Quá trình chọn lọc tác phẩm

Một phần của tài liệu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian bến tre qua một số thể loại tiêu biểu (Trang 42 - 56)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Quá trình chọn lọc tác phẩm

Vấn đề phân loại tác phẩm văn học dân gian:

Như chúng tôi đã nêu, văn học dân gian mà đặt biệt là truyện cổ ở Bến Tre nói riêng và Nam Bộ nói chung ngoài các thể loại như truyện cười, truyện ngụ ngôn được phân biệt một cách khá rành mạch thì ở hai thể loại truyền thuyết và truyện cổ tích vấn đề phân loại chưa thật sự được chú ý. Thông thường khi sưu tầm và giới thiệu các tác phẩm văn học dân gian ở hai thể loại này, các nhà nghiên cứu thường né tránh vấn đề phân loại và gọi tên chúng một cách chung chung là huyền thoại, truyện cổ, chuyện kể dân gian… Cũng có cách phân loại theo tiêu chí đề tài - nội dung như: truyện địa danh, truyện loài vật, truyện liên quan đến lịch sử văn hóa, truyện sinh hoạt [69]. Việc không chú ý đến tiêu chí thể loại đó dẫn đến dễ nhầm lẫn, nhập nhằng trong việc nghiên cứu, khảo sát. Đó có lẽ cũng chính là nguyên do mà truyền thuyết, truyện cổ tích xuất hiện trong tuyển tập giai thoại [41], hay truyện cười – thể loại khá tiêu biểu, có ranh giới rõ ràng và tồn tại độc lập lại nằm cùng loại với truyện cổ tích với tên gọi chung là truyện sinh hoạt [69].

Từ tình hình trên, chúng tôi nhận thấy phân loại văn học dân gian Bến Tre theo tiêu chí thể loại là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Theo đó, tất cả các tác phẩm chọn lọc được chúng tôi chia thành các thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao – dân ca, tục ngữ, câu đố, vè. Cơ sở cho việc phân loại này là sự tiếp thu quan điểm phân loại của các giáo trình hiện hành, cũng như có tham khảo thêm ý kiến của các nhà nghiên cứu khác. Trước khi đi vào quá trình chọn lọc tác phẩm, chúng tôi xin nêu cụ thể một số tiêu chí phân loại văn học dân gian ở Bến Tre trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu như sau:

* Truyền thuyết

Trước hết chúng tôi cần nói về khái niệm truyền thuyết để làm cơ sở cho việc chon lọc tác phẩm theo thể loại này. Dù từ lâu, truyền thuyết đã được thừa nhận là một thể loại tự sự dân gian riêng biệt nhưng về khái niệm này cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Để khám phá sâu bản chất thể loại, mỗi nhà nghiên cứu truyền thuyết dân gian thường giới hạn khái niệm trong một số tiêu chí nhất định. Từ điển thuật ngữ văn học [39] của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) cho đây là “một thể loại truyện dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọng đến một thời kỳ, một dân tộc, một quốc gia hay một địa phương”. Vũ Ngọc Khánh trong Truyền thuyết Việt Nam [62]

nhận định: “truyền thuyết là cảm quan của một cộng đồng về những sự kiện và nhân vật lịch sử, là cách đánh giá, phản ánh lịch sử một cách không chính thống của mọi thời đại, cách phản ánh dân giả nhất, vì thế mà hồn nhiên và đầy chất thơ nhất”. Nhà nghiên cứu Phan Trần thì nhấn mạnh phương thức phản ánh của truyền thuyết: “truyền thuyết là những truyện truyền tụng trong dân gian về những sự việc và nhân vật có liên quan đến lịch sử. Những nhân vật, sự việc đó thường được phản ánh qua trí tưởng tượng của con người qua sự hư cấu của nhân dân” (Tinh thần dân tộc qua truyền thuyết lịch sử, Tạp chí văn học số 3, Tr 50, 1967). Trong Truyền thuyết Việt Nam và vấn đề thể

loại [55], Hồ Quốc Hùng đúc kết: “Truyền thuyết là kí ức cộng đồng về quá khứ. Chủ yếu nó phản ánh niềm tin, sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử của dân tộc ít nhiều bằng hư cấu, tưởng tượng. Lịch sử đọng lại trong truyền thuyết như những tia hồi quang phủ lên cảnh vật, phong thổ của đất nước làm say đắm biết bao thế hệ”. Từ nội hàm của rất nhiều khái niệm trên, chúng tôi xác định ba đặc trưng cơ bản để xác định một tác phẩm truyền thuyết dân gian đó là:

- Đặc trưng 1: Yếu tố tự sự dân gian (truyền thuyết có phương thức phản ánh là tự sự tức phải có cốt truyện, nhân vật, tình tiết…, đồng thời phải có chất dân gian tức tác phẩm được truyền miệng và không có tên tác giả).

- Đặc trưng 2: Yếu tố lịch sử (truyền thuyết có nội dung phản ánh con người và sự kiện lịch sử chủ yếu ở “bản chất”, “cốt lõi lịch sử”đó).

- Đặc trưng 3: Yếu tố hư cấu, tưởng tượng (truyền thuyết nhằm lí hóa sự kiện, nhân vật lịch sử tạo nên chất “thơ và mộng”)

Đây cũng chính là tiêu chí để chúng tôi xác định, chọn lọc các tác phẩm truyền thuyết dân gian ở Bến Tre qua một số nguồn tư liệu.

* Truyện cổ tích

Có thể nói việc phân loại một cách khoa học, rạch ròi, chính xác các thể loại văn học dân gian nhất là ở các thể loại có sự thâm nhập lẫn nhau như truyền thuyết và cổ tích là một việc làm khá phức tạp. Sự chưa thống nhất trong ý kiến của các nhà nghiên cứu folklore học nước ta là một minh chứng cụ thể cho sự phức tạp đó. Dựa trên ý kiến của các nhà nghiên cứu và đặc điểm thực tế truyện dân gian ở Bến Tre, chúng tôi xin nêu một số ý để làm tiêu chí cho việc phân loại thể loại cổ tích như sau:

Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian – sản phẩm của trí tưởng tượng từ thực tế. Tuy nhiên nếu thực tế trong truyền thuyết là những sự kiện, nhân vật cụ thể thì thực tế trong cổ tích là “thế giới không có thực”. Do đó

“truyện cổ tích là truyện kể về những chuyện không thể xãy ra trong thực tế”

“điều hấp dẫn người nghe truyện cổ tích, điều có ý nghĩa đối với họ chủ yếu là ở chính cái thế giới cổ tích ấy chứ không phải thế giới ấy phản ánh thực tế nào” [127; 8].

Ra đời trong quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, khi mà xã hội hình thành sự phân hóa giai cấp cho nên truyện cổ tích hướng vào những vấn đề cơ bản, những hiện tượng phổ biến trong đời sống nhân dân,

những xung đột riêng tư giữa người và người trong gia đình, xã hội. Như vậy nếu truyền thuyết thường kể về những nhân vật lịch sử có công lao đối với cộng đồng, dân tộc thì truyện cổ tích lại kể về số phận con người bình thường trong xã hội.

Từ những yếu tố đó, có thể thấy chức năng của truyện cổ tích là nhận thức con người đồng thời giáo dục con người khát vọng hướng thiện bằng một tinh thần nhân đạo và lạc quan sâu sắc.

Một số tiêu chí trên bước đầu giúp chúng tôi phân loại và tuyển chọn các tác phẩm truyện cổ tích trong hệ thồng nguồn truyện dân gian Bến Tre qua tư liệu.

* Truyện cười

Ngoài các truyện cười chủ yếu là trào phúng, văn học dân gian Bến Tre còn xuất hiện một hệ thống truyện trạng rất tiêu biểu (Truyện Ông Ó, Truyện

Ba Me, Truyện Bảy Lẹ). Từ đó đặt ra vấn đề nên hiểu như thế nào về hệ

thống truyện trạng này với tư cách là thể loại? Trong giới nghiên cứu Folklore học ở nước ta , cách hiểu về khái niệm truyện trạng vẫn chưa được thống nhất. Một số nhà nghiên cứu không công nhận truyện trạng là truyện cười. Ở Bến Tre cũng đã có cách phân loại hệ thống truyện trạng vùng đất này thành một thể loại độc lập [100]. Để làm cơ sở cho việc phân loại và tuyển chọn hệ thống truyện cười dân gian, chúng tôi tiếp thu quan điểm phân loại của hai bộ giáo trình Lịch sử văn học của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên cho rằng truyện trạng thuộc thể loại truyện cười – hướng nhận thức đang được thừa nhận và sử dụng rộng rãi hiện nay.

* Ca dao – dân ca

Có thể nói những rắc rối chung quanh hướng nhận thức về thể loại này là vấn đề về thuật ngữ. GS. Đỗ Bình Trị cho rằng: “Thật ra, ca dao và dân ca đề có cùng một nghĩa – đó là “những câu hát (bài hát) dân gian”. Và rằng:

“Chúng là những thuật ngữ hoàn toàn tương đương” [127;193]. Cho nên khái niệm ca dao bao hàm cả ba yếu tố lối hát, điệu hát và lời hát. Tuy nhiên cũng có hướng nhận thức phổ biến cho rằng: “ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy…, hoặc ngược lại là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca”. Do đó, “khi nói đến ca dao, người ta thường nghĩ tới những lời thơ dân gian, khi nói đến dân ca, người ta nghĩ đến cả những làn điệu, những thể thức hát nhất định nữa”.[61; 197]. Trong công trình Những thế giới nghệ thuật ca dao [143], tác giả Phạm Thu Yến cũng thừa nhận cách hiểu này.

Trong chương này của luận văn, mục đích của chúng tôi không phải khảo sát bản chất của các bài ca dao – dân ca mà chỉ khảo sát tư liệu, chon lọc các tác phẩm nhằm khái quát lên bộ mặt văn học dân gian Bến Tre. Để thực hiện mục đích đó, đồng thời căn cứ vào thực tế văn bản ca dao dân ca hiện tồn ở Bến Tre chúng tôi sẽ sử dụng cả hai thuật ngữ ca dao và dân ca để giới thiệu các đơn vị tác phẩm thuộc thể loại này.

Ở các thể loại còn lại ( tục ngữ, câu đố, vè) trong hệ thống các thể loại văn học dan gian ở Bến Tre, chúng tôi tiếp thu quan điểm phân loại của các bộ giáo trình hiện hành để làm cơ sở phân loại và tuyển chọn cá tác phẩm văn học dân gian vùng đất này. Sau đây là quá trình chọn lọc các tác phẩm cụ thể thông qua các nguồn tư liệu.

Quá trình chọn lọc tác phẩm:

Các công trình trên vùng đất Bến Tre:

Công trình Kiến Hoà (Bến Tre) xưacủa Huỳnh Minh [78]:

Trong chương III (Huyền sử và di tích) của công trình này, tác giả Huỳnh Minh giới thiệu 10 văn bản chuyện kể dân gian. Trong số 10 văn bản chuyện kể mà tác giả giới thiệu, chúng tôi tuyển chọn được 04 truyền thuyết. Bao gồm: Hai thôn nữ được sắc ấn của nhà vua phong tặng, lập miễu thờ tại

Đa Phước Hội; Sự tích 100 vị phật Tổ bằng vàng nơi đền chùa Trà Nồng tại làng An Thạnh; Sự tích Ông Cả Cọp; Chuyện nghĩa Hổ. Theo chúng tôi thì 04 truyền thuyết trên về cơ bản đáp ứng được phong cách thể loại. Tuy nhiên, do đây không phải là quyển sách chuyên ngành văn học dân gian, mục đích chính của tác giả không phải để biên soạn tuyển tập truyện dân gian mà chỉ

“ghi chép lại những tài liệu đã thâu lượm được hầu giúp cho bạn đọc có tinh thần tồn cổ biết qua câu chuyện ở tỉnh nhà do người xưa kể lại” [78; 105], nên rõ ràng những truyền thuyết này chưa được xem xét một cách khoa học hơn về nguồn sưu tầm đồng thời cũng thiếu những đối chiếu dị bản cần thiết. Những chuyện kể còn lại chúng tôi không tuyển chọn vì đa phần không đáp ứng được phong cách thể loại tác phẩm dân gian. Các bản kể đó hầu như chỉ nhằm mục đích giới thiệu một số hiện tượng thiên nhiên, thắng cảnh của vùng đất. Xin dẫn ra đây một vài ví dụ:

Chuyện kể Hồ cỏ thiên nhiên, một thắng cảnh thơ mộng được nhiều người biết tại làng Thạnh Phong giới thiệu: “Tỉnh Bến Tre là tỉnh có rất nhiều di tích lịch sử đáng ghi chép như Lăng miếu, đền, chùa cổ kính, với những thắng cảnh thiên nhiên thơ mộng hơn các tỉnh khác ở miền đồng bằng, đất đai màu mỡ, ngoài ra còn có những con dòng cát vàng óng ánh nổi lên cao, và lại có rất nhiều song rạch quanh co khúc khuỷu, hai bên bờ có những vườn dùa xanh tươi cao ngất giao đầu phủ lá, từ hằng trăm cây số ngàn, giúp cho tỉnh lụy được dồi dào nguồn sống cho dân chúng” [78; 59]. Chuyện kể

Cây Giáng Hương và cây Bạch Mai ở Phú Hưng và Phú Tự hay chuyện kể Quận Mỏ Cày với những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú… cũng có nội dung tương tự.

Ngoài ra trong chương IV – viết về các nhân vật lịch sử, tác giả có giới thiệu 05 nhân vật lịch sử ở Bến Tre. Sở dĩ chúng tôi quan tâm đến mục giới thiệu nhân vật lịch sử trên vì như chúng ta đã biết, trên thực tế các truyền

thuyết dân gian trên vùng đất mới thường còn nằm lẫn trong nhiều tư liệu biên khảo lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên qua khảo sát 05 chuyện kể về các nhân vật lịch sử trong quyển sách, chúng tôi không tuyển chọn được văn bản truyền thuyết nào, tất cả đều dừng lại ở mức độ tư liệu ghi chép lịch sử.

Công trình Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam (từ 1757 đến 1945)

của Nguyễn Duy Oanh [96].

Đây là quyển sách thuộc Tủ sách sử học, tuy nhiên trong công trình này, tác giả đã cung cấp cái nhìn tổng quát ở nhiều lĩnh vực như: địa lí, kinh tế, giáo dục… trên vùng đất Bến Tre trong đó có văn chương. Ở chương III, phần thứ ba – Văn chương bình dân tác giả có giới thiệu một số “huyền thoại”, ca dao và câu đố. Trong số 10 “huyền thoại” mà nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Oanh đã giới thiệu, chúng tôi tuyển chọn được 05 truyền thuyết: Cá Ông Nam hải tướng quân; Con rái cá được vua phong chức; Thủ cấp đựng trong giỏ tre biết giận; Nhóm chợ với ma; Cả Cọp Châu Bình. Các chuyện kể còn lại đều là cách ghi lại những sự việc lạ xãy ra trên vùng đất (Cái hòm chôn xác không đầu, Hoàng tử gà Nguyễn Lân …) hoặc giới thiệu những hiện tượng thiên nhiên (Hồ cỏ Thạnh Phong,…). Ngoài ra, trong phần thứ ba, chương II của công trình – viết về tiểu sử các danh nhân trong tỉnh tác giả đã giới thiệu 24 nhân vật lịch sử ở Bến Tre [96; 253]. Tuy nhiên, cũng như trong công trình Kiến Hoà xưa và nay, việc giới thiệu các nhân vật lịch sử này chỉ dừng lại ở mức độ tư liệu ghi chép lịch sử.

Cũng trong mục này, phần văn vần dân gian, tác giả đã giới thiệu 38 bài ca dao và 19 câu đố và 09 câu tục ngữ.

Công trình Dân ca Bến Tre của Lư Nhất Vũ và Lê Giang [134].

Trong công trình này các tác giả Lưu Nhất Vũ và Lê Giang giới thiệu, nhận xét về năm thể loại dân ca Bến Tre là Hò, Lý, nói thơ Lục Vân Tiên, hát huê tình và hát sắc bùa Phú Lễ. Ngoài ra các tác giả còn trình bày về sự giao

lưu nghệ thuật của dân ca Bến Tre với dân ca Trung Bộ qua ca dao và nghệ thuật âm nhạc. Để làm dẫn chứng cho việc nhận xét và phân tích sự giao lưu đó, các tác giả đã dẫn một số bài dân ca Bến Tre. Qua đó, chúng tôi tuyển chọn được 93 bài dân ca. (Ở công trình này, Luận văn Thạc sĩ với đề tài

Khảo sát ca dao – dân ca Bến Tre [25], Đặng Thị Thuỳ Dương đã tuyển chọn 78 bài ca dao. Ở đây tác giả chỉ sưu tầm phần lời của những bài dân ca Bến Tre (không kể dân ca nghi lễ)).

Công trình Văn học dân gian Bến Tre của Nguyễn Phương Thảo và

Hoàng Thị Bạch Liên [114].

Đây là quyển sách chuyên ngành văn học dân gian nên các tác giả đã cung cấp một cái nhìn khái quát về bức tranh văn học dân gian trên vùng đất. Trong quá trình sưu tầm, biên soạn các truyện kể, các tác giả cũng lưu ý rất kĩ về nguồn gốc các bản kể, đồng thời cũng có những dị bản, đối chiếu cần thiết nên chúng tôi yên tâm về chất lượng các bản kể. Sau phần tiểu luận giới thiệu mấy nét bao quát về “Vùng văn học dân gian” Bến Tre, các tác giả đã cung cấp nhiều tác phẩm văn học dân gian ở tất cả các thể loại. Phần truyện cổ dân gian các tác giả giới thiệu 22 truyện kể. Theo chúng tôi trong đó có 12 truyền

Một phần của tài liệu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian bến tre qua một số thể loại tiêu biểu (Trang 42 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)