Chất liệu văn hóa dân gian

Một phần của tài liệu đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của phùng ký tài (roi thần, gót sen ba tấc, âm dương bát quái) (Trang 69 - 80)

4. Phương pháp nghiên cứu và bố cục luận văn

2.1.3. Chất liệu văn hóa dân gian

Văn hóa có vai trò quan trọng trong đời sống con người, là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại.

Theo Từ điển Tiếng Việt, văn hoá được định nghĩa là: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”. Có những giá trị văn hoá mang tính hằng thể chung cho cả nhân loại, lại có những giá trị văn hoá mang tính đặc thù, chỉ có ở cộng đồng này mà không thấy rõ ở cộng đồng kia và ngược lại. Vì vậy, con người không chỉ là chủ thể của văn hoá, đối tượng của văn hoá mà còn là hiện thân của sự phản chiếu văn hoá, của môi trường sống. Văn hóa dân tộc được thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày, thể hiện qua các lễ hội, phong tục tập quán, ngôn ngữ… Ở đây, người viết không có tham vọng tìm hiểu hết những gì thuộc về văn hóa trong ba tác phẩm của Phùng Ký Tài, mà trong phạm vi hiểu biết của mình, mong muốn tìm hiểu một vài khía cạnh của văn hóa dân gian, đặc biệt của vùng Thiên Tân, được phản ánh trong đó.

Dấu ấn văn hóa trong các tác phẩm của Phùng Ký Tài được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Đọc những ba tác phẩm của ông, chúng ta có thể thấy trong đó những lời thiền, kinh, kệ, thơ phú, câu đối, vè, thần chú, có tục ngữ, dân ca, có câu hát trong vở kịch cổ, thơ dân gian, bát quái ca,…; có các loại hình hội họa, âm nhạc, võ thuật, thơ ca; có nhiều phong tục như lễ hội, thờ cúng tổ tiên, các lực lượng siêu nhiên, ma chay, cưới hỏi; có điềm mộng, điềm báo;…

Trước hết, ta bắt gặp trong Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái rất nhiều những lời ca tiếng nói của dân gian. Vè là một thể loại văn học dân gian kể chuyện bằng văn vần, được diễn xướng dưới hình thức nói hoặc

kể. Vè tham gia tương đối sâu vào mọi sinh hoạt hàng ngày của người dân. Đa số bài vè phản ánh hiện thực ở từng địa phương nhất định, biểu dương, chế giễu, phê phán những sự việc, những thói hư tật xấu hoặc phản ánh một vấn đề thời sự đặc biệt vừa diễn ra bộc lộ rõ thái độ của người dân trước những sự việc, sự kiện đó. Vì vậy, có thể thấy, vè mang tính thời sự, tính chất kể chuyện, tính chất địa phương, mộc mạc. Điều này chúng ta cũng thấy thể hiện rất rõ qua những bài vè trong sáng tác của Phùng Ký Tài. Ở những bài vè này, người đọc dễ nhận thấy tính thời sự cùng dấu ấn địa phương được thể hiện khá rõ. Chúng được đọc khi có một việc chuẩn bị xảy ra như chuyện Thủy Tinh Hoa và Hai Ngố chuẩn bị đánh nhau:

“Đánh một chập, nhộn một hồi

Miếu Nương Nương ngòi nước Trần Gia, Thuyền con cho năm bách,

Thuyền lớn tiền ngàn xỉa ra.” [33; tr.30]

Như trên đã trình bày, Thiên Tân là mảnh đất gần biển, có nhiều sông ngòi nên việc thờ cúng Hải Thần Nương Nương để cầu mong sự che chở là một phong tục lâu đời. Điều đó được phản ánh vào trong bài vè trên thông qua những chi tiết nhắc tới Nương Nương, “nước”, “thuyền lớn”, “thuyền nhỏ”. Nền văn hóa sông nước một lần nữa lại được phản ánh trong một loại hình thơ ca dân gian là vè.

Đồng Nhẫn An bất chợt cảm khái đọc mấy câu vè sau khi xem xong những bức tranh có thật, có giả. Bài vè được lưu truyền trong dân gian này ẩn chứa những đúc kết kinh nghiệm thực tiễn và những giá trị sâu sắc về lối sống và quan niệm đạo đức của nhân dân:

“Nước biển về đông chảy, Đất này khó bền lâu.

Thanh liêm chẳng đến đầu.” [33; tr.180]

Kinh nghiệm trong cuộc sống về những cái được mất, phúc họa cũng được phản ánh trong vè. Đến đây, vè không chỉ còn mang giới hạn của một địa phương mà đã mang trong mình dấu ấn của dân tộc. Đó là quan niệm sự vật luôn có hai mặt kiểu “tái ông thất mã”. Từ đó giáo dục con người lối sống thực tế, biết nhìn nhận sự việc theo nhiều chiều hướng khác nhau và biết chấp nhận những điều bất thường xảy ra trong cuộc sống:

“Là phúc không là họa, Là họa không là phúc.

Trong phúc tiềm phục họa, Trong họa thâm tàng phúc. Người đời chỉ tham phúc, Nào hay họa ở trong.

Người đời chỉ sợ họa, Không hiểu phúc bên trong.” [33; tr.459]

Cũng giống như trên, bài vè sau đây cũng phản ánh rất rõ cách nhìn của nhân dân về những kẻ có tài năng trong xã hội. Thường thì những kẻ có tài thường mai danh ẩn tích, không lộ danh tính, còn những kẻ bất tài lại thường hay đi rêu rao cái tài của mình để khoe với thiên hạ, giống như quy luật của tự nhiên:

“Có tên thường bất tài, Có tài thường không tên. Sấm rền không mưa xuống, Mưa, gió chẳng nổi lên. Dương Ba bán trà mì, Bỏ vừng thơm ở giữa Một bát húp nửa thôi,

Đã thơm lừng nhà cửa.” [33; tr.511]

Bên cạnh vè, câu đối (tiếng Hán là đối liên, tên gọi xưa của nó là đào phù) “cũng là một trong những hình thức văn học đặc biệt của Trung Quốc,

cũng là di sản văn học ưu tú của Trung Quốc” [12; tr.985]. Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: “Nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa”1 . “Nó lưu truyền tin tức, sự việc, những câu chữ nổi tiếng, không những làm tăng thêm sự thú vị, hiền hậu, cao nhã trong sinh hoạt văn hóa của người Trung Quốc mà còn là hình tượng sinh động phản ánh đặc trưng văn hóa của người Trung Quốc” [12; tr.985]. Do nhiều yếu tố, câu đối cuối cùng cũng trở thành một hình thức văn học rất đặc sắc của Trung Quốc và được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Đặc trưng của câu đối là trước hết yêu cầu số chữ bằng nhau, đồng thời lại phải đối nhau từng chữ, từng từ và thanh điệu, cả ý nghĩa cũng phải đối nhau, liên quan đến nhau. Số chữ của câu đối luôn luôn là số chẵn và chỗ dán câu đối cũng thể hiện một sự đối xứng.

Câu đối viết ra phần nhiều để ca ngợi đạo đức, nhắc nhở, răn dạy con người. Theo lời ông Cửu Cửu thì “câu đối viết đạo lí ở đời và làm người”. Nhà họ Hoàng khi cụ cố còn sống là một gia đình gia giáo, nề nếp. Câu đối được treo ở nhiều nơi “cửa nào cũng treo câu đối, không những chỉ cửa phòng trên mà cửa bếp, cửa nhà xe, cửa trước cửa sau đều có” [33; tr.524] và người làm trong nhà tất cả đều phải học thuộc.

Câu đối treo trên cột dạy người ta phải thường xuyên học tập để sống tốt bởi chính học tập làm cho con người ta sáng tỏ mọi việc:

“Học đoan phẩm tường do chính lộ, Văn tâm hoạt bát nhận nguyên đầu” (Học tốt đức rành do đường ngay,

Lòng văn sống động nhận đầu nguồn) [33; tr.524]

Câu đối ở cửa can ngăn con người làm việc xấu và phải thường xuyên tu dưỡng để bổ sung cho những cái mình còn thiếu sót:

1

“Thường tương cần bổ chuyết, vật dĩ ngụy tác năng” (Thường xuyên lấy chăm chỉ bổ khuyết cho vụng về, chớ coi sự dối trá là tài năng) [33; tr.525]

Câu đối ở cửa bếp đề cao sự thương yêu, đoàn kết của người cùng một nhà:

“Yên hỏa đãn kỳ nhất gia xử, Tử tôn duy nguyện thế đồng cư” (Nấu nướng chỉ mong ở một nhà,

Cháu con chỉ nguyện đời đời ở cùng nhau) [33; tr.525]

Câu đối treo ngoài cổng sau nhắc nhở con cháu phải luôn luôn biết giữ gìn truyền thống gia đình:

“Quang tiền dĩ chấn gia thanh cửu, Dụ hậu hoàn lưu thế trạch trường”

(Đời trước sáng sủa làm vang danh gia đình đã lâu, Đời sau dư giả còn để lại ơn đời dài) [33; tr.525]

Ngoài câu đối ở nhà họ Hoàng, chúng ta còn bắt gặp nhiều câu đối ở những nơi khác như câu đối hai bên cửa của một lán ảo thuật trong khu tạp viện vừa giới thiệu, vừa đúc kết kinh nghiệm ở đời:

“Có miệng hay không, hãy chuyển miệng môi thành miệng bóng, Là người hay ngợm, thử xem người giả bỡn người ngay.”

“Việc thiên hạ chẳng qua là trò rối,

Người trần gian hà tất phải nhận chân!” [33; tr.484]

Đọc những câu đối này, chúng ta nhận ra một điều: dù lối sống của thành thị, của phương Tây có len lỏi vào từng nếp sống của mỗi gia đình nhưng chí ít cũng có những con người vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa từ xa xưa. Nhưng sự mai một dần của những nét đẹp đó cũng chính là sự phản ánh điều ngược lại: lối sống vật chất của phương Tây đã lấn át dần lối sống tinh thần trong nhân dân. Sự dung hòa giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh

thần là một điều vô cùng khó khăn đòi hỏi con người ta cần có thái độ tích cực.

Các nhà nghiên cứu cho rằng: “Viết câu đối không chỉ là vấn đề kĩ xảo trên văn tự, nó là một bộ phận tạo thành sinh hoạt văn hóa của người Trung Quốc, phản ánh đặc trưng ý thức văn hóa của người Trung Quốc” [12; 992], mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người trong các mối quan hệ đối xứng,… Câu đối cũng chính là tổng hợp của nhiều loại hình như thơ ca, từ, khúc hay nghệ thuật thư pháp. Câu đối là biểu tượng văn hóa và cũng chính là biểu hiện trí tuệ của triết học Trung Quốc. Tác phẩm của Phùng Ký Tài không chỉ thể hiện những nét văn hóa truyền thống của Thiên Tân mà còn thể hiện rõ sự kết hợp giữa văn hóa địa phương và văn hóa quốc gia.

Đạo bùa, bùa chú, thần chú đã tồn tại lâu đời trong đời sống văn hóa và cả văn học Trung Quốc. Phàm là làm nhà, ma chay, cưới hỏi,… người ta đều xin các đạo bùa để dán quanh nhà nhằm trấn áp ma quỷ và cầu mong sự may mắn. Trong Tam quốc diễn nghĩa, Khổng Minh cũng đã dùng tới các đạo bùa để làm phép xin nổi gió Đông trong đại chiến Xích Bích. Đến ngày nay, tập tục này vẫn còn tồn tại và vẫn rất phổ biến. Đây là một hoạt động thuộc về tâm linh, tin vào sự phù trợ của các lực lượng siêu nhiên. Hoạt động viết, vẽ và đọc bùa chú này kết hợp với thắp nhang, khấn vái, hương án, bài vị tạo nên một không khí rất linh thiêng. Trong tác phẩm, trước khi ra trận đánh Tây, những người của tổ chức Nghĩa hòa đoàn đã tập hợp dân binh lại để cùng nhau khấn vái và đọc bùa chú:

“Ra roi ngựa phóng Núi Kỷ có Lão quân Chỉ một cái, cửa Trời mở Chỉ hai cái, cửa Đất tung

Hay một cậu dân binh khác đọc bài chú sau rồi biểu diễn Hầu quyền: “Bắc Lục trong hang áo sắt mang

Chặn ngay gió lửa chẳng lan tràn Đạo Trời ở trời, đạo Đất trên đất

Đại Thánh Tề Thiên che chở có Ngũ Lôi Cang” [33; tr.118] Trước khi ra trận, Hai Ngố còn được Tào sư phụ viết cho một lá bùa để nhét vào bím tóc:

“Nhà ở Hải Nam đông Nắng tắt núi Côn Lôn Cát khác nào băng tuyết

Pháo tịt, khói không tuôn” [33; tr.121]

Khi nhét lá bùa vào, Hai Ngố cảm thấy “chân tóc khắp đầu nóng rực lên như thực sực có sức mạnh bùa phép ngấm vào bím tóc của anh” [33; tr.121]. Anh tự nhủ: “Roi thần lại thêm sức mạnh của Nghĩa hòa thần quyền, bọn lông đỏ ắt đi đời” [33; tr.121]. Nhưng rồi cuối cùng cả đám dân binh ấy và cả Hai Ngố nữa cũng đều thua trận tan tác. Đạo bùa cho họ sự yên tâm, dũng cảm tiến vào trận địa của Tây để đánh Tây. Nhưng tất cả những điều đó là chưa đủ. Có lẽ Phùng Ký Tài muốn nhắn gửi ở đây là niềm tin là chưa đủ, phải có đủ những vật chất và sự chuẩn bị chu đáo mới mong giành được chiến thắng. Đây có lẽ là một sự cảnh tỉnh để cho người dân Thiên Tân hiểu rõ vị trí của người Thiên Tân và người Tây khác nhau như thế nào.

Thơ ca là một hoạt động văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người Trung Quốc, phản ánh cuộc sống và tâm hồn của người dân Trung Quốc. Đây là một trong những loại hình nghệ thuật ra đời sớm nhất trong văn học Trung Quốc. Từ những ngày đầu với Kinh thi, trải qua nhiều triều đại, hầu như thời đại nào cũng có những tác phẩm thơ ca và những tác giả nổi tiếng. Có lẽ đất Thiên Tân lại thuộc phương Bắc – là nơi ra đời của Kinh thi,

nên tất nhiên những bậc văn nhân được gọi là có tiếng ở Thiên Tân trong các tác phẩm của Phùng Ký Tài cũng có khả năng “ứng khẩu thành thơ”. Hãy quan sát hội thi chân ở nhà họ Đồng, những vị “nghiền gót sen” đã ứng đối, dẫn thơ và làm ra những vần thơ. Khi nói về lịch sử của chân bó, Đồng Nhẫn An cho rằng bó chân có từ đời Đường và dẫn ra những câu thơ trong bài Vịnh bức tranh Dương phi múa khéo của Từ Dụng Lý: “Khúc án nghê thường túy vũ bàn, Mãn thân hương hãn khiếp y đan, Lăng ba bộ tiểu cung tam thốn, Khuynh quốc mạo kiều hoa nhất đoàn” [33; tr.205]. Bài thơ này có từ “tam thốn” có nghĩa là “ba tấc”. Ngoài ra còn có thơ của Đỗ Mục, Bạch Lạc Thiên, Tiêu Trọng Khanh. Không chỉ dẫn thơ, “mấy ông lớn khoe khoang học vấn” (tên hồi thứ tư) còn cao hứng làm thơ.

Kiều Lục Kiều sau chén rượu ngà ngà bắt đầu: “Kim Liên đẹp,

Gấu xiêm rỡn xuân phong, Thước vàng đem đo vừa ba tấc, Yểu điệu thon thon đi trong tuyết, Thong thả thử hài hồng” [33; tr.282] Ngưu Phượng Chương đáp lại có phần thô tục:

“Kim Liên đẹp Ấy là chân mợ Cả,

Cầu đá tám trượng ngước trông theo Ai còn bảo chân ấy không đẹp,

Đáng uống nước đái mèo” [33; tr.283]

Thú uống rượu, ngắm trăng, làm thơ đã được các vị chuyển thành uống rượu, ngắm gót sen và làm thơ. Có thể thấy, gót sen của người phụ nữ trong xã hội Trung Quốc là mối quan tâm rất lớn và trở thành một thú chơi, thú vui cho nam nhân.

Trong ba tác phẩm, rất nhiều đoạn Phùng Ký Tài đã thêm vào đó những bài thơ. Đôi khi là những sáng tác được lưu truyền trong dân gian, đôi khi là những bài thơ do các nhân vật làm, đôi khi lại là những lời thơ do chính tác giả viết ra rất phù hợp với tình huống của câu chuyện.

Ngoài câu đối, vè, bùa chú, thơ ca, ta còn bắt gặp những câu hát ru, những câu tục ngữ, dân ca,… cũng mang đậm dấu ấn của văn hóa truyền thống. Bên cạnh thơ ca, võ thuật, hội họa, y thuật, âm nhạc, lễ hội và tập tục thờ cúng cũng được đề cập khá nhiều trong ba tác phẩm của Phùng Ký Tài.

Không ai phủ nhận võ thuật Trung Hoa, đặc biệt là quyền và thuật luyện khí công của người Trung Quốc. Khí công là di sản văn hóa xa xưa, rất thần kì của Trung Quốc giúp rèn luyện sức khỏe cho bản thân và tu dưỡng đạo đức. Trong Roi thần, ngay từ nhỏ Hai Ngố đã được cha dạy luyện khí công và tập công phu bím tóc. Công phu bím tóc gia truyền nhà Hai Ngố vốn xuất phát từ quyền phái của Thiếu Lâm tự mà Thiếu Lâm lại chính là một võ phái đặc trưng của phương Bắc “Phái Thiếu Lâm ở miền Bắc, phái Võ Đang ở miền Nam”. Văn hóa vùng miền có lẽ đã được tái hiện một cách rất khéo léo trong sáng tác của Phùng Ký Tài. Ngoài ra, trong cuộc đối đáp của Hai Ngố và Sách Thiên Hưởng trong Roi thần, thầy Long Đằng Vân và Mắt Xanh trong Âm dương bát quái, chúng ta cũng thấy được tài năng của Phùng Ký Tài trong việc tái hiện một cách khá đầy đủ kiến thức về quyền và khí công.

Có lẽ Phùng Ký Tài xuất thân từ một họa sĩ nên trong lĩnh vực hội họa,

Một phần của tài liệu đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của phùng ký tài (roi thần, gót sen ba tấc, âm dương bát quái) (Trang 69 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)