Thiên Tân từ 1860 trở đi

Một phần của tài liệu đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của phùng ký tài (roi thần, gót sen ba tấc, âm dương bát quái) (Trang 46 - 49)

4. Phương pháp nghiên cứu và bố cục luận văn

2.1.2. Thiên Tân từ 1860 trở đi

Ngày 24 tháng 10 năm 1860, chính quyền nhà Thanh kí với Vương quốc Anh hiệp ước Bắc Kinh và Thiên Tân bắt đầu chính thức chịu sự chi phối của nước ngoài, trở thành một hải cảng quan trọng và là cơ sở cho việc mở cửa biên giới phía bắc Trung Quốc và Trung Quốc hiện đại với phương Tây. Bằng việc hiện đại hoá quân đội Thiên Tân, cũng như đường sắt, điện tín, điện thoại, dịch vụ bưu chính, khai thác, giáo dục, tư pháp, xây dựng được hiện đại và mở rộng, Thiên Tân đã trở thành thành phố lớn thứ hai về công nghiệp và thương mại ở Trung Quốc. Sự mở cửa hải cảng Thiên Tân đã làm xuất hiện những tầng lớp mới trong xã hội như thị dân, tiểu thương và bắt đầu xuất hiện lối sống kiểu thành thị. Đồng thời cách sống và văn hóa phương Tây du nhập vào cũng ảnh hưởng rất lớn tới tâm lí và quan niệm của người dân. Một bộ phận biết hòa nhập và tiếp thu những cái tiên tiến của phương Tây để làm giàu thêm truyền thống nhưng có một bộ phận khác lại ra sức phủ nhận hoặc tôn thờ quá mức những cái mới đó. Vì vậy, vấn đề nhìn nhận một cách hợp lí là điều vô cùng cần thiết.

Về văn hóa, nền văn hóa thương nghiệp của Thiên Tân vốn có từ trước đến nay đã trở nên rõ nét hơn. Trong xã hội bắt đầu có những người sống theo cách của người Tây, dùng đồ của người Tây, cách ăn nói, cư xử và tư tưởng tự do, bình đẳng đã xuất hiện và đồng thời với đó là sự lãng quên, thờ ơ với văn hóa truyền thống của một bộ phận nhân dân. Để khắc phục những điều đó, Thiên Tân đã tiến hành tổ chức rất nhiều hoạt động văn hóa, đồng thời thực hiện các chủ trương sửa chữa, tôn tạo và xây dựng lại một số công trình văn hóa, bao gồm Đại sảnh âm nhạc Thiên Tân, Viện bảo tàng Thiên Tân, Thư viện Thiên Tân, Học viện mỹ thuật Thiên Tân,…

Về kinh tế - xã hội, ngày nay, thành phố cảng Thiên Tân luôn tấp nập, với bến bãi có sức chứa khoảng 400.000 côngtennơ một lúc. Hàng trăm tàu bè từ nhiều nước trên thế giới thường đến đây buôn bán. Thiên Tân còn được đánh giá là một trong những nơi có nhiều khoáng sản, dầu mỏ và khí đốt nhất Trung Quốc, với trữ lượng than cốc hơn 300 triệu tấn, nằm trong diện tích hơn 20 km vuông.

Thiên Tân còn nổi tiếng với những ngôi nhà cao tầng xây dựng theo kiến trúc châu Âu, với những công trình văn hóa đồ sộ, hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc Châu Á. Nếu ai đó muốn tìm một ví dụ về sự hòa trộn kiến trúc Âu – Á thì chắc chắn không nên bỏ qua Thiên Tân. Với tên gọi Ngũ Đại Đạo (Wu Da Dao), khu vực gần ngay trung tâm thành phố bao gồm 5 con đường chính Machangdao, Munandao, Dalidao, Chongqingdao và Chengdudao cùng nhiều đường nhỏ khác, là nơi gần 2000 biệt thự và tòa nhà do người Pháp, Đức, Ý, Anh, Tây Ban Nha… xây dựng nên trong những năm 1920 – 1930 và vẫn còn tồn tại đến nay. Ngày nay thành phố đã xây dựng một tháp phát thanh – truyền hình cao 415,2 mét, cao nhất Viễn Đông. Công trình kỳ vĩ này được xây dựng trên một hồ nước do chính người của thành phố thiết kế và thi công. Ở lưng chừng tháp, trên độ cao 257 mét, người ta đã cho xây một khách sạn quay có thể đón tiếp hơn 200 khách tham quan. Du khách đến đây được ngắm cảnh thành phố và thưởng thức những món ăn đặc biệt do các đầu bếp giỏi từ Quảng Đông nấu. Dưới chân tháp còn có phòng ăn, phòng khiêu vũ và sân khấu nhỏ dành cho những đêm nhạc hấp dẫn phục vụ du khách.

Thiên Tân có một khu phố rất đặc biệt: phố Cao Lâu. Thoạt đầu người ta tưởng đây là một khu chợ, với hai dãy nhà hai tầng nhưng có tới 300 cửa hàng ăn, được xây dựng trong vòng 100 ngày. Hầu như tất cả các tỉnh, thành

phố đặc khu của Trung Quốc đều có ít nhất một cửa hàng đại diện ở đây. Du khách đi bộ dọc theo đường phố sẽ được đặc biệt ấn tượng bởi những kiến trúc cổ điển lộng lẫy trong phong cách dân gian của triều nhà Thanh (1644 – 1911).

Sau 10 năm mở cửa, Thiên Tân đã có những bước phát triển nhảy vọt: nhiều công sở, khu vui chơi, hệ thống giao thông không ngừng được hiện đại hóa với nhiều cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ và môi trường sinh thái không bị tổn thương. Tập đoàn Airbus đã bắt đầu xây dựng nhà máy lắp ráp máy bay đầu tiên bên ngoài lãnh thổ châu Âu tại Thiên Tân. “Chẳng bao lâu nữa, Thiên Tân sẽ là quê hương của những phi thuyền con thoi phục vụ chương trình thám hiểm không gian của Trung Quốc”, ông Phó chủ tịch khu phát triển kinh tế kỹ thuật hào hứng dự báo.

Như vậy, văn hóa truyền thống và văn hóa sông nước trong thời kỳ đầu đã tạo nên hình thái ban đầu của nền văn minh thương nghiệp thành phố Thiên Tân, nhưng để kết tinh thành nền văn hóa thành phố Thiên Tân ngày nay là bắt đầu từ 150 năm trước, sự dẫn nhập nền văn minh công thương cận đại, nền văn hóa giáo dục khoa học kỹ thuật đã làm cho nền văn hóa của Thiên Tân lớn mạnh nhanh chóng, văn hóa của người dân trong thành phố cũng được phát triển1

. Nền văn hóa Thiên Tân khác với các nền văn hóa khác ở chỗ là vừa có tính mở cửa, vừa có tính tự hình thành, tạo ra một phong cách độc đáo.

1 Trích nguồn: http://zh.wikipedia.org/zh-

Một phần của tài liệu đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của phùng ký tài (roi thần, gót sen ba tấc, âm dương bát quái) (Trang 46 - 49)