Phát triển du lịch theo ngành

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bình thuận trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 86 - 109)

7. Cấu trúc của luận án

2.2.1. Phát triển du lịch theo ngành

2.2.1.1. Khách du lịch

Khách quốc tế

Năm 1995, toàn tỉnh chỉ đón được 5.300 lượt khách quốc tế, đến năm 2000 Bình Thuận đón 40.000 lượt, năm 2005 lên 128.000 lượt, năm 2010 lên 250.000 lượt khách quốc tế.

Đặc biệt năm 2009, năm chịu ảnh hưởng mạnh nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, dịch cúm A/H1N1 bùng phát lây lan nhanh trên diện rộng, giá cả thị trường tài chính có nhiều biến động, lượng khách du lịch thế giới đã giảm 4,2%, doanh thu du lịch thế giới giảm 5,7%, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm 11% so với năm 2008. Trong khi đó, tại Bình Thuận hoạt động du lịch vẫn ổn định, khách du lịch quốc tế đến Bình Thuận không giảm sút mà vẫn tăng 13,8% so với năm 2008.

Từ năm 1995 đến nay, tốc độ tăng trưởng trung bình lượng khách quốc tế đến Bình Thuận khá cao: giai đoạn 1995 – 2000 là 44,65%/năm, giai đoạn 2001 – 2005 là 28,75%/năm và giai đoạn 2006 – 2010 là 14,37%/năm.

Bảng 2.12: Khách du lịch Bình Thuận giai đoạn 2000 – 2010

Năm

Khách du lịch (nghìn lượt khách) Cơ cấu (%)

Tổng Khách nội địa Khách quốc tế Tổng Khách nội địa Khách quốc tế 2000 460 420 40 100 91,1 8,9 2001 840 770 70 100 91,7 8,3 2002 1.120 1.030 90 100 91,3 8,7 2003 848 770 78 100 89,9 10,1 2004 1.001 904 97 100 90,3 9,7 2005 1.251 1.123 128 100 89,8 10,2 2006 1.552 1.402 150 100 90,3 9,7 2007 1.802 1.624 178 100 90,1 9,9 2008 2.001 1.806 195 100 90,4 9,6

2009 2.200 1.978 222 100 89,9 10,1

2010 2.500 2.250 250 100 90 10

Nguồn số liệu: Niên giám Thống kê Bình Thuận

So với tốc độ tăng trưởng trung bình lượng khách quốc tế của Việt Nam và vùng DHNTB trong cùng thời kỳ trên thì Bình Thuận luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (Việt Nam là 14,1%, 10,7% và 9,1% và DHNTB là 13,6%, 23,6% và 11,6%).

Hàng năm thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa cao điểm Bình Thuận đón khách quốc tế, chủ yếu là khách tránh đông từ châu Âu đến nghỉ dưỡng biển kết hợp du lịch thể thao biển. Trong số khách quốc tế, nhiều nhất là khách Nga và Đức (năm 2010, khách Nga chiếm 32%, khách Đức chiếm 16% tổng số khách quốc tế), tiếp đến là Pháp, Mỹ, Thụy Điển, Hàn Quốc, Úc, Hà Lan, Anh, Thụy Sỹ, … Kinh tế Nga hiện tăng trưởng khá ổn định, chất lượng cuộc sống của cư dân ngày càng được cải thiện, số người đi du lịch ra nước ngoài đang tăng lên nhanh chóng. Điểm đến ưa thích của khách Nga là các nước có nắng ấm, bãi biển đẹp, con người thân thiện, chế độ chính trị ổn định... Bình Thuận là một trong những điểm đến đáp ứng tiêu chí lựa chọn của du khách Nga khi đi du lịch nước ngoài. Khách Nga đến Bình Thuận tăng nhanh, từ 4,1% năm 2005 lên 13,1% năm 2008 và 32% vào năm 2010.

Bảng 2.13: Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế tỉnh Bình Thuận

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

CH Liên Bang Đức 13,7 14,2 11,9 15,0 15,9 16,0 Liên Bang Nga 4,1 5,7 8,7 13,1 25,6 32,0 Hoa Kỳ 10,5 10,0 10,4 8,1 6,8 6,1

Pháp 10,9 9,4 10,0 8,1 6,5 6,2

CH Hàn Quốc 7,8 7,1 9,7 7,0 6,3 6,5 Ô-xtrây-li-a 5,8 6,1 7,2 6,2 5,1 5,4 Các nước khác 47,2 47,5 42,1 42,5 33,8 27,8

Trên 80% khách quốc tế đến Bình Thuận với mục đích nghỉ dưỡng kết hợp tham quan danh lam thắng cảnh và tìm hiểu văn hoá bản địa. Thu hút được nhóm khách này có nhiều lợi thế. Hầu hết, khách có trình độ văn hoá nhất định, họ có ý thức bảo vệ môi trường, chính họ là người tuyên truyền quảng bá góp phần phát triển du lịch bền vững. Thời gian lưu trú của họ tương đối dài và khả năng thanh toán tương đối cao, góp phần đáng kể cho nguồn thu của ngành đồng thời cũng tạo ra nguồn thu lớn cho địa phương. Xét trên quan điểm bền vững thì sự phát triển của thị trường này là ổn định. Cần có những chiến lược cụ thể về sản phẩm, về thị trường để thu hút nhóm khách này.

Khách du lịch với mục đích thương mại là nhóm khách cao cấp có khả năng chi trả cao, đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao. Nhóm này đến Bình Thuận chiếm tỉ trọng thấp, khoảng 2 – 3%. Họ thường đi riêng lẻ, thời gian lưu lại không lâu, đối với họ thời gian là “vàng” nên trước khi đến họ đã tìm hiểu nghiên cứu rất kỹ các cơ hội và khả năng hợp tác đầu tư, họ thường ở các khách sạn thương mại cao cấp từ 4 - 5 sao. Đón tiếp khách du lịch thương mại có ý nghĩa và hiệu quả về nhiều mặt. Số lượng khách ít nên không gây áp lực đến tài nguyên, môi trường, cơ sở vật chất kỹ thuật ít bị xuống cấp, có điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm và các dịch vụ du lịch, đội ngũ nhân viên có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tuy số lượng thấp nhưng khả năng chi trả rất cao nên nguồn thu không nhỏ.

Bảng 2.14: Cơ cấu khách quốc tế theo mục đích chuyến đi

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Mục đích chuyến đi Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

Du lịch nghỉ ngơi 89,09 84,97 92,66 86,19 101 83,5 Thăm họ hàng, bạn bè 1,32 3,13 1,67 1,65 3 2,5 Thông tin báo chí 0,99 3,13 0,33 1,33 2 1,7 Thương mại 3,31 2,19 0,67 3,21 4 3,3 Công tác, hội nghị, tập huấn 1,32 3,45 3,00 4, 01 5 4,1 Các mục đích khác 3,97 3,13 1,67 3,61 6 4,9

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 121 100,0

Cùng với sự phát triển của lượng khách du lịch, thời gian lưu trú của khách quốc tế cũng tăng đều qua các năm. Thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế năm 2005 là 2,34 ngày/lượt khách, năm 2007 lên 2,71 và năm 2010 là 3,3 ngày/lượt khách, luôn cao hơn thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

Bảng 2.15: Độ dài lưu trú của khách du lịch quốc tế

tại Bình Thuận và Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2005 – 2010

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Đơn vị tính ngày/lượt khách

Duyên hải Nam Trung Bộ 1,4 1,45 1,45 1,5 1,55 1,6 Bình Thuận 2,34 2,64 2,71 2,83 3,07 3,1

Nguồn: Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Niên giám thống kê Bình Thuận

Về hình thức đi du lịch, khách quốc tế có xu hướng đi theo tour nhiều hơn. Năm 2006 là 40%, năm 2008 lên 48,3% và năm 2010 là 66,9%.

Bảng 2.16: Cơ cấu khách quốc tế theo hình thức tổ chức đi du lịch

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Hình thức đi Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

Đi theo tour 40,00 35,11 48,33 57,1 81 66,9 Tự sắp xếp 60,00 64,89 51,67 42,9 40 33,1

Tổng 100 100 100 100 121 100

Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận và kết quả khảo sát của tác giả năm 2010

Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng máy bay, Bình Thuận chưa có sân bay, nên khách đến Bình Thuận thường phải thông qua một tỉnh khác, sau đó đến Bình Thuận bằng phương tiện ô tô.

Bảng 2.17: Khách quốc tế đến Bình Thuận theo hình thức vận chuyển

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Hình thức vận chuyển Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Đến bằng ô tô 88,34 88,12 84,32 82,13 99 81,82 Đến bằng tàu hoả 9,00 10,00 14,33 16,15 20 16,53 Đến bằng phương tiện khác 2,66 1,88 1,35 1,72 2 1,65 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 121 100,00

Hầu hết khách quốc tế đến Bình Thuận thông qua du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, cần khai thác lượng khách này thông qua liên kết vùng trên cơ sở phát huy lợi thế Bình Thuận có bờ biển dài, đẹp và có nhiều Resort mà thành phố Hồ Chí Minh không có và quãng đường thành phố Hồ Chí Minh – Phan Thiết không xa lắm, thuận cho việc đi lại.

Năm 2006 khách đến bằng ô tô chiếm 88,34%, năm 2008 là 84,32%, năm 2010 là 81,82%. Nhờ sự nỗ lực của tỉnh tăng cường phương tiện vận tải phục vụ du lịch, đầu tư đưa tàu du lịch chất lượng cao tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Phan Thiết nên khách đến bằng tàu hỏa ngày càng tăng (từ 9% năm 2006 lên 16,53% năm 2010).

Bảng 2.18: Mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế tại Bình Thuận

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Bình quân chi tiêu 1 lượt khách 2,077 2,396 2,752 3,460 4,193 5,019 Bình quân chi tiêu 1 ngày khách 0,889 0,906 1,017 1,231 1,367 1,619

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

Khoảng 92% khách quốc tế có nhu cầu sử dụng các dịch vụ lưu trú. Phần lớn trong số đó có nhu cầu lưu trú ở khách sạn cao cấp (các resort đầy đủ tiện nghi, khách sạn 3 sao trở lên) do vậy mức chi tiêu bình quân thường gấp 3 lần so với khách nội địa và lưu trú nhiều ngày hơn.

Năm 2010 so với năm 2005 mức chi tiêu bình quân/ lượt khách và mức chi tiêu bình quân ngày/khách của khách quốc tế tăng 2 lần. Độ dài ngày lưu trú tăng từ 2,34 lên 3,1 ngày.

Bảng 2.19: Cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế tại Bình Thuận

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Tiền thuê phòng 30,1 32,1 31,1 32,6 33,5

Tiền ăn uống 28,1 28,7 29,1 30,5 31,5

Tiền đi lại 17,4 13,2 17,8 10,4 10,1

Chi phí tham quan 9,0 8,9 9,0 6,8 6,4

Chi mua hàng hoá, quà lưu niệm 10,2 10,0 10,4 10,2 10,1

Chi dịch vụ văn hoá, thể thao 2,0 2,9 1,5 5,1 5,5

Chi phí y tế 0,2 0,7 0,5 1,2 1,3

Chi khác 3,0 3,5 0,6 3,2 1,6

Trong cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế tại Bình Thuận, tiền thuê phòng và ăn uống chiếm 60 - 65%, tiền đi lại khoảng 10 - 15%. Điều này cho thấy chi tiêu cho các dịch vụ khác như vui chơi giải trí, tham quan, mua sắm... chưa nhiều.

Theo kết quả khảo sát 121 khách quốc tế tại các khách sạn và resort (Bình Minh, Đồi Dương, Little Mui Ne Resort, Pandanus Resort and Spa, Sea Lion Resort, Hoàng Ngọc Resort) năm 2010, có 85,1% khách quốc tế hài lòng về du lịch Bình Thuận. Khách quay trở lại Bình Thuận có xu hướng tăng cả về số lượng tuyệt đối và giá trị tương đối. Năm 2006 khách quay trở lại Bình Thuận chiếm 39,4%, năm 2008 chiếm 54%, năm 2010 chiếm 55,4%. Nhìn chung, khách quốc tế có ấn tượng tốt về du lịch Bình Thuận,

Bảng 2.20: Khách quốc tế theo số lần đến Bình Thuận

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Số lần đến Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Đến lần đầu tiên 60,6 48,0 46,0 45,5 54 44,6 Đến lần thứ 2 30,8 36,0 37,0 36,7 44 36,4 Đến lần thứ 3 trở lên 8,6 16,0 17,0 17,8 23 19,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 121 100,0

Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận và kết quả khảo sát của tác giả năm 2010

Có thể nói, số lượng khách quốc tế đến Bình Thuận tăng khá nhanh. Song, chiếm tỷ trọng thấp (khoảng 10%/năm) so với tổng số khách du lịch toàn tỉnh nên tổng chi tiêu của khách quốc tế luôn luôn thấp hơn tổng chi tiêu của khách nội địa. Điều này cho thấy bên cạnh việc đẩy mạnh thị trường quốc tế, cần hết sức quan tâm khai thác thị trường nội địa.

Khách nội địa

Thị trường khách du lịch nội địa luôn chiếm tỉ trọng cao (90% tổng số khách du lịch hàng năm).

40 70 90 78 97 128 150 178 195 222 250 420 770 1030 770 904 1123 1402 1624 1806 1978 2250 0 500 1000 1500 2000 2500 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Khách quốc tế Khách nội địa

0 500 1.000 1.500 2.000 Tỷ đồng 2.500 Nghìn lượt 2.500 1.890 1.424 1.061 803 611 440 334 277 199 178 Thu nhập du lịch

Biểu đồ 2.4: Khách du lịch và thu nhập du lịch tỉnh Bình Thuận

Nguồn số liệu: Niên giám Thống kê Bình Thuận

1995 19961997 19981999 20002007 20022003 2004200520062007 20082009 2010 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 Lư ợt k h ách Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Ninh Thuận Bình Thuận

Biểu đồ 2.5: Khách du lịch nội địa của Bình Thuận và các tỉnh DHNTB

Nguồn số liệu: Viện NCPTDL

Lượng khách nội địa đến Bình Thuận tăng liên tục qua các năm (xem biểu đồ 2.4). Giai đoạn 1995 - 2000 có tốc độ tăng trưởng bình quân 81,9%/năm, giai đoạn 2001 – 2005 là 26,7% và giai đoạn 2006 – 2010 là 15,2%. So với Việt Nam và vùng

DHNTB trong cùng thời kỳ thì Bình Thuận đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (Việt Nam là 22,5%, 7,4% và 12,5% và DHNTB là 16,4%, 25,0% và 18,4%).

Bảng 2.21: Khách du lịch nội địa của Bình Thuận và vùng DHNTB

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Khách du lịch (nghìn lượt)

Khách nội địa vùng DHNTB 3.648 4.610 5.475 6.418 7.049 8.443 Khách nội địa tỉnh Bình Thuận 1.123 1.402 1.624 1.806 1.978 2.250

Cơ cấu (%)

Khách nội địa vùng DHNTB 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Khách nội địa tỉnh Bình Thuận 25,0 25,3 23,9 23,4 24,1 23,2

Nguồn : Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận , Tổng cục Thống kê, Viện NCVPTDL

Trong vùng DHNTB, khách nội địa đến Bình Thuận luôn đạt kỉ lục cao nhất. Năm 2010, Bình Thuận đón 8.443 lượt trong số 2.250 lượt khách nội địa toàn vùng (xem biểu đồ 2.5).

Hàng năm, khách nội địa đến Bình Thuận so với tổng số khách nội địa vùng DHNTB chiếm tỉ khoảng 23 – 25%. Điều này càng khẳng định sức hút của du lịch Bình Thuận và vị trí thuận lợi của Bình Thuận trong việc đón khách từ thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn khách khách nội địa đến Bình Thuận chủ yếu là từ thành phố Hồ Chí Minh (trên 70%), các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ và các tỉnh lân cận (20%).

Bảng 2.22: Cơ cấu thị trường khách nội địa tỉnh Bình Thuận

Thị trường Tỷ trọng (%)

Khách từ TP HCM 70

Khách từ các tỉnh lân cận 20

Từ các tỉnh khác trong cả nước 10

Tổng 100

Khách nội địa đến Bình Thuận với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng chiếm tỷ lệ lớn nhất (trên 60%), họ đi du lịch quanh năm nhưng tập trung vào dịp hè và các ngày lễ, các ngày nghỉ cuối tuần.

Bảng 2.23: Cơ cấu khách nội địa theo mục đích chuyến đi

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Mục đích chuyến đi Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

Du lịch nghỉ ngơi 73,95 64,68 59,58 60,25 120 61,54 Thăm họ hàng, bạn bè 2,16 9,22 9,17 9,75 15 7,69

Thông tin báo chí 9,53 2,70 5,00 4,75 10 5,13

Thương mại 8,01 5,67 4,42 4,00 8 4,10

Công tác, hội nghị, tập huấn 3,81 13,05 17,16 16,50 34 17,44

Các mục đích khác 2,54 4,68 4,67 4,75 8 4,10

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 195 100,00

Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận và kết quả khảo sát của tác giả năm 2010

Nhóm khách du lịch công vụ tăng nhanh về số lượng và tỷ trọng (từ 3,81% năm 2006 lên 17,44% năm 2010), đối tượng chính là cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp… họ thường kết hợp công tác với du lịch, loại hình du lịch này cũng diễn ra quanh năm.

Theo hình thức tổ chức đi du lịch, phần lớn khách nội địa đến Bình Thuận bằng hình thức tự sắp xếp chuyến đi, năm 2006 chiếm 79,7%, năm 2008 chiếm 81,2%, năm 2010 là 66,7%. Khách đi theo tour chiếm tỷ lệ thấp, năm 2006 chiếm 20,3%, năm 2008 chỉ chiếm 18,8%, gần đây các cơ quan có xu hướng tổ chức đi theo tour đến Phan Thiết nhiều hơn nên tỷ lệ này tăng lên 33,3% vào năm 2010. Du lịch lữ hành cần mở rộng các điểm tham quan trên cơ sở bố trí các tuyến đi hợp lý để nâng tỷ lệ này lên.

Bảng 2.24: Cơ cấu khách nội địa theo hình thức tổ chức đi du lịch

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Hình thức đi du lịch Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Đi theo tour 20,25 21,56 18,83 35,2 65 33,3 Tự sắp xếp 79,75 78,44 81,17 64,8 130 66,7

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 195 100,00

Số ngày lưu trú của khách nội địa không cao, chỉ đạt khoảng 1,5 ngày/lượt khách.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bình thuận trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 86 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)