7. Cấu trúc của luận án
1.1.3. Nguyên tắc phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững
Phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững trước hết phải tuân thủ các nguyên tắc chung của phát triển du lịch.
Luật Du lịch Việt Nam khẳng định DL là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, phát triển du lịch phải đảm bảo các nguyên tắc sau [31]:
- Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá – lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn XH.
- Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
- Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch.
- Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
- Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.
Phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững đồng thời phải thực hiện các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững [75]:
(1) Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý. (2) Giảm thiểu chất thải ra môi trường.
(3) Phát triển gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng.
(4) Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội.
(5) Chú trọng việc chia sẻ lợi ích và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động phát triển du lịch.
(6) Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về TN và MT.
(7) Chú trọng việc xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội.
(8) Tăng cường tính trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến du lịch.
PTDL trên quan điểm bền vững là một xu thế của thời đại. Một số yếu tố chỉ thị có thể nhận biết những dấu hiện của sự PTDLBV [75]:
+ Tỷ lệ các khu, điểm du lịch được bảo vệ, tôn tạo càng cao chứng tỏ rằng chiến lược PTDL của địa phương đó càng gần với mục tiêu PTBV.
+ Quản lý được áp lực môi trường tại điểm du lịch, xác định được những giới hạn biến đổi có thể chấp nhận được về môi trường.
+ Số lượng khách quay lại càng cao thì mục tiêu đặt ra cho phát triển bền vững càng có cơ sở thành công.
+ Có sự phối hợp đồng bộ về quan điểm và các hỗ trợ kỹ thuật tương ứng giữa chính quyền và các ban ngành của địa phương trong việc tổ chức và giám sát thực hiện các dự án quy hoạch du lịch nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
+ Mức độ thoả mãn của người dân địa phương là cơ sở đánh giá việc thực thi nội dung của phát triển bền vững.
+ Phát triển du lịch phải đảm bảo thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các địa phương có diễn ra hoạt động du lịch.
+ Đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo hướng bền vững.
+ Mức độ đóng góp của ngành du lịch cho công tác bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch.
+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch
Tóm lại, trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch phải đảm bảo thực hiện được ba nguyên tắc cơ bản: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường và mười nguyên tắc cụ thể tương ứng (xem bảng 1.1).
Bảng 1.1. Nguyên tắc phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững
Nguyên tắc phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững
1.Phát triển kinh tế
1. Phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương.
2. Phát triển du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao. 3. Xúc tiến, quảng bá du lịch có trách nhiệm.
2.Phát triển xã hội
4. Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào các HĐDL. 5. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo hướng bền vững.
6. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về PTDLBV.
7. Phối hợp liên ngành có liên quan để cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển du lịch.
3. Bảo vệ môi trường
8. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý. 9. Phát triển du lịch đi đôi với hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải.