Các tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bình thuận trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 45 - 53)

7. Cấu trúc của luận án

1.3.2. Các tiêu chí đánh giá

Trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch phải đảm bảo cân đối, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch phải đánh giá được mức độ bền vững của từng nhóm tiêu chí (kinh tế, xã hội và môi trường) làm cơ sở đánh giá mức độ bền vững của phát triển du lịch nói chung.

Nhóm tiêu chí đánh giá về phát triển kinh tế

 Tăng trưởng bình quân thu nhập du lịch

Tăng trưởng thu nhập du lịch là một trong những tiêu chí quan trọng nhất đánh giá hiệu quả và tính bền vững của hoạt động du lịch. Trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, hoạt động du lịch phải đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tỉ trọng GDP du lịch trong GDP của địa phương

Một trong những nguyên tắc quan trọng của phát triển du lịch trên quan điểm bền vững là chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương. Sự chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương từ hoạt động kinh tế du lịch được thể hiện ở nhiều khía cạnh, trong đó tỉ lệ đóng góp GDP du lịch trong tổng GDP địa phương là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ bền vững của hoạt động du lịch.

Tỉ lệ GDP du lịch trong cơ cấu GDP của địa phương được biểu thị bằng chỉ số M

và được xác định thông qua công thức sau:

N M = --- x 100% Np Trong đó: N = GDP du lịch; Np = Tổng GDP của nền kinh tế

Giá trị M càng cao, ổn định và tăng theo thời gian thì ngành du lịch càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Tiêu chí này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá đóng góp của du lịch trong nền kinh tế địa phương vì vậy được tính hệ số cao nhất, hệ số 3.

Tăng trưởng bình quân khách du lịch

Khách du lịch là yếu tố quyết định hình thành “cầu” du lịch, là động cơ, yếu tố chính thúc đẩy phát triển du lịch. Không có khách du lịch thì không có thu nhập du lịch, không có GDP du lịch. Lượng khách đến một điểm du lịch tăng nhanh chứng tỏ sự phát triển lớn mạnh của ngành du lịch. Tuy nhiên, lượng khách gia tăng quá nhanh các nguồn tài nguyên du lịch sẽ bị khai thác quá mức đáp ứng cho các nhu cầu của du khách dẫn tới tình trạng suy thoái và cạn kiệt nguồn tài nguyên, không đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Vì vậy, tiêu chí tăng trưởng bình quân khách du lịch được tính hệ số 2.

Mức chi tiêu bình quân ngày/khách

Phát triển du lịch thông thường hầu như chỉ quan tâm đến số lượng khách du lịch. Trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch coi trọng chất lượng của khách. So với việc đông khách nhưng thời gian lưu trú ngắn, mức chi tiêu thấp thì trường hợp ít khách song khách có thời gian lưu trú dài hơn, mức chi tiêu nhiều hơn đem lại hiệu quả cao hơn. Bởi điều này cho phép vẫn đảm bảo sự tăng trưởng về thu nhập du lịch trong khi hạn chế được chi phí cho việc phục vụ một lượng khách lớn hơn và hạn chế được tác động đến môi trường.

Cả hai tiêu chí: thời gian lưu trú bình quân của khách và mức chi tiêu bình quân ngày/khách đều được tính hệ số 2.

Tỉ lệ khách du lịch quay trở lại

Tỉ lệ khách quay trở lại điểm du lịch cũng có thể xem xét đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch, sự hấp dẫn cũng như chất lượng sản phẩm của điểm du lịch và sự hài lòng của khách. Các giá trị này có thể thông qua việc tiến hành các cuộc điều tra, phỏng vấn khách du lịch tại các khu, điểm du lịch hoặc thông qua việc phối hợp với các hãng lữ hành tổ chức các cuộc phỏng vấn. Con số này càng cao thì mục tiêu đặt ra cho phát triển bền vững càng có cơ sở thành công. Tiêu chí về tỉ lệ khách quay trở lại điểm du lịch được tính hệ số 1.

Các tiêu chí đánh giá về phát triển xã hội

Tăng trưởng bình quân lao động du lịch

Phát triển du lịch thông thường chỉ định hướng đến khách, đến một mục đích kinh tế, không ưu tiên cho cộng đồng, không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng địa phương. Trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch phải hướng tới cả ba mục đích: kinh tế, xã hội và môi trường. Du lịch phải góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện mức sống cho cư dân địa phương.

Du lịch là ngành mới phát triển so với nhiều ngành kinh tế, các lĩnh vực dịch vụ du lịch đòi hỏi lao động trẻ và có sức khỏe tốt. Du lịch phát triển mạnh là điều kiện thu hút nhiều lao động, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội.

Khuyến khích cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập mà còn làm cho họ trở thành chủ nhân của sự phát triển, có trách nhiệm hơn với tài nguyên, môi trường du lịch. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của du lịch. Tiêu chí này được tính hệ số cao nhất, hệ số 3.

 Đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Chất lượng phục vụ du lịch không chỉ là yếu tố nâng cao uy tín của ngành, của đất nước mà còn là một yếu tố quan trọng trong công cuộc cạnh tranh thu hút nguồn khách. Phát triển du lịch được coi là bền vững nếu như năng lực của cộng đồng tham gia dịch vụ kinh doanh du lịch ngày càng được tăng cường, được đào tạo một cách chuyên nghiệp đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự hội nhập và phát triển.

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ du lịch, đồng thời thể hiện được tính trách nhiệm của ngành du lịch đối với xã hội, đặc biệt là đối với cộng đồng trong phát triển bền vững. Vì vậy, tiêu chí này được tính hệ số 2 và được đánh giá theo 4 mức độ:

- Tốt: có mạng lưới giáo dục và đào tạo về du lịch từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đến đại học và sau đại học; các cơ sở có khả năng đào tạo nhân lực du lịch đạt chuẩn quốc gia và quốc tế; 85 - 100% lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu hội nhập và phát triển.

- Tương đối tốt: có mạng lưới giáo dục và đào tạo về du lịch từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đến đại học; 65 - 84% lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

- Trung bình: có mạng lưới giáo dục và đào tạo về du lịch từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đến đại học; 50 - 64% lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

- Yếu: dưới mức trung bình.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về PTDL bền vững:

Phát triển du lịch thông thường chỉ định hướng đến mục đích kinh tế. Phát triển du lịch có khả năng làm suy thoái văn hoá truyền thống, thương mại hóa các hoạt động lễ hội, làm mất vẻ đẹp văn hoá truyền thống của địa phương. Sự phát triển du lịch ồ ạt có thể làm thay đổi một số hệ giá trị như lối sống cá nhân, quan hệ gia đình,

tập quán bản địa và cả lễ nghi truyền thống khi mà người dân địa phương trực tiếp hay gián tiếp quan hệ tiếp xúc với du khách.

Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục ý thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong việc bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn và phát triển các giá trị nhân văn, truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa hết sức to lớn đối với phát triển du lịch bền vững.

Tuy nhiên, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài và sự hợp tác tích cực từ nhiều phía trong đó có ngành du lịch. Vì vậy, tiêu chí này được tính hệ số 1 với các mức độ: - Tốt: công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển du lịch bền vững đạt hiệu quả cao; các ngành, các cấp và cộng đồng có nhận thức tốt về phát triển du lịch bền vững; tài nguyên và môi trường du lịch được bảo vệ tốt.

- Tương đối tốt: công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển du lịch bền vững đạt hiệu quả khá cao; các ngành, các cấp và cộng đồng có nhận thức khá tốt về phát triển du lịch bền vững; phần lớn tài nguyên và môi trường du lịch được bảo vệ.

- Trung bình: công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển du lịch bền vững được tổ chức bằng nhiều hình thức; nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch bền vững còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch chưa chặt chẽ, chưa tạo sức mạnh cho phát triển du lịch.

- Yếu: chưa đạt trung bình.

Tỉ lệ cộng đồng địa phương đồng thuận với sự phát triển du lịch

Sự đồng thuận của cộng đồng địa phương chiếm tỉ lệ cao là dấu hiệu tốt cho thấy sự phát triển hài hòa của kinh tế du lịch với lợi ích của cộng đồng. Điều này có ý nghĩa hết sức lớn lao, tạo ra môi trường xã hội lành mạnh đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Để đánh giá nội dung này, rất cần thiết phải tiến hành các hoạt động điều tra phỏng vấn cộng đồng địa phương. Tiêu chí này được tính hệ số 2.

Du lịch phát triển thu hút ngày càng đông du khách cả khách quốc tế và khách nội địa, nhiều đối tượng khách khó có thể kiểm soát được đồng thời các tệ nạn xã hội sẽ có cơ hội phát sinh. Vì vậy, an ninh và trật tự an toàn xã hội có nguy cơ bị đe doạ.

Trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch phải đảm bảo xây dựng được môi trường xã hội thân thiện, cảm giác an toàn cho du khách. Những biểu hiện đu bám, chèo kéo, tranh giành khách, nạn trộm cắp tài sản của khách du lịch, bán hàng kém chất lượng, nâng giá, ép giá… đối với khách du lịch là những biểu hiện không lành mạnh, làm mất lòng tin của khách, đánh mất tính bền vững của du lịch.

Tuy nhiên, hiệu quả của việc giữ gìn trật tự trị an ninh, an toàn cho du khách không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của ngành du lịch mà còn phụ thuộc vào sự nỗ lực của chính quyền và sự phối hợp của các ngành có liên quan. Vì vậy, tiêu chí này được tính hệ số 1 và được đánh giá theo 4 mức độ:

- Tốt: an toàn cho du khách được đảm bảo tuyệt đối; không có trường hợp du khách bị tử vong trong quá trình du lịch; khách có thiện cảm với cộng đồng địa phương; khách du lịch không bị phiền hà quấy nhiễu. Ngành du lịch chủ động phối hợp tốt với các ngành chức năng giải quyết tốt và kịp thời các sự cố bất thường về du lịch.

- Tương đối tốt: an toàn cho du khách được đảm bảo tốt; không có trường hợp du khách bị tử vong trong quá trình du lịch; không có biểu hiện xung đột giữa khách và cộng đồng địa phương; tuy nhiên, khách vẫn còn cảm thấy chưa thoải mái bởi hiện tượng đu bám, chèo kéo, tranh giành khách. Ngành du lịch phối hợp khá tốt với các ngành chức năng giải quyết các sự cố bất thường về du lịch.

- Trung bình: an toàn cho du khách cơ bản được đảm bảo tốt; không có biểu hiện xung đột giữa khách và cộng đồng địa phương; tuy nhiên, có thể vài trường hợp du khách bị tử vong do rủi ro trong quá trình du lịch; vẫn còn xảy ra hiện tượng đu bám, chèo kéo, tranh giành khách; còn xảy ra nạn trộm cắp tài sản của khách du lịch, còn hiện tượng bán hàng kém chất lượng, nâng giá, ép giá đối với khách du lịch. Sự phối hợp giữa các ngành có liên quan giải quyết các sự cố bất thường về du lịch chậm, hiệu quả chưa cao.

- Yếu: chưa đạt trung bình, hoặc có xảy ra dịch bệnh bùng phát hoặc xảy ra tình trạng khủng bố khách du lịch.

Các tiêu chí đánh giá về bảo vệ môi trường

Môi trường là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Khác với nhiều ngành kinh tế khác, trong quá trình phát triển, mối quan hệ nhân quả giữa môi trường và hoạt động du lịch rất chặt chẽ vì vậy sự suy giảm chất lượng môi trường sẽ dẫn đến sự giảm sút tính hấp dẫn các sản phẩm du lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững.

 Tỉ lệ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong tổng số các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có hệ thống thu gom và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường

Trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch phải đảm bảo lưu lại cho thế hệ tương lai nguồn tài nguyên không kém hơn so với những gì mà các thế hệ trước được hưởng. Điều này có nghĩa là trong quá trình khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch cần phải tính đến các giải pháp ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Bên cạnh những nỗ lực chung của toàn xã hội, của các ngành kinh tế khác, ngành du lịch trước hết phải có trách nhiệm với tài nguyên và môi trường. 100% các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch phải có hệ thống thu gom và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

Tiêu chí về tỉ lệ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có hệ thống thu gom và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường được tính hệ số cao nhất, hệ số 3.

 Tỉ lệ rác thải tại các khu, điểm du lịch được thu gom xử lý

Việc gia tăng nhanh khách du lịch tại các khu, điểm du lịch sẽ đi đôi với gia tăng áp lực khai thác tài nguyên, tăng lượng chất thải từ hoạt động du lịch, không đảm bảo được quá trình tự làm sạch, tăng nguy cơ suy thoái môi trường. Vì vậy, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch là tiêu chí quan trọng cần được xem xét, đánh giá nỗ lực của ngành du lịch đối với công tác bảo vệ môi trường.

Tỉ lệ chất thải tại các khu, điểm du lịch được thu gom xử lý càng cao thì phát triển du lịch càng gần với mục tiêu phát triển bền vững. Tiêu chí này được tính hệ số 2.

Trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch phải đi đôi với gìn giữ và nâng cao giá trị tài nguyên du lịch.

PTDL được coi là bền vững nếu như số lượng các điểm du lịch cũng như các nguồn tài nguyên du lịch được quan tâm đầu tư, bảo vệ chiếm tỷ lệ cao.

Ở Việt Nam, hầu hết các nguồn tài nguyên du lịch đều được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước, mọi hoạt động khai thác hay đầu tư đều phải tuân theo các văn bản pháp quy quy định. Vì vậy, việc phân biệt giữa điểm du lịch “được bảo vệ” với điểm du lịch “chưa được bảo vệ” để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch là điểm du lịch đó

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bình thuận trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)