7. Cấu trúc của luận án
3.1.4. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch
Căn cứ thực trạng phát triển du lịch Bình Thuận và du lịch Việt Nam trong thời gian qua và các định hướng phát triển du lịch Bình Thuận trong thời gian tới, có thể dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2020 như sau:
3.1.4.1. Khách du lịch
Trên cơ sở thực trạng tăng trưởng khách du lịch của Việt Nam và Bình Thuận trong giai đoạn 1995 - 2010 và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, dự báo tăng trưởng trung bình khách du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn
2011 - 2020 khoảng 10%/năm (trong đó, khách quốc tế tăng 13%/năm, khách nội địa tăng 9,5%/năm). Tính toán theo dự báo trên, đến năm 2015, Bình Thuận sẽ đón khoảng 4.000.000 khách du lịch (trong đó khoảng 460.000 khách quốc tế và 3.540.000 khách nội địa), năm 2020 sẽ đón khoảng 6.450.000 khách du lịch (trong đó khoảng 850.000 khách quốc tế và 5.600.000 khách nội địa).
3.1.4.2. Buồng lưu trú
Nhu cầu lưu trú của khách có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, với số ngày lưu trú của khách, với công suất sử dụng buồng trung bình. Hiện nay, khoảng 92% khách quốc tế đến Bình Thuận có nhu cầu sử dụng các dịch vụ lưu trú, tỉ lệ này đối với khách nội địa là 78%. Trong tương lai, sẽ đầu tư xây dựng các dự án du lịch quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, kéo dài thời gian lưu trú của khách, nhu cầu lưu trú sẽ tăng lên, khách quốc tế khoảng 95%, khách nội địa khoảng 85% sử dụng các dịch vụ lưu trú.
Số ngày lưu trú trung bình hiện nay đối với khách quốc tế là 3,3 ngày, khách nội địa là 1,52 ngày. Dự báo, đến năm 2015, số ngày lưu trú trung bình đối với khách quốc tế là 3,5 ngày, khách nội địa là 1,7 ngày; đến năm 2020, số ngày lưu trú trung bình đối với khách quốc tế là 4, khách nội địa là 2 ngày.
Số giường trung bình trong một buồng hiện nay của hệ thống khách sạn, nhà nghỉ khoảng 1,5 – 1,8 đối với khách quốc tế và 2 - 3 đối với khách nội địa. Trong thời gian tới, sẽ không tăng hệ số chung buồng của khách, mà nâng cao chất lượng buồng, phát triển dịch vụ cao cấp. Hệ số chung buồng của khách quốc tế sẽ là 1,8 và khách nội địa là 3.
Theo tính toán của Tổ chức du lịch thế giới, để kinh doanh khách sạn có lãi thì công suất buồng trung bình phải đạt trên 50%. Công suất buồng trung bình hiện nay (giai đoạn 2005 – 2010) của Bình Thuận là 53,7%/năm. Dự báo công suất này sẽ đạt 60% vào năm 2015 và 65% vào năm 2020.
Số lượng buồng lưu trú được tính theo công thức [44]:
Số lượt khách x số ngày lưu trú
(365 ngày x (Công suất sử dụng x (Số giường trung bình trong năm) buồng trung bình năm) trong một buồng)
Theo công thức và các dự báo trên về lượt khách, số ngày lưu trú, công suất sử dụng buồng, số giường trung bình, có thể dự báo nhu cầu số buồng lưu trú năm 2015 khoảng 13.800 và năm 2020 khoảng 23.700
3.1.4.3. Thu nhập du lịch
Trên cơ sở thực trạng tăng trưởng thu nhập du lịch của Việt Nam và Bình Thuận trong giai đoạn 1995 - 2010 và dự báo tăng trưởng trung bình thu nhập du lịch của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 16,5%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 12,5%/năm, có thể dự báo tăng trưởng trung bình thu nhập du lịch Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 20%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 19%/năm. Tính toán theo dự báo, thunhập du lịch Bình Thuận năm 2015 sẽ đạt khoảng 6.100 tỷ đồng và năm 2020 đạt khoảng 14.500 tỷ đồng.
3.1.4.4. GDP du lịch
Hiện nay tổng GDP du lịch của tỉnh chiếm khoảng 70% tổng thu nhập dịch vụ du lịch (sau khi trừ đi khoảng 30% chi phí trung gian), không kể vận chuyển công cộng.
Căn cứ trên các số liệu dự báo về khách du lịch, thu nhập du lịch, có thể dự báo khả năng đóng góp GDP du lịch Bình Thuận vào GDP của tỉnh năm 2015 là 4.270 tỷ đồng và năm 2020 là 10.150 tỷ đồng.
3.1.4.5. Nguồn nhân lực du lịch
Lao động ngành du lịch năm 2010 là 8.610 người. Hiện nay trung bình sử dụng 1,26 lao động (trực tiếp + gián tiếp)/buồng lưu trú. Giai đoạn 2010 – 2020 trung bình 1 buồng khách quốc tế cần 1,5 lao động trực tiếp, 1 buồng khách nội địa cần 1 lao động trực tiếp. Và cứ 1 lao động trực tiếp cần 2 lao động gián tiếp.
Bảng 3.1: Chỉ tiêu sử dụng lao động du lịch Bình Thuận
Đơn vị tính: người
Năm 2015 2020
Lao động trực tiếp/phòng khách quốc tế 1,5 1,5
Lao động trực tiếp/phòng khách nội địa 1 1
Lao động gián tiếp phát sinh từ lao động trực tiếp 2 2
Theo đó, năm 2015 du lịch Bình Thuận cần 14.300 lao động trực tiếp và 28.600 lao động gián tiếp; năm 2020 cần 24.700 lao động trực tiếp và 49.400 lao động gián tiếp.
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu PTDL tỉnh BT giai đoạn 2010 – 2020
TT Hạng mục Đơn vị tính 2010 2015 2020 I Tổng lượng khách Lượt khách 2.500.00 4.000.000 6.450.000 1 Khách du lịch quốc tế 250.000 460.000 850.000 - Khách tham quan 20.000 23.000 42.500 - Khách lưu trú 230.000 437.000 807.500 2 Khách du lịch nội địa 2.250.000 3.540.000 5.600.000 - Khách tham quan 495.000 531.000 840.000 - Khách lưu trú 1.755.000 3.009.000 4.760.000 II Buồng lưu trú Buồng 9.500 13.800 23.700 III Lao động ngành du lịch Người 19.460 43.500 87.100 Lao động trực tiếp 8.610 15.800 31.700
Lao động gián tiếp 10.850 27.700 55.400
IV Thu nhập du lịch
Tỷ đồng 2.500 6.100 14.500
V GDP du lịch 1.750 4.270 10.150
Nguồn: Số liệu gốc năm 2010 của sở VH-TT-DL Bình Thuận; Tính toán dự báo các chỉ tiêu phát triển của tác giả.