Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bình thuận trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 116 - 136)

7. Cấu trúc của luận án

2.2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển

phát triển bền vững

2.2.3.1. Về phát triển kinh tế

Tăng trưởng bình quân khách du lịch

Bảng 2.36. Khách du lịch Bình Thuận và vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Năm Tổng số khách du lịch (khách) Tỉ trọng (%) DHNTB Bình Thuận DHNTB Bình Thuận 2005 5.020.650 1.251.000 100,0 25,0 2006 6.145.732 1.552.000 100,0 25,3 2007 7.539.243 1.802.000 100,0 23,9 2008 8.567.270 2.001.000 100,0 23,4 2009 9.132.880 2.200.000 100,0 24,1 2010 10.782.000 2.500.000 100,0 23,2

Nguồn:Viện NCVPTDL, Niên giám thống kê Bình Thuận.

Bảng 2.37: Tăng trưởng khách du lịch Việt Nam, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Bình Thuận giai đoạn 1995 – 2010

Tăng trưởng khách du lịch (%/năm)

Giai đoạn 1995 – 2000 2001 – 2005 2006 – 2010 Việt Nam Khách du lịch 20,6 7,9 11,2 Khách quốc tế 14,1 10,7 9,1 Khách nội địa 22,5 7,4 12,5 DHNTB Khách du lịch 15,4 24,4 16,7 Khách quốc tế 13,6 23,6 11,6 Khách nội địa 16,4 25.0 18,4 Bình Thuận Khách du lịch 73,36 26,93 14,96 Khách quốc tế 44,65 28,75 14,37 Khách nội địa 81,88 26,70 15,23

1995 19961997 19981999 2000 20012002 200320042005 2006200720082009 2010 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 Lư ợt k h ách Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Ninh Thuận Bình Thuận

Biểu đồ 2.7: Khách du lịch các tỉnh DHNTB giai đoạn 1995 – 2010

Nguồn số liệu: Viện NCPTDL

Từ năm 1995 đến năm 2010, Bình Thuận có tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch cao (trên 14%/năm, cao hơn tốc độ của cả nước và vùng duyên hải Nam Trung Bộ trong cùng thời kỳ).

So với các tỉnh vùng DHNTB, khách du lịch đến Bình Thuận chiếm tỉ trọng cao, khoảng 23 – 25% tổng số khách du lịch của toàn vùng.

Có thể nói, Bình Thuận là điểm du lịch mới phát triển của Việt Nam, đang có sức hút rất lớn đối với du khách trong nước và quốc tế. Tăng trưởng khách du lịch của Bình Thuận trong thời gian qua khá ổn định, đạt tiêu chí phát triển bền vững.

Tăng trưởng bình quân thu nhập du lịch

Trong một thời gian dài thu nhập du lịch của Bình Thuận gia tăng liên tục, tốc độ tăng trưởng bình quân cao trên 30%/năm (cao hơn mức tăng trưởng của cả nước trong cùng thời kỳ).

Bảng 2.38: Tăng trưởng thu nhập du lịch Việt Nam, duyên hải Nam Trung Bộ và Bình Thuận

Giai đoạn Tăng trưởng doanh thu du lịch (%/năm)

Việt Nam DHNTB Bình Thuận

2006 – 2010 28,1 26,5 32,5

Nguồn: Tổng cục Du lịch, Viện NCVPTDL, Niên giám thống kê Bình Thuận.

So với các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, thu nhập du lịch của Bình Thuận tăng nhanh. Năm 2000, đứng thứ 3 sau Đà Nẵng và Khánh Hòa. Từ năm 2007 đến 2010 Bình Thuận đã vươn lên đứng đầu các tỉnh trong vùng. Năm 2010, Bình Thuận chiếm 34,5% tổng thu nhập du lịch của toàn vùng.

Nhìn chung, thu nhập du lịch Bình Thuận trong thời gian qua tăng trưởng nhanh, ổn định đáp ứng được tiêu chí về phát triển bền vững.

Bảng 2.39: Thu nhập du lịch Bình Thuận và các tỉnh DHNTB Đơn vị tính: tỉ đồng Năm Tổng Bình Định Đà Nẵng Khánh Hòa Ninh Thuận Phú Yên Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Thuận 2000 833,1 47,5 255,6 198,9 68,5 6,9 43,5 34,2 178,0 2001 991,8 50,1 290,3 246,1 75,3 8,2 78,8 44,0 199,0 2002 1.225,1 54,5 338,8 297,3 76,0 10,1 121,1 50,0 277,3 2003 1.366,7 60,3 338,0 360,2 85,0 13,7 123,2 52,0 334,3 2004 1.731,7 75,0 396,4 456,0 107,0 14,8 177,3 65,0 440,2 2005 2.260,5 90,0 406,5 643,2 120,0 20,5 291,0 78,0 611,3 2006 2.882,3 110,0 435,0 834,2 154,0 31,7 414,0 100,0 803,4 2007 3.805,0 142,8 625,8 1.027,0 184,0 47,4 597,0 120,3 1.060,7 2008 5.090,2 187,4 880,6 1.357,0 222,0 90,1 772,0 157,0 1.424,1 2009 5.946,7 212,0 891,1 1.562,6 240,0 141,0 840,0 170,0 1.890,0 2010 7.275,0 220,0 1.015,0 1.750,0 310,0 360,0 920,0 200,0 2.500,0 Tỉ trọng GDP du lịch trong GDP của tỉnh

Tốc độ tăng trưởng trung bình GDP du lịch của Bình Thuận cao, giai đoạn 2005 – 2010 đạt mức 34,13%/năm.

Tỉ trọng GDP du lịch trong GDP toàn tỉnh tăng rõ rệt, từ 3,67% năm 2005 lên 5,7% vào năm 2010. Du lịch có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.

Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch Bình Thuận có xu hướng tăng dần, từ 1,6 ngày/lượt khách năm 2005 lên 1,7 ngày/lượt khách năm 2010. Song tốc độ tăng chậm, thời gian lưu trú chưa nhiều. Tiêu chí này mới đạt ở mức trung bình, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển bền vững.

Tỉ lệ khách quay trở lại

Thị trường khách du lịch của Bình Thuận ngày càng mở rộng. Năm 2005 du lịch Bình Thuận đón khách từ 152 nước và các lãnh thổ thì năm 2010 có 174 nước trên thế giới đến Bình Thuận. Dù còn non trẻ hơn so với nhiều khu du lịch trọng điểm trên cả nước, nhưng du lịch Bình Thuận đã có tiếng vang không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Đa số khách du lịch có ấn tượng tốt về du lịch Bình Thuận. Tỉ lệ khách du lịch quay trở lại Bình Thuận có xu hướng tăng dần và đã đạt trên 50%. Có thể đánh giá tỉ lệ khách du lịch quay trở lại Bình Thuận là khả quan, đạt tiêu chí phát triển bền vững.

Mức chi tiêu bình quân của khách

Mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế ngày càng tăng, năm 2010 so với năm 2005 mức chi tiêu bình quân 1 lượt khách tăng 2 lần (từ 0,889 lên 1,619 triệu đồng). Mức chi tiêu bình quân của khách nội địa tăng từ 0,465 triệu đồng (năm 2005) lên 0,767 triệu đồng (năm 2010).

Tuy nhiên, mức chi tiêu bình quân của khách du lịch nói chung còn thấp và tăng chậm, chưa đạt yêu cầu của sự phát triển bền vững.

Đánh giá tổng hợp về phát triển kinh tế du lịch

Giai đoạn 2000 - 2010, du lịch Bình Thuận đạt tốc độ cao về tăng trưởng khách du lịch (trên 14%/năm) và thu nhập du lịch (trên 30%/năm). GDP du lịch và tỉ trọng GDP du lịch trong GDP toàn tỉnh hàng năm đều tăng. Thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách có xu hướng tăng dần. Tỷ lệ khách du lịch quay trở lại khá cao, đạt trên 50%.

Tuy nhiên, thời gian lưu trú của khách, mức chi tiêu của khách cho các dịch vụ vui chơi giải trí, tham quan, mua sắm còn thấp và tăng chậm. Tỉ trọng khách du lịch quốc tế trong tổng số khách du lịch của tỉnh thấp (mới chiếm khoảng 10%). Chứng tỏ

sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa cao hạn chế phát triển du lịch bền vững.

Điểm đánh giá tổng hợp về thực trạng phát triển kinh tế của du lịch Bình Thuận được thể hiện trong bảng 2.40. Nhìn chung, du lịch Bình Thuận phát triển nhanh, đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Giai đoạn 2000 – 2010, du lịch Bình Thuận được đánh giá phát triển tương đối bền vững

Bảng 2.40: Bảng điểm đánh giá tổng hợp về phát triển kinh tế

TT Tiêu chí Hệ

số

Bậc

4 3 2 1

1 Tăng trưởng bình quân thu nhập du lịch 3 12 2 Tỉ trọng GDP du lịch trong GDP của tỉnh 3 9 3 Tăng trưởng bình quân khách du lịch 2 8

4 Thời gian lưu trú bình quân của khách 2 4 5 Mức chi tiêu bình quân 1 ngày khách 2 4 6 Tỷ lệ khách du lịch quay trở lại 1 4

Tổng số điểm/điểm tối đa 41/52 = 79%

Đánh giá chung về phát triển kinh tế Tương đối bền vững

2.2.3.2.Về phát triển về xã hội

Tăng trưởng bình quân lao động du lịch

Tăng trưởng bình quân lao động du lịch giai đoạn 1995 – 2000 là 39,6%/năm, giai đoạn 2001 – 2005 là 21,4%/năm và giai đoạn 2006 – 2010 là 20%/năm. Có thể nói số lượng nhân lực du lịch của tỉnh tăng nhanh, phản ánh vai trò ngày càng tăng của ngành và tính hiệu quả của công tác xã hội hoá hoạt động du lịch, đáp ứng được tiêu chí về phát triển bền vững.

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Chất lượng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh ngày càng được nâng lên. Tỉnh đã xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020.

Song, nhìn chung chất lượng nhân lực du lịch thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của sự hội nhập và phát triển. Hệ thống trường, lớp được mở ra ồ ạt trong khi sự chuẩn bị về nguồn lực con người (thầy), nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, trang thiết bị cơ sở vật chất gấp gáp, sơ sài ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Tỷ lệ nhân lực du lịch được đào tạo mới chỉ đạt dưới 40%, phần đông lao động phổ thông và thông qua truyền nghề, huấn luyện tại chỗ. Lực lượng lao động ngành du lịch vừa thiếu vừa yếu. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của ngành, hạn chế phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Tiêu chí đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh chưa đạt yêu cầu hay có thể nói là kém bền vững.

Sự đồng thuận của cộng đồng địa phương

Theo kết quả điều tra 253 người là cư dân ven biển (từ trung tâm thành phố Phan thiết đến khu vực Hàm Tiến, Mũi Né), có 70,7% số người được khảo sát cho rằng họ hài lòng và đồng tình, ủng hộ sự phát triển du lịch của tỉnh, còn 29,3% không đồng tình.

Những nguyên nhân cơ bản làm cho cộng đồng địa phương đồng thuận với phát triển du lịch là:

- Đường sá được xây dựng, nâng cấp tốt hơn;

- Các phương tiện giao thông công cộng phong phú, thuận tiện hơn; - Tạo ra nhiều việc làm mới cho cư dân;

- Hỗ trợ nghề truyền thống của địa phương phát triển; - Hoạt động buôn bán thuận lợi hơn.

Những nguyên nhân chính làm cho cộng đồng địa phương chưa đồng thuận với phát triển du lịch là:

- Không có đường xuống biển; - Ô nhiễm rác;

- Ồn ào, mất trật tự;

- Nạn trộm cắp, móc túi gia tăng; - Tắc nghẽn, trở ngại cho giao thông; - Rượu chè, cờ bạc.

Bảng 2.41: Một số kết quả khảo sát về sự đồng thuận của cộng đồng địa phương

Nội dung khảo sát

Kết quả Số

lượng %

Bạn có hài lòng về hoạt động du lịch đang diễn ra tại địa phương hay không?

Hài lòng 179 70,7

Không hài lòng

Ồn ào, mất trật tự 07 2,8

Ô nhiễm rác 20 7,9

Không có đường xuống

biển 26 10,3 Nạn trộm cắp, móc túi 11 4,3 Tắc nghẽn giao thông 5 2,0 Rượu chè, cờ bạc 5 2,0 Theo bạn, hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận có góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng của địa phương hay không? Có, nhờ hoạt động du lịch phát triển mà:

Đường sá được xây dựng,

nâng cấp tốt hơn 151 59,7

Các phương tiện giao thông công cộng phong phú, thuận tiện hơn

84 33,2

Không 18 7,1

Bạn có đồng tình, ủng hộ phát triển du lịch tại địa phương hay không?

Đồng tình, vì mang lại lợi ích cho

cộng đồng 202 79,8

Không đồng tình 51 20,2

Theo bạn, người dân địa phương có được hưởng lợi từ hoạt động du lịch hay không?

Có, du lịch phát triển đã:

Tạo ra nhiều việc làm mới

cho cư dân 128 50,6

Hỗ trợ nghề truyền thống

của địa phương phát triển 19 7,5 Hoạt động buôn bán thuận

lợi hơn 39 15,4

Không 67 26,5

Có thể nói, về cơ bản cộng đồng địa phương đồng thuận với sự phát triển du lịch. Tuy nhiên, tỉ lệ này chưa cao, cần quan tâm giải quyết những điều người dân chưa hài lòng, đặc biệt là việc cải thiện con đường xuống biển, làm tốt hơn công tác vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch.

Xác định du lịch là ngành kinh tế trọng điểm, phát triển du lịch có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, công tác tổ chức quán triệt, phổ biến Nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển du lịch đến năm 2010 đã được các sở, ngành, địa phương quan tâm triển khai với nhiều hình thức. Qua đó nhận thức về vai trò của phát triển du lịch bền vững, ý thức trách nhiệm của từng sở, ngành, địa phương và của cộng đồng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch, bảo vệ môi trường tự nhiên-xã hội trong lĩnh vực du lịch ngày càng rõ nét hơn, sự phối hợp cũng ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả hơn.

Hàng năm, tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn nhận thức về du lịch cộng đồng, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa trong hoạt động du lịch. Trình độ nhận thức của cộng đồng, của các đối tượng là tình nguyện viên, lực lượng thanh niên xung kích, đối tượng hành nghề xe ôm, bán hàng rong và một số hộ dân sống ở các khu du lịch Hàm Tiến, Mũi Né, La Gi, Tuy Phong… đã được nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục chưa liên tục; nội dung tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng. Nhận thức chung về phát triển du lịch bền vững trong cộng đồng còn rất hạn chế. Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng và du khách chưa cao. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch chưa chặt chẽ, chưa tạo sức mạnh cho phát triển du lịch.

Tiêu chí tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững mới đạt mức trung bình.

An toàn cho du khách

Tình hình an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, an toàn cho du khách trong hoạt động du lịch cơ bản được bảo đảm. Công tác cứu hộ tại các bãi tắm, hồ bơi ở các khách sạn, resort được quan tâm chú ý, thường xuyên duy trì lực lượng cứu hộ thường trực, nhắc nhở du khách và kịp thời xử lý các tình huống xảy ra. Tình hình giá cả dịch vụ, hàng hoá tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh trong những ngày cuối tuần, trong các dịp lễ tết khá ổn định. Việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết theo qui định nhà nước được các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, dịch vụ du lịch thực hiện khá nghiêm túc.

Sự cố “khủng hoảng du lịch” do công ty Lanta Tour - một hãng lữ hành tại Nga mà khách đã mua tour - phá sản tháng 2 năm 2012 làm 309 khách Nga bị kẹt tại Bình Thuận, UBND tỉnh, sở VH-TT&DL và Hiệp hội du lịch tỉnh đã phối hợp chặt chẽ, đưa ra cách giải quyết kịp thời, đúng đắn. Đây là “Hình mẫu giải quyết khủng hoảng

du lịch”, đó là nhận xét của ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Lữ hành

(Tổng cục Du lịch). “Bởi, với Bình Thuận, một địa phương còn nghèo - mà vào cuộc nhanh chóng như vậy - thì đáng để các địa phương khác học tập”. Việc xác định đặt khách du lịch vào vị trí trung tâm để giải quyết sự cố, đã giúp Bình Thuận và ngành du lịch Việt Nam ''được lòng'' khách quốc tế. Rõ ràng, hình ảnh đất nước, con người của điểm đến trong mắt khách du lịch đẹp lên hay xấu đi rất nhiều qua cách giải quyết những sự cố như thế này. Chính sự giúp đỡ du khách trong lúc khó khăn sẽ là hiệu ứng tốt trong việc quảng bá truyền miệng khi khách trở về Nga. Và trước mắt, ngay trong số này, nhiều du khách Nga đã đăng ký ở lại Bình Thuận lâu hơn và khẳng định sẽ quay lại Việt Nam. Ở nội dung này, du lịch Bình Thuận được đánh giá tốt về mặt bảo đảm an toàn cho du khách.

Bên cạnh những hình ảnh đẹp đó, tình hình mất cắp tài sản của du khách, tình trạng đeo bám, chèo kéo khách, tình trạng tăng giá, bán hàng kém chất lượng cho khách du lịch vẫn xảy ra. Tính riêng năm 2009 đã xảy ra 54 vụ mất cắp tài sản của du khách và của doanh nghiệp, trong đó có 23 vụ liên quan đến người nước ngoài. Xảy ra 05 vụ tai nạn giao thông liên quan đến người nước ngoài, trong đó có 01 vụ

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bình thuận trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 116 - 136)