Truyền thuyết sáng tạo văn hóa

Một phần của tài liệu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian bến tre qua một số thể loại tiêu biểu (Trang 78 - 81)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.4.Truyền thuyết sáng tạo văn hóa

Nhóm truyền thuyết về sáng tạo văn hóa trên vùng đất Bến Tre cũng phát triển khá mạnh với 08 truyện kể. Nhìn chung nhóm truyền thuyết này có nội dung xoay quanh những sự kiện lịch sử cụ thể và những nhân vật có vai trò đối với cộng đồng cư dân của vùng đất. Nếu như nhóm truyền thuyết lịch sử có nội dung tập trung kể về người anh hùng chiến trận thì nhóm truyền thuyết sáng tạo văn hóa này chủ yếu kể về những con người có công lớn trong công cuộc khai hoang, mở mang vùng đất. Nhân vật trong nhóm truyền thuyết này vừa mang dáng dấp nhân vật anh hùng lại vừa có xu hướng hòa tan vào cộng đồng. Đó thường là những con người hiện lên với tài năng xuất chúng và có đóng góp lớn trong công cuộc khai hoang mở cõi. Ở đây ta bắt gặp hai an hem Bảy Giao, Chín Quỳ vốn người lực lưỡng, võ nghệ cao cường, có thể đục vách, trèo tường để lấy tiền bạc của bọn nhà giàu chia cho người nghèo khó. Đặc biệt hơn, họ đem tài nghệ cao cường của mình ra hạ thủ heo rừng, cọp dữ để mọi người có thể khai phá vùng đất và làm ăn sinh sống (Bảy

Giao, Chín Quỳ). Ta còn bắt gặp Ông Gốc có thể đuổi cọp, diệt sấu: vì bà con trong làng còn sợ cọp nên mỗi khi đi rừng ông đều cầm cán mác gõ vào gốc cây để la cọp, cọp nghe hoảng sợ và tránh xa ông… Khi mảnh đất được khai phá rộng ra, bà con phát hiện ra một lối mòn. Ông lần theo và gặp một cái

đìa trong đó có một con sấu to đang đẻ. Ông dùng mác giết chết sấu, từ đó sấu không dám vào đây nữa [114; 74 – 75]. Đó còn là những con người có khả năng thuần dưỡng hay thậm chí là đỡ đẻ cho cọp (Truyện nghĩa hổ, Bà

mụ cọp). Cũng có những nhân vật không có tài năng xuất chúng hay khả năng

đặc biệt đó, tuy nhiên ý chí và nghị lực của họ cũng xứng đáng được ngọi ca như những người anh hùng có công lao lớn trong công cuộc mở mang bờ cõi (Ông già Ba Tri)

Như chúng tôi đã trình bày trước đó, có lẽ chính điều kiện khó khăn, khắc nghiệt của vùng đất đã góp phần hình thành nên những tính cách, tài năng của con người nơi đây mà nhóm truyền thuyết về sáng tạo văn hóa này góp phần tô điểm sinh động thêm.

Tuy nhiên nét nổi bật nhất dễ nhận thấy ở bộ phận truyền thuyết này là những tình tiết biểu hiện không gian hoang sơ của vùng đất. Có thể nói bức tranh thiên nhiên hoang sơ này đã tạo nên một không gian nghệ thuật đặc trưng, ấn tượng và mang dấu ấn rất riêng. Truyền thuyết Bà mụ cọp kể rằng:

Trước kia ở Thới Lai có một con giồng rậm rạp và có rất nhiều cọp vì vậy dân làng gọi là giồng Ông Hổ. Nhiều lần cọp từ con giồng này vào làng rình bắt heo, có khi bắt cả người để ăn thịt [114; 72]. Không gian đó trong truyền thuyết Bảy Giao, Chín Quỳ còn đậm đặc hơn: Hồi ấy ở Cồn Tàu còn chưa được khai phá, nữa cồn trên còn là cây gừa nữa cồn dưới thì là dừa nước, cây mọc chi chit rậm rạp như rừng. Ở đó có một vị thần rất thiên có hai bộ hạ là hổ và heo hoành hành trong vùng [114; 69]. Cũng trong dạng thức đó,

Truyện Ông Gốc kể: Lúc này vùng cù lao An Hóa còn là nơi rừng rậm, bao quanh là sông Ba Lai và sông Cửa Đại. Phía ngoài xa là biển Đông. Ngang dọc trong cù lao là những kênh rạch chằng chịt. Rừng rậm kéo dài với những cây sao, cây gừa, cây sống rắn. Dưới sông là cá sấu, trên bờ là cọp dữ [114; 74]. Không gian hoang sơ này còn được mô tả qua hoạt động của muông thú

khá đậm đặc. Truyền thuyết Cá Ông Nam hải tướng quân kể rằng cá Ông luôn sẵn lòng cứu vớt ngư dân khỏi tai nạn. Những như dân luôn biết ơn và thờ cúng cá Ông bởi vì Nhiều lần họ được cá Ông giúp đỡ trong lúc biển động mạnh, ghe đánh cá của họ suýt chìm. Họ cầu cứu cá Ông thì ít phút sau cá Ông hiện đến. Cá Ông kê lưng đỡ thuyền họ lướt qua song gió hãi hùng

[96; 356]. Truyện nghĩa hổ kể rằng cọp có thể làm nhiều việc giúp con người: Ở nhà cọp trông nom mẹ và em gái. Cọp thường vào rừng bắt thú đem về bán kiếm tiền đủ chi trong nhà [114; 76]. Truyện Bà mụ cọp kể cọp đi bắt heo rừng để đền ơn cho bà.

Như vậy không gian hoang sơ ở đây cũng đã góp phần cho thấy sự hiểm trở, hoang vu của vùng đất khi con người mới đặt chân đến đây khai phá. Trong khó khăn và nguy hiểm đó, con người càng bộc lộ nhiều phẩm chất và năng lực tuyệt vời. Điều đáng nói hơn không gian nghệ thuật này đã tái hiện một không khí lịch sử, xã hội khá tiêu biểu của vùng đất mới.

Về mặt kết cấu, có thể thấy bộ phận truyền thuyết này thường được kể theo công tức quen thuộc: danh tánh Bản quán Sự nghiệp

Thí dụ danh tánh của một số nhân vật trong các truyện được kể:

- Ngày xưa ở làng Cả Sê, bây giờ thuộc tỉnh Tiền Giang có hai anh em ruột, một người tên là Bảy Giao, một người tên là Chín Quỳ. Cha mẹ mất sớm chỉ để lại vài mẫu ruộng xấu. (Bảy Giao, Chín

Quỳ) [114;69].

- Trong số những người đến đây lập nghiệp có ông Võ Hữu Vai người miền Trung lánh giặc vào đây. (Truyện Ông Gốc) [114; 74].

- Ở trong làng có một bà mụ giỏi, nổi tiếng cả vùng. (Bà mụ cọp) [114;72].

Như vậy, qua một số biểu hiện về cốt truyện và không gian nghệ thuật tiêu biểu, ta thấy truyền thuyết về sáng tạo văn hóa trên vùng đất Bến Tre đã

tái hiện không khí lịch sử một thời khẩn hoang gian lao nguy hiểm nhưng cũng đáng tự hào của cá thế hệ cha ông. Trong quá trình đó con người nơi đây luôn mang trong mình tâm thức, ý chí khai thác, quy hoạch vùng đất, hình ảnh đó xứng đáng được lưu truyền trong niềm tôn kính và ngưỡng mộ của nhân dân.

Một phần của tài liệu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian bến tre qua một số thể loại tiêu biểu (Trang 78 - 81)