Quan niệm của người Trung Quốc về âm dương

Một phần của tài liệu đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của phùng ký tài (roi thần, gót sen ba tấc, âm dương bát quái) (Trang 99 - 102)

4. Phương pháp nghiên cứu và bố cục luận văn

3.3.1. Quan niệm của người Trung Quốc về âm dương

Văn hóa là tài sản vô cùng quan trọng của một quốc gia, bởi nó làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Nếu không có một nền văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc, một quốc gia sẽ bị lẫn lộn với các nước khác, đặc biệt là những nước láng giềng. Trung Quốc có lẽ rất tự hào vì văn hóa âm dương của họ là một trong những nét văn hóa truyền thống có từ thời thượng cổ và “là hình mẫu cơ bản của văn hóa Trung Hoa”, “hạt nhân của văn hóa truyền thống” [19; tr.52]

Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa Âm Dương có từ rất sớm, Kinh Dịch

sau này chỉ có tác dụng kế thừa và gợi mở. Âm Dương có thể coi là “cái đạo của trời đất, là kỉ cương của vạn vật, là nguồn gốc của mọi sự thay đổi, là ngọn nguồn của sự sinh diệt” [19; tr.53-54]. Văn hóa Âm Dương là nền tảng của văn hóa truyền thống Trung Quốc, nó thâm nhập vào mọi khía cạnh của văn hóa Trung Quốc. Dịch truyện có câu: “Dịch hữu thái cực, thị sinh lưỡng nghi” (Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi) đã khái quát được mối quan hệ giữa âm và dương. Khởi đầu là Thái Cực, chưa có sự biến hóa. Thái Cực này vận động biến thành hai khí âm và dương. Âm dương là hai mặt đối lập

của một sự vật nhưng có sự thống nhất từ vi mô đến vĩ mô, từ một sự vật cụ thể đến toàn thể vũ trụ. Nó tồn tại dựa vào nhau và chuyển hóa cho nhau. Tượng trưng cho dương là một vạch liền, tượng trưng cho âm là một vạch đứt.

Trước hết, âm dương là hai cực đối lập, mâu thuẫn nhau trên nhiều phương diện:

Về tính chất: dương thì cứng, nóng, âm thì mềm, lạnh. Về đường đi lối về: dương là thăng (đi lên), âm là giáng (đi xuống), “cái này đi ra thì cái kia đi vào, cái này dịch sang bên trái, thì cái kia dịch sang bên phải”.

Âm dương còn đối lập nhau cả ở phương vị nữa. Theo “Nội kinh”, khí dương lấy phía Nam làm phương vị, lấy phía Bắc làm nơi tàng thế. Khí âm lấy phía Bắc làm phương vị, lấy phía Nam làm nơi tiềm phục. Nếu suy rộng hơn nữa thì phàm những thuộc tính tương đổi như hoạt động với trầm tĩnh, sáng sủa với đen tối, đông – tây, trong xã hội : quân tử – tiểu nhân, hưng phấn với ức chế, vô hình với hữu hình… chồng – vợ, vua – tôi…1

Tuy nhiên, ngay cả cái gọi là âm dương cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, vì trong dương bao giờ cũng có âm, trong âm bao giờ cũng có dương. Khi dương phát triển đến thái dương thì trong dương đã có sẵn âm và ngược lại. Chính vì vậy, mọi sự vật trong vũ trụ không có ý nghĩa tuyệt đối bởi nó luôn có sự vận động và chuyển hóa giữa âm và dương như đã nói ở trên. Ngay cả Lão Tử cũng nói: “Phúc là chỗ núp của họa, họa là chỗ dựa của phúc”. Có lẽ nhận thức được điều đó nên người Trung Quốc từ xưa đã quan niệm theo kiểu “tái ông thất mã”, bình tĩnh đón nhận những họa phúc, may rủi xảy ra với mình trong cuộc sống.

1 Dẫn lại theo bài viết Học thuyết âm dương ngũ hành trong tư tưởng cổ đại Trung Quốc của tác giả Trần Thị Huyền trên Tạp chí Triết học, 2009.

Văn hóa Âm Dương có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực trong xã hội và văn hóa Trung Quốc như thiên văn học, văn học nghệ thuật, bói toán, kiến trúc, địa lí, y học, quân sự,… và cũng ảnh hưởng đến cách tư duy của người Trung Quốc. Từ âm dương (lưỡng nghi) sẽ sinh tứ tượng. Tứ tượng là 4 thể trạng Thái dương, Thái âm, Thiếu dương, Thiếu âm, theo nguyên tắc chồng hai vạch lên nhau. Tứ tượng sinh ra bát quái (tám thẻ càn, khôn, chấn, cấn, li, khảm, đoài, tốn). Cách biến đối chính là chồng thêm một hào nữa lên thành ba hào, mỗi hào có thể là Âm hoặc Dương. Bát quái là tám quẻ khái quát âm dương trong vũ trụ.

Bát quái vốn dĩ là “mật mã văn hóa gồm các phù hiệu của sự bói Phệ” [23; tr. 245] là một công cụ để bói toán từ thời kì viễn cổ. Cùng với sự phát triển về văn minh và nhận thức, người đời sau đã có nhiều cách lí giải làm bát quái ngày càng kì bí khôn lường. Có khi bát quái gắn liền với quan niệm về phương vị trong không gian: Chấn là đông, tốn là đông nam, li là nam, khôn là tây nam, đoài là tây, càn là tây bắc, khảm là bắc, cấn là đông bắc. Có khi bát quái là các trạng thái nguyên sơ của thiên nhiên hình thành nên vũ trụ: Càn – trời, khôn – đất, chấn – sấm, tốn – gió, khảm – nước, li – lửa, cấn – núi, đoài – đầm. Bát quái có khi lại là đại biểu cho các loại tính chất trong vũ trụ: càn là khỏe, khôn là thuận, chấn là động, tốn là vào, khảm là hãm, li là lệ, cấn là dừng, đoài là vui. Có khi bát quái lại tượng trưng cho các loài động vật, cho quan niệm luân lí gia đình, cho cả các bộ phận trên cơ thể con người,… Nói như vậy cũng để thấy rằng, bát quái đã đi vào rất nhiều bình diện của cuộc sống và luôn luôn biến đổi không ngừng.

Theo truyền thuyết, bát quái do Phục Hi – một vị thần trong thần thoại Trung Quốc, nhìn chim bay thú chạy, nước chảy mây trôi, nghe gió từ tám phương thổi tới hay những bức đồ bình trên lưng con long mã trên sông Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch thành nét.

Bát quái của Phục Hy được gọi là “Tiên Thiên Bát Quái”. Đến đời Chu, Chu Văn Vương đã xếp đặt lại 8 quẻ Tiên Thiên, lại lập ra được cả 64 quẻ trùng quái, đặt ra “Hậu Thiên Bát Quái”. Bản chất của bát quái chính là sự biến hóa, tương sinh tương khắc.

Đến nay, âm dương bát quái vẫn là bí ẩn, một tài sản trí tuệ triết học vô cùng phong phú của đất nước Trung Hoa.

Một phần của tài liệu đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của phùng ký tài (roi thần, gót sen ba tấc, âm dương bát quái) (Trang 99 - 102)