truyện cổ tích Quả bí vàngở Bến Tre.

Trong cái nhìn so sánh trên, chúng ta thấy rằng, ở truyện cổ tích Tấm

Cám còn có một số mô típ tiêu biểu khác mang đặc trưng của loại cổ tích thần kì như: mô típ người trợ giúp thần kì, mô típ hóa thân nhiều lần. Điều đó góp phần cho thấy, dù có cùng cốt kể nhưng truyện cổ tích ở Bến Tre có tình tiết đơn giản, ít li kì và kiểu kết cấu cũng ít phức tạp hơn. Một điều có thể nhận thấy nữa đó là truyện cổ tích thần kì ở Bến Tre yếu tố thần kì mờ nhạt hơn, đồng thời phản phất đâu đó là không gian hoang sơ của vùng đất buổi đầu khai phá qua những chi tiết liên quan đến việc nhân vật Trắng trồng bí trên mảnh đất trống và thu hoạch được nhiều vàng bạc, châu báu. Tất cả những điều này có liên quan đến quá trình, lịch sử khai hoang, định cư của con người vùng đất này mà chúng tôi có dịp đã bàn đến ở thể loại truyền thuyết.

Mặc dù vậy, sự tồn tại của kiểu truyện kể này đã khẳng định sức sống của thể loại trên vùng đất và sức sáng tạo văn hóa của con người nơi đây. Điều này góp phần khẳng định nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Phương Thảo ở thập niên 80 thế kỉ trước rằng Bến Tre xứng đáng trở thành một vùng văn học dân gian [114; 28].

Một phần của tài liệu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian bến tre qua một số thể loại tiêu biểu (Trang 81 - 88)