Truyền thuyết lịch sử

Một phần của tài liệu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian bến tre qua một số thể loại tiêu biểu (Trang 73 - 78)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.3.Truyền thuyết lịch sử

So với các tiểu loại khác thì truyền thuyết lịch sử trên vùng đất Bến Tre phát triển khá phong phú với 09 truyện kể. Trong số này có thể thấy rõ nổi bật nhất là các truyền thuyết về người anh hùng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm với 05 truyện kể. Xin đi vào khảo sát cụ thể nhóm truyền thuyết xoay quanh chủ đề này.

Trước hết, có thể thấy những truyền thuyết này nằm trong khung kết cấu chung của truyền thuyết anh hùng dân tộc. Lộ trình cốt truyện đó được TS. Hồ Quốc Hùng khái quát như sau: Gốc tích người anh hùng Công trạng người anh hùng Chung cục người anh hùng [55; 20]. Tuy nhiên

so với truyền thuyết về người anh hùng dân tộc thì bộ phận truyền thuyết về người anh hùng trong truyền thuyết Bến Tre có khác biệt đáng kể làm nên đặc trưng riêng cho truyền thuyết vùng đất này. Nếu như ở hầu hết truyền thuyết về người anh hùng dân tộc, yếu tố thần kì xuất hiện khá đậm nét thì ở bộ phận truyền thuyết về người anh hùng chống vùng đất Bến Tre hầu như vắng bóng yếu tố thần kì. Gốc tích, lại lịch của người anh hùng ở đây không gắn với những chi tiết kì lạ như truyền thuyết anh hùng dân tộc mà thay vào đó thường là lời giới thiệu về danh tánh, quê hương. Có thể thấy rõ một số biểu hiện cụ thể:

- Trịnh Viết Bàng được kể “là người thôn Định Tường tổng Hòa Thinh, tỉnh Định Tường” [144; 81]

- “Phan Tôn, Phan Liêm quê ở Kiến Hòa, là con của cụ Phan Thanh Giản, một đại thần triều Nguyễn” [12; 138]

- “Lê Quang Quang tự Kế (có người gọi là Lê Tán Kế), sinh tại làng Mỹ Chánh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Mỹ Chánh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre)” [12; 143]

- “Phan Ngọc Tòng (1818 -1868) còn được gọi là Phan Tòng, Phan Công Tòng; quê ở làng An Bình Đông, tổng Bảo An, huyện Ba Tri (nay là xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre)” [12; 144]

Cũng cần nói thêm là đa phần các nhân vật ở đây đều là những con người xuất thân từ tầng lớp lao động bình thường trong xã hội, đó là những người anh hùng nông dân được truyền tụng trong dân gian.

Sự thiếu vắng yếu tố thần kì đó còn được thể hiện trong phần nói về công trạng của người anh hùng. Ở những truyền thuyết này, ta thấy kì tài của người anh hùng không được kể bằng những chi tiết kì ảo kiểu roi sắt, ngựa sắt như anh hùng Thánh Gióng mà thường được kể bằng những chi tiết ngắn gọn hơn và khá gần gũi với thực tế.

Lí giải cho sự khác thường của truyền thuyết về nhân vật lịch sử ở đây, chúng tôi cho rằng, Bến Tre là vùng đất mới, truyền thuyết về người anh hùng trên vùng đất này xuất hiện ở giai đoạn muộn khi mà trình độ tư duy con người phát triển thêm một bước mới, vậy nên những yếu tố thần kì ít xuất hiện trong truyền thuyết này cũng là điều phù hợp với tiến trình phát triển của nó. Ngoài ra, cũng chính vùng đất Bến Tre mới hình thành và phát triển từ thế kỉ XVII, những lưu dân đến đây lập nghiệp chưa tích lũy được nhiều các lớp văn hóa để có thể ảo hóa các nhân vật lịch sử đến mức độ hoàn hảo. Vì vậy cho nên hầu như người anh hùng trong truyền thuyết Bến Tre hiện lên với nguyên vẹn dáng vẻ cuộc đời của họ. Chẳng hạn người anh hùng Phan Ngọc Tòng được kể: “Năm 1867, quân Pháp chiếm Bến Tre, phong tráo kháng Pháp nổi lên khắp nơi trong tỉnh. Vốn là một ông giáo làng, Phan Ngọc Tòng đứng ra tập hợp dân chúng, tổ chức chống Pháp và được cử làm Đốc binh”

[12; 144]. Cũng chính vì vậy mà ở truyền thuyết về nhân vật lịch sử vùng đất Bến Tre ta cũng thấy thường là tình tiết không nhiều, toàn bộ câu chuyện chỉ xoay quanh một vài sự kiện, lời kể. Chẳng hạn công trạng của Phan Ngọc Tòng được gói gọn qua hai tình tiết: Phan Ngọc Tòng đứng ra tập hợp dân chúng trong vùng; Phan Ngọc Tòng chỉ huy tấn công vào cứ điểm của giặc.

Như vậy, ta có thể khái quát kết cấu của truyền thuyết nhân vật lịch sử ở Bến Tre thành dạng chung như sau:

Danh tánh, bản quán người anh hùng Hành trạng người anh hùng

Chung cục người anh hùng

Truyền thuyết về người anh hùng ở Bến Tre ít tình tiết và thiếu vắng yếu tố thần kì, tuy nhiên không vì vậy mà nó trở nên kém hấp dẫn. Trước hết có thể thấy nhóm truyền thuyết này lôi cuốn người đọc bởi mô típ biệt tài khi diễn tả hành trạng của người anh hùng. Đây cũng là mô típ khá phổ biến trong

của nhóm truyền thuyết về người anh hùng ở vùng đất Nam Bộ. Truyền thuyết về Trịnh Viết Bàng kể rằng ông là người có sức mạnh và võ nghệ tinh thông từng tiêu diệt nhiều tên tay sai của giặc. Khi bị bắt “Vốn có sức mạnh hơn người lại võ nghệ cao cường nên mặc dù tay bị trói, ông vẫn dùng chưng đá gãy cổ hai tên lính Pháp khi tàu vừa ra giữa sông” [114; 82]. Lê Quang Quang, Phan Ngọc Tòng,… cũng là người có võ nghệ tinh thông đứng ra lãnh đạo nghĩa quân và gây ra nhiều tổn thất cho giặc.

Đất Bến Tre vốn đồng hoang rừng rậm, những thế hệ lưu dân đến khai phá, định cư phải làm cuộc tuyên chiến để giành lãnh địa của heo rừng, cọp dữ. Có lẽ chính hoàn cảnh khắc nghiệt đó đã dần hình thành và tôi luyện cho con người Bến Tre những tài năng đặc biệt, những năng lực khác thường và những hành động xuất chúng mà truyền thuyết nơi đây đã khác họa rõ nét và sinh động.

Sức hấp dẫn của nhóm truyền thuyết về người anh hùng lịch sử trên vùng đất Bến Tre còn được thể hiện qua những tình tiết biểu hiện tinh thần chiến đấu của người anh hùng. Những người anh hùng trong truyền thuyết nơi đây được nhắc nhớ và tôn vinh ngoài những biệt tài, chiến công còn là bởi tinh thần chiến đấu ngoan cường và bất khuất của họ. Đó là những con người quyết tâm thà hi sinh chứ chẳng chịu lùi bước. Có thể dễ dàng thấy được những tình tiết đó trong tất cả truyền thuyết. Chẳng hạn cuộc khởi nghĩa của Phan Liêm, Phan Tôn được kể: Phan Liêm và Phan Tôn bố trí cẩn thận. Đến đầu canh tư, sau tiếng pháo lệnh, nghĩa quân hò reo xông vào nơi cư trú của quân địch. Địch hốt hoảng bắn xối xã. Nhưng Phan Liêm và Phan Tôn vẫn giữ vũng tinh thần, dẫn quân và đi đầu, tiến vào nơi lửa đạn [12; 139]. Tinh thần chiến đấu này xứng đáng được tôn vinh, xứng đáng là tấm gương được nhắc nhớ và để các thế hệ noi theo. Có lẽ đó cũng chính là yếu tố tạo nên sức

sống lâu bền cho những truyền thuyết trên vùng đất này. Rộng hơn, nó còn lan tỏa sang những vùng lân cận khác và cả vùng Nam Bộ.

Từ những biểu hiện cụ thể đó cho thấy những truyền thuyết về người anh hùng lịch sử này được nhân dân kể lại trong niềm ngưỡng mộ và tôn vinh sâu sắc. Điều này còn được biểu hiện rõ ràng hơn qua cách kết thúc truyện tức phần chung cục của người anh hùng với sự xuất hiện của mô típ thiêng hóa. Người anh hùng trong truyền thuyết nơi đây sau khi hy sinh được nhân dân thờ phụng để tôn kính, nhắc nhớ và giáo dục các thế hệ con cháu. Lê Quang Quang Sau khi bị giặc sát hại, nhân dân đã lập miếu thờ. Hiện nay mộ ông được xây bằng đã ong nằm tại làng Mỹ Chánh, huyện Ba Tri. Hàng năm vào ngày 11 tháng Giêng âm lịch, dân địa phương đã làm lễ giỗ ông. (…) Lễ giỗ có hàng nghìn người tham dự [12; 144]. Đặc biệt hơn ở truyền thuyết này người anh hùng Lê Quang Quang còn được kể đậm dấu ấn truyền thuyết qua mô típ lạ hóa. Hãy nghe kể: Tục truyền, thủ cấp ông đựng trong giỏ tre vẫn mở mắt trừng trừng. Một tên tay sai thấy vậy, buông lời đùa cợt liền bị hồn linh của ông văn cổ, khiến hắn phải phủ phục để van xin [12; 144]. Một dị bản khác kể lại đầy sức háp dẫn: “Ồ, quái lạ thay, cái đầu đã trắng bạch. Máu đã khô, nhưng tại sao hai mắt mở trao tráo và trợn tròn xoe? Râu cằm vảnh lên y như kẻ tức giận phẫn uất. Cả bọn sợ hãi,vội vàng đậy nắp lại rồi riu ríu khiêng đi không một ai còn dám bàn luận! Có lẽ đầu trong giỏ không bằng lòng danh từ “giặc” bọn lính đã gán cho mình chăng?...” [96; 366]. Qua mô típ này, ta càng thấy rõ lòng ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với người anh hùng.

Từ những khảo sát trên đây, có thể nói bộ phận truyền thuyết lịch sử ở Bến Tre phát triển khá mạnh mà tiêu biểu nhất là nhóm truyền thuyết về người anh hùng trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Ở nhóm truyền thuyết này, người anh hùng chiến trận hiện lên qua lòng ngưỡng mộ và tôn

vinh sâu sắc của nhân dân mà những mô típ như mô típ biệt tài, mô típ thiêng hóa, mô típlạ hóagóp phần thể hiện rõ điều đó. Dù nằm trong khung kết cấu chung của kiểu truyền thuyết về người anh hùng nhưng nhóm truyền thuyết này ở Bến Tre cũng có một số biểu hiện khác biệt mang tính đặc trưng riêng của vùng đất. Điều đó được thể hiện ở chỗ nhóm truyền thuyết này được kể một cách khá gần gũi với hiện thực, những tình tiết, yếu tố ảo hóa, thần kì xuất hiện không nhiều. Đó có thể là nguyên tắc cấu tạo riêng của truyền thuyết địa phương này.

Một phần của tài liệu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian bến tre qua một số thể loại tiêu biểu (Trang 73 - 78)