Nguồn gốc hình thành

Một phần của tài liệu đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của phùng ký tài (roi thần, gót sen ba tấc, âm dương bát quái) (Trang 80 - 83)

4. Phương pháp nghiên cứu và bố cục luận văn

3.1.1. Nguồn gốc hình thành

Theo những tài liệu lịch sử ghi lại thì tục để bím tóc của người Mãn Thanh có từ thời nhà Kim ở thế kỷ XII. Nhà Kim là triều đại do tộc Nữ Chân sáng lập. Sau khi Mông Cổ thôn tính xong Đại Kim quốc, có một bộ phận người Kim trốn thoát được, từ đó sản sinh ra bộ tộc Nữ Chân. Tại lãnh thổ của người Kim, nhà Kim bắt buộc người Hán phải tuân theo phong tục của người Nữ Chân, cạo nửa đầu để lại một chỏm tóc ở phía sau (gần 600 năm

sau nhà Mãn Thanh cũng áp dụng), mặc trang phục của người Nữ Chân. Trong cuộc nổi dậy vào thế kỷ XVII, với sự giúp đỡ của những người phản loạn nhà Minh (như tướng Ngô Tam Quế), người Mãn – vốn là tộc Nữ Chân, thu phục nhà Minh và lập ra nhà Thanh. Và sau này khi đã chiếm được nhà Minh, người Mãn đem phong tục của họ vào ép buộc dân chúng phải thực hiện. Trong đó có tục để bím tóc sau lưng.

Theo đó, phàm là đàn ông đều cạo trọc đầu ở phía trước trán và thắt tóc thành bím dài ở phía sau lưng. Nếu ai trái lệnh sẽ bị xử tử. Hồi ấy trong dân gian có câu: “Không để tóc mất đầu, để đầu mất tóc”.

Cuốn sách Mười đại mưu lược gia Trung Quốc đã kể lại như sau: Sau khi nhà Thanh tiến vào làm chủ Trung Nguyên, đã yêu cầu các dân tộc phải để tóc và ăn mặc theo kiểu truyền thống của dân tộc Mãn, tức đầu phải cạo phần trước trán, và số tóc còn lại thì đánh thành bím rồi để đằng sau ót. Trong khi đàn ông người Hán tộc, từ bấy lâu nay vẫn để tóc dài và búi thành búi tóc trên đỉnh đầu. Hơn nữa, các sĩ đại phu thường vẫn tôn trọng quan niệm “thân thể phu phát, thụ chi phụ mẫu, bất khả hủy thương” (thân thể da tóc, nhận từ cha mẹ, không thề hủy hoại và làm tổn thương), cho việc cạo tóc là điều tuyệt đối không thể làm được. Thực ra, kiểu tóc chỉ là vấn đề tập tục trong xã hội, cạo hay không cạo chẳng phải là chuyện to tát chết sống chi. Nếu áp dụng bằng phương thức thích hợp để hấp dẫn mọi người, thì rất có thể khiến mọi người noi theo và dần dần trở thành phổ biến, trở thành thời thượng. Nhưng, nếu lấy đó để làm tiêu chuẩn chính trị, nhất là trong một thời cơ chưa chín muồi, lại đem việc cạo đầu để làm thành tiêu chí phải chăng là chịu thần phục, cưỡng bách chấp hành, thì kết quả sẽ trái ngược lại.

Thật ra, ngay từ lúc Mãn Thanh mới tiến vào quan ải, đã từng xuống lệnh cạo đầu thắt bím, khiến “nhân dân hốt hoảng, bỏ trốn đi nơi khác hàng

nghìn, hàng vạn người”. Vì lúc bấy giờ tình hình chưa ổn định, Mãn Thanh chưa đứng vững chân nên Đa Nhĩ Cổn bất đắc dĩ phải thu hồi mệnh lệnh trên. Nhờ đó, mới tránh được một sự xáo trộn to lớn trong xã hội.

Nhưng đến năm thứ hai niên hiệu Thuận Trị (1645), sau khi nhà Thanh đã ở vào thế ổn định được trong cả nước, Đa Nhĩ Cổn lấy làm phấn khởi, cho rằng việc đoạt lấy thiên hạ là việc dễ dàng như trở bàn tay, nên ông ta tha hồ muốn làm gì thì làm. Thêm vào đó, lại có một số quan viên người Hán tộc muốn tỏ ra mình là người trung thành với triều đình Mãn Thanh, như Phùng Thuyên, Tôn Chi Hải và một số người nữa đã chủ động cạo đầu thắt bím, nhằm tích cực hưởng ứng ý đồ của Đa Nhĩ Cổn. Họ hăng hái ủng hộ việc tái ban lệnh cạo đầu thắt bím.

Sở dĩ có một số bộ phận quan viên người Hán nhiệt tình ủng hộ chủ trương “cạo đầu thắt bím” như thế, là có nguyên nhân. Sau khi nhà Thanh tiến vào quan ải, lúc hoàng đế lâm triều, các đại thần người Mãn và các đại thần người Hán đầu hàng, chia thành hai toán riêng biệt đứng ở dưới cung điện. Có một đại thần triều nhà Minh đầu hàng Mãn Thanh là Tôn Chi Hải, xuất thân tiến sĩ, muốn lấy lòng chúa mới người Mãn tộc, nên chủ động cạo đầu thắt bím, ăn mặc áo hẹp tay, cũng giống như người Mãn, rồi đứng chen vào đội ngũ của các đại thần người Mãn. Nhưng, các đại thần người Mãn đã đuổi ông ta ra. Ông ta đành phải trở lại đội ngũ của các hàng thần người Hán. Nhưng số hàng thần người Hán này cũng không cho ông ta đứng chung. Ông ta quá thẹn, nên mới dâng sớ tâu bệ hạ phải bắt mọi người theo tập tục mới, nếu không thì vẫn chưa thể coi là khuất phục được thiên hạ.

Do vậy, triều đình nhà Thanh mới quyết định ban bố lệnh cạo đầu. Khi tin tức truyền ra, cả triều đình xôn xao. Ngự sử đại phu Tôn Khai Tâm chỉ trích Phùng Thuyên và Tôn Chi Hải, cũng như một số người Hán khác tán

thành việc cạo đầu tóc bím là “bọn người tham địa vị và muốn được sự sủng tín”. Ban hành việc cạo đầu chỉ làm “trở ngại cho việc quy thuận của người Hán”. Nhưng Đa Nhĩ Cổn hoàn toàn không để ý chi tới lời phản đối của một số đại thần người Hán, mà vẫn ngang nhiên xuống lệnh nếu không tuân theo sẽ bị chặt đầu, chém không tha.

Sau khi lệnh cạo đầu được ban ra, mâu thuẫn dân tộc liền trở nên gay gắt, thậm chí, nó phát triển đến mức: “Thà giữ tóc chứ không giữ đầu, thà giữ đầu chứ không giữ tóc”. Lệnh cạo dầu thắt bím chẳng những gây ra làn sóng phản đối mãnh liệt trong bá tánh, mà còn làm chậm trễ tiến trình thống nhất thiên hạ của triều đình Mãn Thanh. Do vậy, có một số quan ngự sử dũng cảm dâng sớ liên tiếp lên nhà vua, tố cáo những quan chức có tương quan mật thiết đến lệnh cạo đầu thắt bím. Nhưng Đa Nhĩ Cổn là người có quyền lực áp đảo hẳn nhà vua còn trẻ tuổi. Do vậy, ai thuận theo ông ta thì tồn tại, ai chống ông ta thì bị trừ khử. Một số người phản đối lệnh cạo đầu thắt bím đã lần lượt bị truất phế. Còn những người ủng hộ lệnh này thì chẳng những không bị bãi quan, mà ngày càng được trọng dụng.

Người Hán dù phản kháng dữ dội nhưng đều bị trấn áp. Mãi tới cách mạng Tân Hợi năm 1911 sau khi nhà Thanh sụp đổ, lối để tóc này không còn nữa. Mặc dù không còn nữa nhưng lối để bím tóc dài sau lưng đã trở thành một nét văn hóa trong lịch sử Trung Quốc mà ngày nay chúng ta chỉ còn thấy trong sách vở hay các bộ phim, ảnh.

Một phần của tài liệu đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của phùng ký tài (roi thần, gót sen ba tấc, âm dương bát quái) (Trang 80 - 83)