7. Cấu trúc của luận án
2.1.2. Tài nguyên du lịch
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Bình Thuận có địa hình đa dạng là điều kiện thuận lợi phát triển nhiều loại hình du lịch.
- Đồi núi chiếm khoảng 45% diện tích tự nhiên của tỉnh. Vùng này khí hậu trong lành, nhiều cảnh quan thiên thiên đẹp, có thể phát triển các loại hình du lịch núi – hồ, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm.
- Đồng bằng chiếm khoảng 35% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, hệ thống tài nguyên du lịch hấp dẫn gắn với các dạng thảo nguyên và rừng tái sinh, các hồ nước, làng nghề thủ công truyền thống, trang trại thanh long... Vùng đồng bằng ven biển thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch cộng đồng gắn với các làng nghề ven biển kết hợp du lịch đồng quê, mua sắm và thưởng thức các sản vật địa phương nổi tiếng như Thanh Long, Hồng Xiêm, Mãng Cầu..., trải nghiệm đời sống lao động sản xuất của cư dân địa phương.
- Đồi cát và cồn cát ven biển chiếm khoảng 20% diện tích. Khu vực đồi cát ven biển Bình Thuận có thể tổ chức các loại hình du lịch dã ngoại, thăm quan chụp ảnh lưu niệm, tham gia các trò chơi trên cát (trượt cát, lướt ván trên cát, khinh khí cầu, đi bộ trên cát...). Ngoài ra có thể khai thác sản phẩm du lịch gắn với hồ nước trên cát với các loại hình như chèo thuyền, bơi lội, câu cá, cắm trại, tổ chức các trại sáng tác thường niên. Nét khác biệt của Bình Thuận là có những vùng cát đỏ, nhóm cát này ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Những nơi cát đỏ gắn kết, gió và nước bào mòn tạo nên các kiến trúc phong thành rất đặc trưng và đa dạng, tạo nên các khu vực cảnh quan cục bộ đầy đủ những dạng tháp, trụ nhũ, các cụm nấm, suối hồng… tuy không lớn nhưng kỳ lạ, tạo nên các quần thể công viên cát đỏ, sản phẩm du lịch đặc sắc không bị trùng lặp với nơi khác. Khối đất cát đỏ lớn nhất phân bố ở bắc và đông nam Phan Thiết.
Dưới tác động của gió biển, các đồi cát di động có xu hướng dịch chuyển dần vào nội địa. Nghiêm trọng nhất là khu vực cát di động ở xã Chí Công, Liên Hương, Bình Thạnh (Tuy Phong) và xã Hoà Thắng (Bắc Bình). Quá trình di động cát và hiểm hoạ sa mạc hoá, xói lở bờ biển thật sự trở thành mối đe dọa đến môi trường sinh thái và sự phát triển ổn định bền vững của kinh tế xã hội của tỉnh, trở ngại cho vấn đề bảo tồn cũng như phát triển cảnh quan du lịch. Sa mạc hoá hiện mới chỉ xảy ra cục bộ ở một số
khu vực ven biển, song tốc độ ngày càng tăng và có nguy cơ gắn kết với nhau tạo thành những khu vực lớn, rất khó khắc phục. Vùng cát ven biển có tiềm năng tài nguyên quặng titan sa khoáng vào loại có triển vọng trong khu vực. Việc khai thác titan đang làm ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Nơi khai thác, toàn bộ lớp phủ thực vật bề mặt bị bóc đi, nền đất bị xáo trộn, tăng nguy cơ xói mòn, thoái hóa đất và kéo theo các hiện tượng cát bay, cát chảy, cát lấn sâu vào đất liền và tất yếu cả hệ thống tự nhiên cũng bị biến đổi theo, ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch ven biển.
Bảng 2.1: Danh mục các bãi biển có khả năng khai thác du lịch
TT Tên bãi biển Địa điểm
1 Bãi biển Cà Ná Vĩnh Tân, Tuy Phong
2 Bãi biển Bình Thạnh Bình Thạnh, Tuy Phong
3 Bãi Đá con đa màu Bình Thạnh, Tuy Phong
4 Bãi biển Lạch Vũng Môn Hòa Thắng, Bắc Bình
5 Bãi Chùa Hòa Thắng, Bắc Bình
6 Bãi Hòn Nghề Hòa Thắng, Bắc Bình
7 Bãi biển Long Sơn suối nước Long Sơn, Phan Thiết 8 Bãi biển Gành - Hòn Lao Mũi Né, Phan Thiết
9 Bãi biển Hòn Rơm Mũi Né, Phan Thiết
10 Bãi biển Rạng Hàm Tiến, Phan Thiết
11 Bãi biển Đồi Dương - Thương Chánh Hưng Long, Phan Thiết 12 Bãi biển Tiến Thành Tiến Thành, Phan Thiết
13 Bãi biển Hố Lỡ Tiến Thành, Phan Thiết
14 Bãi biển Hòn Lan Tân Thành, Hàm Thuận Nam
15 Bãi biển Thuận Quý Khe Gà Thuận Quý, Hàm Thuận Nam
16 Bãi biển Cam Bình Tân Phước, La Gi
17 Bãi biển Đồi Dương Hòa Minh, La Gi
18 Bãi biển Hà Lãng Tân Thắng, Hàm Tân
19 Bãi biển Sơn Mỹ Sơn Mỹ, Hàm Tân
20 Bãi biển Hòn Tranh Tam Thanh, Phú Quí
21 Bãi Doi Dừa Ngũ Phụng, Phú Quí
22 Bãi Nhỏ Gành Hang Tam Thanh, Phú Quí
Nguồn: Sở VH,TT &DL Bình Thuận
-Bờ biển: Bình Thuận có đường bờ biển dài 192 km chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, nhiều nhánh núi ăn lan ra biển tạo nên những mũi đất (Mũi La Gàn, Duồng, Mũi Nhỏ, Mũi Né, Kê Gà… ) chia bờ biển thành những vùng lõm sâu vào đất liền như Cà Ná – Vĩnh Hảo, La Gàn, Phan Thiết, La Gi… tạo cảnh quan thiên nhiên hữu tình. Toàn tỉnh có 22 bãi biển lớn nhỏ.Các bãi biển phân bố ở gần quốc lộ 1A và tuyến đường ven biển khá thuận lợi đón khách du lịch đến tắm biển, lặn biển, tham quan đáy biển, kết hợp với thể thao thuyền buồm, lướt ván, du thuyền….
Bãi biển Đồi Dương - Thương Chánh cách trung tâm thành phố Phan Thiết hơn 1km, dương liễu được trồng dọc theo bãi biển và trên ngọn đồi yên ắng, thoáng đãng, ít nơi nào có thể sánh kịp về mặt bằng, vẻ xanh tươi, mát mẻ, sạch sẽ.
-Đảo: vùng biển Bình Thuận khá nhiều đảo như: Cù Lao Cau (Tuy Phong), Hòn Nghề (Bắc bình), Hòn Lao (Phan Thiết), Hòn Bà (Hàm Tân), Phú Quí (Phú Quý). Các đảo có môi trường trong lành, rất thích hợp cho việc tổ chức các loại hình du lịch biển – đảo. Lớn nhất là đảo Phú Quý, diện tích 16 km2
, cách thành phố Phan Thiết khoảng 120 km, thuận lợi cho phát triển các tuyến du lịch đường biển quốc gia – quốc tế.
Khí hậu
Bình Thuận nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiệt độ ôn hòa (trung bình năm 26 - 270
C), nhiều gió, nhiều nắng (348 - 360 ngày nắng/năm), lượng mưa thấp và tập trung, các hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm.
Tốc độ gió ven biển khá lớn (trung bình khoảng 6 – 7m/s) và ổn định, tạo điều kiện phát triển các loại hình thể thao trên biển đang có sức hấp dẫn đối với du khách nước ngoài như lướt ván diều, lướt ván buồm, dù lượn, ca nô siêu tốc… Năng lượng gió vô hạn, thân thiện với môi trường, sạch và bền vững cũng đã được tỉnh đầu tư khai thác. Điện gió không chỉ tạo ra năng lượng mà còn nâng tầm cho ngành công nghiệp không khói. Cùng với Mũi Né, hình ảnh ấn tượng, dãy chong chóng khổng lồ sừng sững hướng ra biển, cảnh đẹp tưởng chỉ nhìn thấy ở các nước châu Âu (châu lục dẫn đầu thế giới hiện nay về sản xuất phong điện) sẽ trở thành điểm nhấn của du lịch Bình Thuận.
Đặc điểm khí hậu tạo cho tỉnh nhiều lợi thế so sánh. Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, trong khi các tỉnh phía Bắc trải qua mùa đông lạnh thì Bình Thuận thời tiết nắng ấm, ít mưa, bầu trời trong xanh. Đây là mùa đón khách du lịch quốc tế từ các nước, các khu vực có mùa đông khắc nghiệt, mùa hè nắng nóng đến nghỉ dưỡng biển kết hợp du lịch thể thao biển. Từ tháng V đến tháng X, trong khi nhiều tỉnh miền Trung có những ngày chịu thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của bão lụt, gió Lào khô nóng, Nam Bộ có những ngày ngập lụt trên diện rộng thì Bình Thuận lại không chịu ảnh hưởng của gió Lào, ít bị ảnh hưởng của bão, không bị ngập lụt nghiêm trọng dài
ngày. Điều này giúp cho tỉnh một ưu thế vượt trội, hơn hẳn nhiều tỉnh trong cả nước về số ngày có thể đón khách du lịch.
Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình cao, số giờ nắng cao, lượng bốc hơi lớn nên môi trường sinh thái hết sức khắc nghiệt và nhạy cảm, tính đa dạng sinh học dễ bị tổn thương. Vì vậy, phát triển du lịch phải đặc biệt chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái.
Tài nguyên nước - Nước mặt:
Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi hệ thống 7 lưu vực sông chính là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cà Ty, sông Quao, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà. Nhìn chung sông suối trên địa bàn tỉnh ngắn, độ dốc lớn, khả năng giữ và điều tiết nước kém, ít thuận lợi cho giao thông và khai thác cho du lịch. Nguồn nước phân bố mất cân đối theo không gian và thời gian. Lưu vực sông La Ngà thừa nước thường bị ngập úng nhưng Tuy Phong, Bắc Bình, ven biển (lưu vực sông Phan, sông Dinh), thiếu nước trầm trọng, có những nơi như vùng Tuy Phong, Bắc Bình, dấu hiệu báo động tình trạng hoang mạc hoá đã xuất hiện.
Trên địa bàn tỉnh, 10 thác nước có thể khai thác phục vụ du lịch. Hùng vĩ nhất là thác Sương Mù, độ cao thác khoảng 70 - 80m, sức nước mạnh tạo ra sương mù bao phủ cả một không gian rộng. Thấp hơn thác Sương Mù là thác Trượt dài khoảng 30m, tương đối bằng phẳng với nhiều dòng thác thấp nên nhiều người có thể cùng trượt thác. Chếch về bên phải thác Trượt là thác Đầu Trâu có hai dòng thác tựa như 2 sừng trâu cùng đổ xuống từ độ cao hơn 30m. Ba thác này có thể kết hợp tạo nên chùm thác khai thác cho du lịch thắng cảnh. Tuy nhiên, hoạt động du lịch ở các địa điểm này vẫn chưa phát triển.
Bảng 2.2: Danh mục thác nước có khả năng khai thác du lịch
STT Tên thác Địa điểm
1 Thác Ba Tầng Đa Mi, Hàm Thuận Bắc 2 Thác Chín Tầng Đa Mi, Hàm Thuận Bắc 3 Thác TaZun Đa Mi, Hàm Thuận Bắc 4 Thác Mưa Bay Đa Mi, Hàm Thuận Bắc 5 Thác Đa My Đa Mi, Hàm Thuận Bắc 6 Thác Sương Mù Đức Phú, Tánh Linh 7 Thác Trượt Đức Phú, Tánh Linh
8 Thác Đầu Trâu Đức Phú, Tánh Linh 9 Thác Bà Đức Thuận, Tánh Linh 10 Thác K’reo Đức Tín, Đức Linh
Nguồn: Sở VH, TT&DL Bình Thuận
Bình Thuận có số lượng hồ khá lớn, một số hồ đã bắt đầu khai thác để phát triển các sản phẩm du lịch như hồ Hàm Thuận - Đa Mi, hồ Bàu Trắng, hồ Sông Quao...
Hồ thủy điện Hàm Thuận rộng 2.500ha, nằm trên độ cao 605m, khí hậu quanh năm mát mẻ, không khí trong lành, có nhiều đồi cây và núi ven hồ, lòng hồ có nhiều đảo nhỏ. Hồ Đa Mi có diện tích 625 ha, nằm trên độ cao 325m, xung quanh có nhiều đồi, núi, khe, thác, vùng núi lân cận là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người với đời sống và nền văn hoá rất đa dạng và đặc sắc. Vùng hồ thuỷ điện Hàm Thuận – Đa Mi có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch núi – hồ, được tỉnh quy hoạch thành cụm du lịch.
Bảng 2.3: Danh mục hồ có khả năng khai thác du lịch
STT Tên hồ Địa điểm
1 Hồ Đá Bạc Vĩnh Hảo, Tuy Phong 2 Hồ Cà Giây Bình An, Bắc Bình 3 Hồ Piccin Chợ Lầu, Bắc Bình 4 Hồ thủy điện Đại Ninh Đại Ninh, Bắc Bình 5 Hồ Bàu Trắng Hòa Thắng, Bắc Bình 6 Hồ Hàm Thuận – Đa mi Đa Mi, Hàm Thuận Bắc
7 Hồ Sông Quao Hàm Trí, Thuận Hòa, Hàm Thuận Bắc 8 Hồ Núi Đất Tân Tiến, La Gi
9 Hồ Biển Lạc Gia An, Tánh Linh 10 Hồ Trà Tân Tân Hà, Đức Linh
Nguồn: Sở VH,TT &DL Bình Thuận
- Nước dưới đất:
Nguồn nước ngầm của tỉnh ít, nhiều nơi bị nhiễm mặn, phèn. Nước sinh hoạt của cư dân chủ yếu dựa vào khai thác các nguồn nước ngầm. Hoạt động du lịch đòi hỏi rất lớn về lượng nước sạch phục vụ nhu cầu của khách. Bình Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước. Các nguồn nước toàn tỉnh nói chung, nhất là khu vực ven biển rất hạn chế. Phần lớn việc khai thác nước ngầm tầng nông chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ. Trong điều kiện chưa có khả năng điều tra mở rộng các mỏ nước ngầm mới, việc tăng nhanh nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt đặc biệt là khu vực ven biển, nơi tập trung trên 80% các điểm du lịch của tỉnh sẽ làm tăng mức độ suy thoái
và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác. Khả năng xâm nhập mặn rất cao khi áp lực các bể chứa giảm mạnh do việc khai thác quá mức cho phép. Nguy cơ làm mất cân bằng nước rất lớn. Hậu quả của nó là làm tăng áp lực sử dụng tài nguyên nước, đe dọa sự phát triển bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế – xã hội nói chung.
Đảo Phú Quí đầy tiềm năng du lịch, nhưng diện tích nhỏ, nhiều đồi dốc với độ cao từ 15 - 20 mét, không có sông suối lớn trên bề mặt, lượng mưa thấp, số giờ nắng trong năm cao, gió mạnh, nơi đây thật sự khó khăn về nước ngọt trong tương lai, khi mà dân số gia tăng, nhu cầu phát triển kinh tế và du lịch đòi hỏi nước ngọt ngày một nhiều hơn.
Trên địa bàn tỉnh, một số suối khoáng có thể khai thác cho du lịch. Suối khoáng nóng Vĩnh Hảo (Tuy Phong), được phát hiện từ thế kỷ XIV, Trung tâm tắm khoáng – tắm bùn Vĩnh Hảo đã được xây dựng phục vụ du lịch. Suối khoáng nóng Bưng Thị nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, có nhiệt độ đến 76o
C. Suối khoáng Bưng Thị kết với khu BTTN Tà Cú có thể khai thác trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, điều dưỡng chữa bệnh, du lịch sinh thái rừng, vui chơi giải trí hấp dẫn khách du lịch. Suối khoáng nóng Phong Điền (Tân Thuận, Hàm Thuận Nam), thích hợp cho việc ngâm tắm chữa bệnh. Suối khoáng nóng Đa Kai (Đa Kai, Đức Linh) có nhiệt độ 50oC, là mỏ nước khoáng cực kỳ quý hiếm, mỏ nước khoáng duy nhất của Việt Nam có thành phần iốt thiên nhiên, có thể khai thác công nghiệp và phát triển du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh.
Bảng 2.4: Danh mục suối khoáng có thể khả năng khai thác du lịch
TT Tên suối khoáng Địa điểm
1 Suối khoáng nóng Vĩnh Hảo Tuy Phong 2 Suối khoáng nóng Bưng Thị Hàm Thuận Nam 3 Suối nước nóng Phong Điền Hàm Thuận Nam 4 Suối nước khoáng Văn Lâm Hàm Thuận Nam 5 Suối nước khoáng Đa Kai Đức Linh
Nguồn: Sở VH,TT &DL Bình Thuận
- Biển:
Bình Thuận có vùng biển rộng lớn, diện tích lãnh hải 52.000 km2
. Sóng biển thay đổi từ hướng Đông Đông Bắc (tháng 1 – 4), chuyển sang hướng Tây Tây Nam (tháng
5 - 10), và hướng Đông Bắc (tháng 11,12). Độ sóng cao trung bình 1 - 1,2m, cực đại 2,5m. Vùng Hàm Tiến – Mũi Né trong mùa gió Tây Nam, chiều cao sóng trung bình ven bờ từ 1 – 3m. Nhìn chung chế độ hải văn hết sức thuận lợi phát triển các loại hình du lịch thể thao trên biển. Với lợi thế này, nhiều giải thể thao qui mô quốc gia, quốc tế đã bước đầu được tổ chức tại vùng biển Bình Thuận.
Tuy nhiên, vùng biển Bình Thuận cũng đang gặp nhiều sự cố môi trường. Ven biển Bình Thuận những năm gần đây đã xuất hiện những vệt dầu trôi dạt vào bờ, những viên dầu vón cục gặp nắng tan chảy, nhiều du khách không dám tắm biển.
Hiện tượng “thủy triều đỏ” (ngư dân thường gọi là “bột báng”) tại vùng biển Bình Thuận thường xuất hiện vào tháng 3 đến tháng 8, mật độ và địa điểm xuất hiện khác nhau, thời gian mỗi đợt khoảng từ 7 đến 15 ngày. Mỗi khi có thủy triều đỏ, các khu du lịch ven biển đều hoạt động cầm chừng, thậm chí bị các Công ty lữ hành hủy tour du lịch. Đây là một trong những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu đánh giá sự phát sinh, phát triển và những giải pháp mang tính cơ bản và lâu dài nhằm giảm thiểu các thiệt hại do thủy triều đỏ gây ra.
Tài nguyên sinh vật
Rừng chiếm khoảng 40,7% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Thuộc hệ rừng nhiệt đới Nam Tây Nguyên, rừng của Bình Thuận được đánh giá là khá phong phú về chủng loại,