Phùng Ký Tài – người miệt mài đi tìm văn hóa

Một phần của tài liệu đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của phùng ký tài (roi thần, gót sen ba tấc, âm dương bát quái) (Trang 33)

4. Phương pháp nghiên cứu và bố cục luận văn

1.2. Phùng Ký Tài – người miệt mài đi tìm văn hóa

1.2.1. Nhà văn, họa sĩ, nhà văn hóa Phùng Ký Tài

Phùng Ký Tài là nhà văn “tất nhiên” và “ngẫu nhiên”! “Tất nhiên” và “ngẫu nhiên” đều do hoàn cảnh xã hội đem lại.

Nhà văn đương đại Trung Quốc Phùng Ký Tài sinh năm 1942 tại thành phố cảng Thiên Tân, nguyên quán huyện Từ Khê, tỉnh Chiết Giang. Ông nổi bật với chiều cao một mét chín mươi hai. Từ thuở nhỏ, ông đã yêu thích mỹ thuật, văn học, âm nhạc, các hoạt động thể thao. Năm 1960, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhờ tầm vóc cao lớn, ông tham gia đội bóng chuyền rồi sau đó chuyển sang làm giáo viên dạy mỹ thuật, chuyên vẽ theo lối cổ. Thời gian này ông công tác tại Hội Nghiên cứu hội họa Truyền thống Trung Quốc tại Thiên Tân. Từng là họa sĩ nên dấu ấn hội họa trong tác phẩm của Phùng Ký Tài rất rõ nét. Ngoài ra, Phùng Ký Tài có tình cảm rất sâu đậm với nghệ thuật dân gian và phong tục địa phương nên dành mối quan tâm rất lớn cho điều đó. Có lẽ vì vậy mà trong nhiều tác phẩm của ông ta thấy trong đó cả nhạc, họa, thơ, phú, kinh, kệ… nhưng lại cũng có cả chính những lời ăn tiếng nói suồng sã, thô tục trong nhân dân.

Phùng Ký Tài là nhân chứng và cũng là nhân vật chính trong tấn bi kịch khủng khiếp rộng lớn khắp Trung Hoa. Trong thời gian Cách mạng văn hóa, ông chịu nhiều cực khổ như những trí thức đương thời khác, từng làm công nhân, nhân viên bán hàng, dạy học và nhiều công việc khác nữa. Những lần bị đem ra đấu tố, những nỗi cực nhọc cùng những công việc công phù hợp sở trường của mình đã làm giàu cuộc đời sáng tác của ông. Chính trong

khoảng thời gian mười năm đó, ông đã có dịp thâm nhập thực tế, có dịp suy nghĩ lại về cuộc đời và số phận con người. Phùng Ký Tài bắt đầu bí mật sáng tác trong thời kì đen tối đó, viết xong phải cuốn trong ống tre giấu kẽ tường, dưới nền gạch,… Như vậy, có thể thấy rằng, Phùng Ký Tài đến với sáng tác hoàn toàn “ngẫu nhiên”. Năm 1978, Đại Cách mạng văn hóa đã kết thúc, Phùng Ký Tài trở lại thành phố, điều hành Phòng sáng tác và Bình luận thuộc Cục Văn hóa Thiên Tân. Nhà văn Phùng Ký Tài cũng từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Trung Quốc, Chủ tịch Hội các Nhà nghệ thuật Dân gian Trung Quốc, Chủ biên tạp chí Văn học tự do đàm và tạp chí Nghệ thuật gia, đồng thời làm Phó chủ tịch Trung ương Dân Tiến, Uỷ viên Mặt trận dân tộc toàn quốc, v.v…

Nhà văn Phùng Ký Tài cho rằng: Trung Quốc là một quốc gia “hậu hiện đại hoá”, “một vấn đề văn hoá nổi cộm của nội địa là: đồng thời với việc chúng ta sáng tạo ra văn minh vĩ đại, thì trình độ phá hoại cũng vào hàng đầu thế giới” [63]. Tại Trung Quốc, việc kế thừa văn hoá hiện tại đang gặp phải chướng ngại rất lớn, “đầu tiên, trên thế giới không có một quốc gia nào có thể trong 20 năm san bằng thành thị để xây dựng lại, chỉ có chúng ta làm được” [63]. Ông cũng nói rằng: “Thành thị ở nội địa rất nhiều địa phương hiện nay nhìn thấy đều giống nhau, dấu vết của lịch sử đã bị máy kéo cào bằng. Trong các nhà văn tồn tại vấn đề sao chép kế thừa, còn trong các kiến trúc sư thì hình như không có” [63].

Chính vì những điều đó, Phùng Ký Tài luôn luôn trăn trở làm thế nào để bảo vệ văn hóa. Trong năm 2003, Phùng Ký Tài đứng ra kêu gọi và thành lập dự án Quỹ di sản văn hóa dân gian Trung Quốc nhằm mục đích tiếp cận và giúp đỡ cộng đồng, khơi dậy ý thức văn hóa và trách nhiệm của công chúng trong việc bảo vệ các di tích, truyền thống văn hóa dân gian cũng như

cứu hộ kịp thời những di tích văn hóa, tài trợ cho những dự án nghiên cứu văn hóa dân gian, thúc đẩy và phát triển văn hóa Trung Quốc,... Quỹ sau đó đã được nhà nước ủng hộ và ban hành “Pháp lệnh quản lí Quỹ” một cách rõ ràng. Rất nhiều nhân vật nổi tiếng và các tổ chức phi lợi nhuận cũng đã chung tay góp sức. Năm 2008, Phùng Ký Tài được mời làm Tham sự của Chính phủ Trung Quốc – nhịp cầu và đầu mối liên hệ giữa chính phủ với giới trí thức và giới văn hoá, phản ánh dân ý về tình hình xã hội, tham chính nghị chính, kiến nghị kế sách, tư vấn việc nước, khiển khai công tác hữu nghị đoàn kết dân tộc.

Nhà văn Phùng Ký Tài nói: “Được mời làm Tham sự Quốc vụ viện, đối với tôi, công tác từ nay về sau càng có hiệu quả thiết thực hơn, đồng thời với việc tiếp tục cấp cứu và bảo hộ di sản văn hoá phi vật chất, tôi sẽ càng quan tâm hơn đến vận mệnh hiện nay của văn hoá Trung Quốc và chiến lược phát triển văn hoá quốc gia.” [60] Có thể nói, trên lĩnh vực văn hóa, Phùng Ký Tài là người luôn luôn trăn trở, có ý thức và có nhiều đóng góp cho sự bảo tồn và phát huy văn hóa.

Về việc sáng tác, chúng ta có thể thấy rằng, không giống như nhiều nhà văn khác, sáng tác từ khi còn nhỏ tuổi, Phùng Ký Tài viết văn từ trong những ngày về nông thôn tham gia Cách mạng văn hóa. Khi Cách mạng văn hóa kết thúc, liên tiếp trong sáu năm (từ 1978 đến 1983), Phùng Ký Tài viết một loạt truyện về đề tài có liên quan đến “cách mạng văn hóa” và ngay lập tức những tác phẩm này đã gây tiếng vang lớn trong lòng bạn đọc. Trong đó có thể kể đến: A! (1979, giải truyện vừa ưu tú toàn quốc 1977 – 1980), Chiếc tẩu thuốc khắc hoa (1979, truyện ngắn ưu tú toàn quốc 1978 – 1984), Con đường rẽ trải đầy hoa (1979), Người vợ cao và anh chồng lùn (1982), Cảm tạ cuộc đời (giải truyện vừa ưu tú của tạp chí Truyện vừa chọn lọc),… Ngoài ra, ông còn có một số tác phẩm khác như các truyện vừa Trên cả tình yêu, Dấn mình

trong mưa gió, Đèn thần,… truyện dài Nghĩa hòa quyền(viết chung với Lý Định Hưng, hoàn tất năm 1977). Năm 1984, Phùng Ký Tài cho ra đời truyện vừa Roi thần – tác phẩm đánh dấu đánh dấu ngã rẽ trên con đường sáng tác của ông trong việc nhìn nhận những vấn đề thuộc về bình diện văn hóa. Tác phẩm khi ra đời đã đạt giải truyện vừa ưu tú toàn quốc ngay trong năm. Cũng cùng đề tài này, Phùng Ký Tài còn sáng tác Gót sen ba tấc(đăng lần đầu trên tạp chí văn học cỡ lớn Thu Hoạch số 3 năm 1986), Âm dương bát quái

(1988). Bộ ba tác phẩm này được coi là “quái thế kì đàm” của văn học Trung Quốc. Không chỉ bộ ba tác phẩm này mà nhiều tác phẩm khác của ông đã được dịch sang các tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga.

Một loạt tác phẩm trên đây cho thấy Phùng Ký Tài không chỉ sở trường về đề tài hiện thực đương đại mà cả về đề tài phong tục, lịch sử. Ở đề tài thứ hai, văn phong của ông thiên về “dí dỏm, hài hước, tươi vui”; còn ở đề tài thứ nhất, ông viết “nghiêm túc, sâu sắc, chân thực, cảm động”, để lại ấn tượng mạnh mẽ và mang lại nhiều trăn trở cho người đọc. Bởi vậy một số truyện tuy không được giải thưởng song vẫn được giới lí luận chú ý nghiên cứu về nghệ thuật dẫn truyện và hình tượng nhân vật của ông. Phùng Ký Tài cũng đặc biệt dành nhiều bút lực để viết về Thiên Tân – cái mảnh đất giàu truyền thống và cũng là nơi ông sinh ra. Ông luôn luôn nhắc nhở mình phải làm sao viết cho ra được “cái vị Thiên Tân chính cống”. Mặc dù ông chỉ là viết về “người nhàn, việc tạp, chuyện lạ” nhưng chính những cái đó là nét riêng không thể lẫn với bất cứ tác giả nào. Năm 1987, Trung tâm truyện ký Mĩ tặng ông huy chương danh dự Danh nhân thế giới trong năm. Ông còn có tên trong cuốn “Người trí thức nổi tiếng thế giới” của Anh và “Nhân vật kiệt xuất thế giới” của Mĩ.

Hiện nay, Phùng Ký Tài lại trở về với sở trường đầu tiên của ông là vẽ, còn viết trở thành tay trái, bởi nỗi bức xúc mấy chục năm trước đây của ông

có lẽ đã được giải tỏa. Ông cũng là người tích cực trong việc bảo trợ và thúc đẩy văn hóa, không chỉ của vùng đất Thiên Tân nói riêng mà cả văn hóa Trung Quốc nói chung. Có thể nói, Phùng Ký Tài là một con người đa tài. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những cống hiến đáng trân trọng. Tìm hiểu tác phẩm của Phùng Ký Tài, chúng ta không chỉ thấy được những cái mới lạ, độc đáo trong sáng tác của ông mà còn được tiếp cận và hiểu được nhiều hơn nhiều hơn về văn hóa. Với những đóng góp như trên, chúng ta có quyền tin tưởng rằng Phùng Ký Tài sẽ mãi là cái tên được nhắc đến rất nhiều không chỉ ở Trung Quốc.

1.2.2. Bộ ba “quái thế kì đàm”

Như đã nói ở trên, sáng tác của Phùng Ký Tài rất đa dạng và gây được tiếng vang lớn trong lòng độc giả nhưng tác phẩm mang tên tuổi của ông lên tầm cao mới, không chỉ trong nước mà ở cả nước ngoài, là bộ ba “quái thế kì đàm” (chuyện lạ ở đời) – Roi thần – Gót sen ba tấc – Âm dương bát quái.

Truyện Roi thần xoay quanh cái bím tóc đuôi sam của anh chàng Hai Ngố - nhân vật chính trong tác phẩm. Hai Ngố xuất hiện ở đầu truyện là anh chàng ngốc bán đậu phụ. Anh trở nên nổi tiếng vì trong ngày lễ Nương Nương đã làm cho tên Thủy Tinh Hoa – một tên “đại hỗn tinh tử” khét tiếng trong vùng, phải bẽ mặt. Từ đó, công phu bím tóc gia truyền của anh trở nên nổi tiếng. Cái bím tóc đó nghĩ tới đâu bay tới đó, “thậm chí chưa nghĩ tới, bím tóc đã bay rồi”, bím tóc dường như có khả năng “tiên tri, tiên giác”. Từ cái bím tóc đó, người ta truyền tai nhau bao nhiêu điều và mọi người trong vùng bím tóc của anh là “roi thần”. Hai Ngố ý thức được rất rõ tầm quan trọng của bím tóc nên hết sức giữ gìn và luyện tập công phu thường xuyên. Có thể nói bím tóc của anh ta không chỉ là báu vật của dòng họ mà còn là của quốc gia. Bao nhiêu điều về bím tóc của anh ta đã được mọi người ở Thiên Tân thêu dệt

khiến nó càng trở nên kì bí hơn. Nhiều gia đình đã đến xin cho con mình học công phu bím tóc của thầy nhưng phải đến sau khi cái bím tóc đó bị súng tây bắn đứt, không thể phục hồi được, Hai Ngố mới truyền lại công phu cho các đệ tử. Nhưng tất nhiên không học trò nào có được công phu như thầy. Bẵng đi một thời gian, người ta không thấy Hai Ngố trong vùng. Một năm sau, Thủy Tinh Hoa gặp lại Hai Ngố. Anh ta ngạc nhiên vì Hai Ngố sử dụng súng tây thành thạo “dứt khoát, mau lẹ chẳng khác gì quăng bím tóc quật đối thủ năm xưa, không sao biết trước” [33; tr.149] và càng ngạc nhiên hơn khi thấy cái đầu nhẵn bóng của Hai Ngố. Trước sự “ngạc nhiên đến nỗi hỏi lạc cả giọng” của Thủy Tinh Hoa, Hai Ngố đã giải thích rằng anh ta chỉ cắt phần “roi”, còn phần “thần” vẫn giữ nguyên. Phần “thần” ấy đã được chuyển từ bím tóc sang khẩu súng.

Tác phẩm khi ra đời đã tạo được tiếng vang lớn trong lòng độc giả bởi cách nhìn nhận vấn đề theo cách mới của Phùng Ký Tài. Đọc tác phẩm người ta nhận ra rằng bên cạnh việc đề cập đến một nét văn hóa có tính chất truyền thống của dân tộc – tục để bím tóc đuôi sam từ thời Mãn Thanh, ông còn có thái độ nhìn nhận một cách mới về vấn đề. Đó là những cái xưa cũ cần phải được nhìn nhận một cách đúng mức, nếu không còn phù hợp nữa thì cần phải được loại bỏ; cái cốt cách, cái “thần” không phải toát ra từ những cái bên ngoài mà phải từ trong khí chất.

Gót sen ba tấc là truyện chương hồi hiện đại viết về số phận Qua Hương Liên, một cô gái con nhà nghèo có đôi bàn chân bó xinh đẹp. Truyện gồm mười sáu hồi, bắt đầu từ khi Hương Liên còn nhỏ cho đến hồi cuối cùng là cái chết của nàng. Cô bé Hương Liên mồ côi cha mẹ, từ nhỏ đã ở với bà ngoại. Bà ngoại Hương Liên được gọi là “bà đại tài” trong vùng và bà đã bó cho cô cháu gái – lúc này đã 7 tuổi, một đôi gót sen khiến ai cũng phải ghen tị.

Nhờ đôi gót sen nhỏ nhắn mà Hương Liên được làm dâu trưởng trong gia đình họ Đồng nổi tiếng giàu có, quyền quý. Nàng được mọi người trong nhà vô cùng nể phục, đặc biệt là ông bố chồng Đồng Nhẫn An, cũng bởi đôi bàn chân bó. Nàng trở thành báu vật của nhà họ Đồng và luôn luôn vấp phải sự đố kị, ghen ghét của mọi người trong gia đình, đặc biệt là thím Hai Bạch Kim Bảo. Cũng chính vì vậy mà nàng luôn phải đề cao cảnh giác trước những thủ đoạn của mọi người. Hương Liên có cô con gái là Liên Tâm. Gần đến ngày bó chân, Liên Tâm biến mất, Hương Liên rất đau buồn. Đồng Nhẫn An chết đi, Hương Liên trở thành người làm chủ. Nàng lo toan, quán xuyến mọi việc trong nhà. Sau đó, chân bó không được thịnh hành nữa. Trong nhà, ngoài ngõ người ta bắt đầu cởi chân bó hoặc để chân tự nhiên. Thế là những cuộc tranh cãi nổ gay gắt ra giữa những những người theo phái “Triền túc” (chân bó) và “Thiên túc” (chân tự nhiên) bắt đầu. Chân nhỏ mắng chân to là “ngói tây”, “xương rồng”, “mặt lừa”, “dưa bở”; chân to chửi chân nhỏ là “góc bánh thiu”, “móng gò thối”, “chó chê tiền”… Đứng đầu phái “Triền túc” là Qua Hương Liên, đứng đầu phái “Thiên túc” là Ngưu Tuấn Anh – một cô gái vô cùng xinh đẹp. Trong một lần thi chân, Hương Liên sau khi nhìn thấy gan bàn chân phải của Tuấn Anh liền ngất đi và sau đó về nhà không lâu bà qua đời. Hương Liên mất rồi, Đào Nhi – một người hầu cận thân thiết của Hương Liên, đến gặp Tuấn Anh và nói cho cô biết cô chính là Liên Tâm – con gái của Bảo Liên nữ sĩ Hương Liên.

Gót sen ba tấc cho thấy một tập tục kì cục, tàn nhẫn, dã man của xã hội phong kiến Trung Quốc. Tập tục này không bắt nguồn từ tôn giáo như nhiều tập tục kì lạ của nhiều dân tộc trên thế giới, mà bắt nguồn từ một quan điểm thẩm mĩ quái gở của người khác giới với chị em, những người đàn ông có quyền thế ngang trời là vua chúa Trung Quốc, sau khi đã chơi chán các

kiểu “búp bê” - như sau này nhà văn lớn Na Uy Henrik Ibsen đã gọi1

. Chính vì thú nghiền gót sen của nam giới mà người phụ nữ phải chịu biết bao đau đớn, bất hạnh. Họ có thể được trọng dụng, cũng có thể bị khinh bỉ bởi chính đôi chân bó. Trong tác phẩm, Phùng Ký Tài đã cho chúng ta thấy rõ những điều này thông qua số phận của nàng Qua Hương Liên. Đi vào tác phẩm, trước hết chúng ta vô cùng ngạc nhiên và được mở rộng tầm mắt bởi những kiến thức mà tác giả đem lại. Bó chân cũng có thật nhiều kiểu, đi kèm với nó là những kiểu giày cũng vô cùng đặc biệt. Chúng ta hiểu được quy trình bó và giữ để có một gót sen thật đẹp. Chúng ta cũng hiểu được rằng, đối với nhiều người, gót sen là cả một nghệ thuật. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy tác phẩm là cách nhìn nhận văn hóa của Phùng Ký Tài. Không ít lần trong tác phẩm ta bắt gặp những từ ngữ mà tác giả để các nhân vật tự nói lên suy nghĩ của mình về chân bó như “đàn bà bó chân là đồ chơi”, “đánh mất vẻ tự nhiên, thiết tha giả tạo”, “chân bó hôi thối”, “đàn bà bó chân yếu đuối”…

Âm dương bát quái cũng là tiểu thuyết chương hồi “hiện đại” lại đề

Một phần của tài liệu đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của phùng ký tài (roi thần, gót sen ba tấc, âm dương bát quái) (Trang 33)