Thiên Tân thời kỳ trước những năm 1860

Một phần của tài liệu đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của phùng ký tài (roi thần, gót sen ba tấc, âm dương bát quái) (Trang 43 - 46)

4. Phương pháp nghiên cứu và bố cục luận văn

2.1.1. Thiên Tân thời kỳ trước những năm 1860

Thiên Tân là vùng đất tận cùng của các con sông trước khi đổ ra biển, có lịch sử hình thành cách đây khoảng bốn nghìn năm. Theo các tài liệu lịch sử, vào thời nhà Nguyên, Thiên Tân được gọi là Trực Cô, là đầu mối vận chuyển, sau đó đặt trấn Hải Tân; vào nhà Minh bắt đầu được gọi là Thiên Tân bởi ý nghĩa bến đò dành cho nhà vua, và đặt đồn đóng quân tại Thiên Tân; vào nhà Thanh, đặt phủ Thiên Tân. Thời kỳ đầu của nền văn hóa Thiên Tân là

sự kết hợp giữa văn hóa Vận Hà (nền văn hóa thông thương trên sông nước) và văn hóa Hải Dương (nền văn hóa thông thương trên biển). Sự khai thông Kinh Hàng Đại Vận Hà (là một công trình giao thông vận chuyển trên sông lớn nhất, dài nhất Thế giới do con người làm ra) đã hình thành nên hình thái ban đầu của nền văn hóa truyền thống thành phố Thiên Tân, nhưng để tạo thành nền văn hóa thành phố Thiên Tân ngày nay là bắt đầu từ việc triều đại nhà Thanh mở rộng thông thương, nền văn minh công thương cận đại và sự dẫn nhập văn hóa phương Tây làm cho nền văn hóa truyền thống vốn có của Thiên Tân bị phai mờ, lấy sự hội tụ của văn hóa bốn phương làm đặc trưng, từ đó tạo ra nền văn hóa thành phố Thiên Tân có sự pha trộn giữa Trung – Tây.

Thiên Tân là nơi bắt nguồn, hưng thịnh và phát triển các loại hình Khúc Nghệ. Các loại hình nghệ thuật như: tuồng Thiên Tân, vè Thiên Tân, hát trống Đông Kinh, hát trống Kinh Vận, hát trống mảnh, sách vè,… được hình thành ở Thiên Tân. Còn các loại hình như: Kinh kịch, Bang tử Hà Bắc, tấu hài, Bình kịch, nói sách, kể chuyện, hát trống Mai Hoa, hát trống Tây Hà,… được phát triển và hưng thịnh ở Thiên Tân. Trong đó, kinh kịch và tấu hài đều là những đại biểu quan trọng trong nghệ thuật Khúc Nghệ Thiên Tân. Nghệ thuật dân gian của Thiên Tân được liệt vào danh sách di sản văn hóa phi vật chất cấp Quốc gia gồm có: Kinh kịch Thiên Tân, tuồng Thiên Tân, bản gỗ Niên họa (tranh tết) Dương Liễu xanh thành Thiên Tân, nghề nặn tượng đất màu Trương ở Thiên Tân, Tấu hài, Pháp cổ Tân Môn, Phi xoa Hán Cổ, Múa trống Kinh Vận,… Những hạng mục mở rộng khác còn có Bình kịch, Bang tử Hà Bắc, kỹ nghệ chế tác diều Ngụy Thiên Tân, Hoàng hội Thiên Tân,… Mặc dù di sản văn hóa phi vật chất của Thiên Tân rất nhiều, nhưng Di sản văn hóa phi vật chất vẫn nằm ở trạng thái thăng cấp thấp. Nghề nặn tượng đất màu Trương ở Thiên Tân là đại biểu nghệ thuật dân gian quan trọng của Thiên Tân, các

chủ đề sáng tác chủ yếu là dựa vào phong tục tập quán của dân gian, vũ đài kịch, câu chuyện dân gian, danh tác văn học,… Vì thế cho nên các tác phẩm được nặn ra có màu sắc đơn giản, nho nhã và rõ nét, tỉ mỉ trong việc dùng chất liệu, có thần có hồn. Từ sau khi tiến hành cải cách mở cửa, Thiên Tân đã tiến hành tổ chức rất nhiều hoạt động văn hóa, đồng thời thực hiện các chủ trương sửa chữa, tôn tạo và xây dựng lại một số công trình văn hóa.1

Về ngôn ngữ, Thiên Tân cũng là một trong những khu vực có ngôn ngữ tiêu chuẩn của Trung Quốc – tiếng Thiên Tân (Thiên Tân thoại). Đây là một loại tiếng địa phương của phương bắc, thuộc về Quan thoại Trung Nguyên, lưu hành chủ yếu ở Thiên Tân và các khu vực lân cận, dùng để chỉ những người nói tiếng địa phương trong khu vực mũi Triều Nam, gốc Triều Bắc của thành cổ Thiên Tân tạo thành khu tam giác gọi là “Thiên Tân phương ngôn đảo”. Mặc dù khu vực Thiên Tân có diện tích không lớn lắm, nhưng tiếng Thiên Tân ở các nơi vẫn có rất nhiều sự khác biệt. Người ta cho rằng, ngữ âm của tiếng Thiên Tân ở khu vực mở phía Nam là chính cống nhất (tức là ở khu vực trong thành cổ, phía Nam thành phố và khu vực lân cận cung Thiên Hậu). Sau này, trong quá trình giao lưu, thông thương ngày càng phồn vinh giữa Thiên Tân và Bắc Kinh, tiếng Thiên Tân bắt đầu chịu ảnh hưởng của tiếng Bắc Kinh.

Có thể nói, thời kỳ đầu, Thiên Tân là vùng đất phía Đông Bắc mang rất nhiều những đặc điểm riêng biệt với dấu ấn văn hóa địa phương hết sức phong phú và rõ ràng.

1Trích nguồn: http://zh.wikipedia.org/zh-

Một phần của tài liệu đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của phùng ký tài (roi thần, gót sen ba tấc, âm dương bát quái) (Trang 43 - 46)