Giải pháp về phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bình thuận trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 150 - 157)

7. Cấu trúc của luận án

3.2.1. Giải pháp về phát triển kinh tế

3.2.1.1. Tăng cường quản lí nhà nước về du lịch

Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề:

- Hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ cấp tỉnh đến các ban quản lý du lịch cơ sở nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Tăng cường hệ thống quản lý du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đảm bảo đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Củng cố hoạt động của Hiệp hội du lịch Bình Thuận để xác lập vai trò chuyên ngành du lịch Bình Thuận

- Hoàn thiện môi trường pháp lý trong quản lý du lịch. Tạo môi trường thuận lợi để mọi thành phần kinh tế có thể đầu tư phát triển du lịch trên nguyên tắc nhà nước phải kiểm soát được, không thả nổi. Xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ, bổ sung các quy định còn thiếu nhất là các quy chế về khuyến khích hỗ trợ phát triển du lịch phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh, khuyến khích khai thác tài nguyên và môi trường phát triển du lịch một cách hợp lý vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo về sự bền vững của môi trường. Quản lý và khai thác tài nguyên du lịch theo đúng các quy định của luật pháp, cụ thể là Luật Du lịch. Đây chính là hành lang pháp lý tạo tiền đề cho việc xây dựng quy chế quản lý cũng như hướng dẫn các dự án đầu tư, hoặc các hoạt động khai thác và kinh doanh du lịch trên địa bàn theo hướng phát triển bền vững.

- Khẩn trương triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quan tâm tháo gỡ những vướng mắc về chồng lấn giữa quy hoạch phát triển du lịch với các quy hoạch khác, bảo đảm phát triển hài hòa các lợi thế của tỉnh. Tăng cưởng quản lý, giám sát hoạt động du lịch theo quy hoạch nhằm đảm bảo các hoạt động đó không vi phạm các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững và không đi quá giới hạn cho phép. Việc quản lý, giám sát nhất thiết phải có đầy đủ các đại diện của những thành phần có liên quan như các nhà quản lý du lịch, các nhà điều hành du lịch, đại diện của cộng đồng. Trên cơ sở các định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm

nhìn đến năm 2030 cần rà soát lại, triển khai lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm, trên cơ sở đó xây dựng các dự án ưu tiêu đầu tư theo từng thời gian. Trong đó đặc biệt quan tâm lập và xét duyệt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa cho các khu du lịch trọng điểm.

- Khuyến khích các công trình khoa học nghiên cứu sâu về “sức chứa” của các điểm, các khu du lịch trên toàn địa bàn tỉnh. Điều chỉnh lượng khách trên cơ sở các nguyên tắc nghiêm ngặt, đảm bảo hoạt động du lịch được duy trì trong giới hạn “sức chứa” được xác định.

- Khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch như đóng góp ý kiến, giám sát về việc thực hiện qui hoạch, tham gia các ban quản lí dự án, có đại diện trong việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột; ưu tiên cho các hoạt động như trình diễn các nghề thủ công truyền thống, các dịch vụ hỗ trợ du lịch…

- Hiện đại hóa hệ thống thông tin phục vụ cho việc quản lý về du lịch. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại và các phương pháp quản lý tiên tiến trong việc bảo quản các di tích và quản lý hệ thống thông tin dữ liệu.

- Tiếp tục phối hợp giữa các ngành, các cấp phòng chống tệ nạn xã hội thâm nhập vào hoạt động du lịch. Tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách. Kiểm soát tốt an toàn giao thông ở các khu, điểm, tuyến du lịch. Sắp xếp, tăng cường quản lý hoạt động mua bán hàng rong, hoạt động xe ôm tại các khu du lịch Hàm Tiến, Mũi Né, Bình Thạnh, Tân Tiến, dịch vụ cho thuê tấm trượt tại Đồi Cát Bay…khắc phục tình trạng chèo kéo, quấy nhiễu du khách.

- Quản lý tốt giá cả dịch vụ nhất là vào các ngày cuối tuần, dịp lễ, tết…tại các điểm kinh doanh đặc sản, mua sắm quà lưu niệm, nhà hàng ăn uống, cơ sở lưu trú nhà nghỉ..v.v. Xây dựng hình ảnh Bình Thuận trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, phong cách ứng xử văn minh.

3.2.1.2. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch

Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề:

Khuyến khích các dự án đầu tư vào các khu vực chậm phát triển, khó khăn, vùng sâu, vùng xa giàu tiềm năng du lịch như KBTTN Núi Ông, Núi Tà Cú, Kalon-Sông Mao, KBT biển đảo Phú Quý, Cù Lao Câu để tăng sức lan toả và góp phần xoá đói, giảm nghèo. Khuyến khích các dự án tạo ra các sản phẩm mới lạ, độc đáo có khả năng tăng thời gian lưu trú, tăng doanh thu du lịch.

Ưu tiên các dự án đầu tư tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đặc biệt là những sản phẩm thân thiện với môi trường, những sản phẩm sạch và xanh, các dự án đầu tư các khu nghỉ dưỡng chữa bệnh, các khu thể thao, vui chơi giải trí, các khu hội thảo – hội nghị với các phòng họp đầy đủ tiện nghi, các siêu thị và trung tâm thương mại, dịch vụ phù hợp với đặc thù của vùng biển, vùng rừng núi mà thiên nhiên đã ưu đãi, các khu ẩm thực mang tính đặc trưng, sắc thái riêng có của Bình Thuận, tránh tình trạng đầu tư tràn lan.

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp và thoát nước, xử lý môi trường, viễn thông, các trạm cứu hộ ven biển để làm cơ sở cho các dự án đầu tư xây dựng các công trình phát triển du lịch và các hạng mục đầu tư tiếp theo. Trong đó, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu du lịch tổng hợp và các khu du lịch chuyên đề quốc gia. Đầu tư xây dựng ga Phan Thiết theo tiêu chuẩn nhà ga đưa đón khách du lịch để có thể phối hợp với các trung tâm du lịch lữ hành các tỉnh, các thành phố để tổ chức các tour cho khách du lịch đến Bình Thuận bằng tầu hỏa. Nghiên cứu xây dựng các phương tiện vận tải bằng đường thủy phục vụ khách du lịch tham quan trên biển, ra đảo Phú Quý. Nghiên cứu hình thành, xây dựng sân bay Bình Thuận.

3.2.1.3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Đa dạng hoá sản phẩm du lịch là chỗ dựa sinh tồn của ngành du lịch. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch phải đi đôi với nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế so sánh về biển, đồi, rừng, những giá trị văn hóa, các di tích lịch sử với những nét đặc trưng riêng của Bình Thuận để thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước, từng bước mở rộng thị trường.

Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề:

- Điều tra, đánh giá một cách chính xác về hiện trạng các sản phẩm du lịch chủ yếu của tỉnh và những tiềm năng còn chưa được khai thác. Kết quả điều tra là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng kế hoạch có tính khả thi để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng có chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh nổi trội. Trong số 170 lễ hội của tỉnh, chọn một số lễ hội chính thu hút khách du lịch: Lễ hội Nghinh Ông, lễ hội đua thuyền buồm quốc tế Mũi Né và lễ hội khinh khí cầu. Du thuyền và đua thuyền buồm đang còn xa lạ với công chúng Việt Nam. Festival Thuyền buồm quốc tế Mũi Né – Bình Thuận được tổ chức tốt sẽ góp phần làm phong phú thêm sản phẩm cao cấp du lịch biển, giới thiệu với du khách trong nước và bạn bè quốc tế về tiềm năng, thế mạnh, vẻ đẹp và sức hấp dẫn của du lịch biển Việt Nam và tỉnh Bình Thuận.

- Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề như tham quan thành phố Phan Thiết, các di tích văn hóa lịch sử, làng nghề, tìm hiểu nền văn hóa Chăm, điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng, du lịch caravan quốc tế… tạo sự hấp dẫn để thu hút du khách quay trở lại, kéo dài ngày lưu trú của khách.

- Phát triển các dịch vụ cao cấp, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu cao của du khách, tạo khả năng tiêu thụ các sản phẩm du lịch. Tập trung khai thác loại hình du lịch thể thao trên biển, trên đồi cát đang có sức hấp dẫn lớn đối với du khách nước ngoài như lặn biển, môtô nước, ván trượt, dù lượn... Đồng thời đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao qui mô toàn quốc và quốc tế như giải thuyền buồm, canô cao tốc, biểu diễn khinh khí cầu, lướt ván diều, lướt ván buồm, dù lượn quốc tế, các giải đua thuyền

truyền thống, thi thả diều, trượt cát, giải golf toàn quốc tạo hình ảnh ấn tượng, thu hút khách du khách có khả năng chi trả cao.

- Bên cạnh phát triển các dịch vụ cao cấp, cần đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của du khách cả về ăn uống, vui chơi, mua sắm hướng đến phục vụ cho số đông du khách. Nghiên cứu tổ chức chợ đêm văn hóa tại Hàm Tiến, trưng bày và bán các sản phẩm truyền thống của địa phương như tranh cát với nguyên liệu cát nhiều màu và sẵn có ở Bình Thuận, tranh thêu, sản phẩm từ vỏ ốc, vỏ sò, từ cây dừa .... Chợ đêm còn là nơi để du khách có thể giao lưu, tìm hiểu những nét văn hóa dân tộc đặc sắc của Bình Thuận, có các chương trình văn hóa, văn nghệ tổ chức vào các thứ bảy hàng tuần, đặc biệt là biểu diễn nghệ thuật dân tộc Chăm. Ngoài việc kinh doanh theo những quy định của pháp luật, mọi người bán hàng trong chợ còn phải tuân thủ một số quy định khác về trang phục, về cách ứng xử với khách, đảm bảo nơi đây trở thành địa điểm mua bán mang đậm yếu tố văn hóa, văn minh.

3.2.1.4. Xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường du lịch

Tăng cường xúc tiến, quảng bá, xây dựng hình ảnh điểm đến

Tăng cường xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch là biện pháp quan trọng để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Bình Thuận nhằm thu hút mạnh thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế. Sản phẩm du lịch khác hàng hóa thương mại. Hàng hóa thương mại có thể đem ngay ra chợ bán. Du lịch chỉ có thể mang được hơi thở, phần hồn, hình ảnh của sản phẩm ra thị trường để mời gọi. Quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương” không phù hợp trong điều kiện thị trường du lịch mở rộng, hội nhập và cạnh tranh gay gắt.

Đối với phát triển du lịch bền vững, hoạt động tuyên truyền, quảng bá lại quan trọng hơn bao giờ hết vì ngoài việc tuyên truyền, quảng bá để mở rộng thị trường còn phải thông tin, giáo dục cộng đồng có ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái tạo ra sức hút lâu dài, bền vững đối với khách du lịch. Nói cách khác, phải tăng cường tính trách nhiệm trong công tác tuyên truyền quảng bá đối với cả khách du lịch và các cộng đồng địa phương, điều này sẽ góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý của du khách khi tham gia vào các hành trình du lịch cũng

như việc tạo tâm lý thoải mái hơn cho cộng đồng địa phương tham gia kinh doanh du lịch.

Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề:

+ Xây dựng hình ảnh Bình Thuận là một điểm đến nổi bật của Việt Nam với du lịch văn hóa Chăm, nghỉ dưỡng biển, sinh thái rừng – biển – đảo, là một trung tâm thể thao, giải trí biển lớn của Việt Nam, là một điểm đến an toàn thân thiện và hấp dẫn để thu hút thị trường khách du lịch cao cấp, đặc biệt là khách quốc tế có khả năng chi tiêu cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày.

+ Tổ chức, tham gia thường xuyên các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế nhằm tìm kiếm đối tác, tạo cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường.

+ Xây dựng hoặc tham gia xây dựng và sản xuất các ấn phẩm, vật phẩm du lịch bằng nhiều thứ tiếng để tuyên truyền, quảng bá về du lịch. Xuất bản sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch, sách ảnh, đĩa CD giới thiệu các khu, điểm du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh để cung cấp cho khách du lịch. Xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hoá, các công trình kiến trúc, các di tích, danh lam thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội…Xây dựng mạng lưới các điểm thông tin du lịch tại thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, thị trấn Phan Rí Cửa… các bến xe, nhà ga, bến cảng.

+ Tăng cường phối hợp với các phương tiện truyền thông, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên truyền hình, đài phát thanh, các tờ báo, Website có uy tín để quảng bá du lịch Bình Thuận.

+ Nâng cấp Website du lịch tỉnh Bình Thuận, Hiệp hội Du lịch Bình Thuận. Đặc biệt đầu tư mạnh để quảng bá nội dung văn hóa di sản Chămpa sâu rộng hơn, chi tiết hơn, kèm theo các chương trình, lịch trình tổ chức các sự kiện văn hóa này ở mỗi địa bàn cụ thể.

+ Tranh thủ sự hợp tác của các doanh nghiệp lữ hành, các hãng hàng không, các tập đoàn quốc tế đang kinh doanh tại Việt Nam để quảng bá sâu rộng hơn nữa những ấn tượng tốt về một điểm du lịch mới hấp dẫn.

+ Phối hợp với Tổng cục Du lịch, Tổng Công ty Hàng không quốc gia Việt Nam và Hiệp hội Du lịch tổ chức các đoàn Press Trip đối với các hãng truyền thông lớn để khảo sát, giới thiệu sản phẩm du lịch, dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh.

+ Thường xuyên theo dõi và cập nhật các diễn biến về tình hình biến động kinh tế du lịch trong nước và thế giới, kịp thời điều chỉnh và hoạch định kế hoạch xúc tiến quảng bá cho phù hợp để thu hút ngày càng nhiều du khách.

+ Xây dựng kế hoạch tuyên truyền dài hạn để giới thiệu một cách có hệ thống về tiềm năng và lợi thế so sánh của du lịch Bình Thuận trong tương quan khu vực miền Đông Nam bộ và các tỉnh phía Nam trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế mở rộng thị trường

Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề:

+ Nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách nhằm tăng cường hiệu quả trong việc hợp tác mở rộng thị trường du lịch. Kết quả nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch là cơ sở cho chiến lược xúc tiến quảng bá, tiếp thị địa phương, phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp, đảm bảo phát triển du lịch Bình Thuận một cách bền vững. Các chương trình, chiến dịch quảng bá được triển khai tập trung vào các nhóm thị trường ưu tiên.

+ Mở rộng hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, các tỉnh trong vùng Nam Trung Bộ, Nam Bộ, đề xuất khảo sát làm mới các tour tuyến như “Con đường di sản Miền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”, “Du lịch sông nước vùng đồng

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh bình thuận trên quan điểm phát triển bền vững (Trang 150 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)