Hệ thống chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn (Trang 52)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

-Doanh số bán lẻ qua các năm: Dựa vào kết quả cho vay cá nhân hộ gia đình qua các năm để phân tích, đánh giá.

-Lợi nhuận ròng từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Từ kết quả lợi nhuận qua các năm để đánh giá mảng hoạt động nào đem lại hiệu quả cao nhất, hoạt động nào chưa hiệu quả từ đó nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục.

-Chất lượng dịch vụ bán lẻ: Chất lượng về các dịch vụ như chuyển tiền, tiền gửi, dịch vụ tin nhắn, BIDV online…

-Trình độ của cán bộ: Qua hiệu quả công việc của từng cán bộ từ đó đánh giá trình độ cán bộ, từ đó có hướng bổ sung những kiến thức còn thiếu, những kỹ năng bán hàng đối với từng sản phẩm…

-Đánh giá về chất lượng dịch vụ của ngân hàng từ khách hàng: Qua khảo sát từ khách hàng về chất lượng từng dịch vụ bán lẻ của ngân hàng để có hướng phát huy những sản phẩm đã tốt và khắc phục những sản phẩm chưa tốt.

-Đánh giá về thị phần của NHBL: Qua tìm hiểu về doanh số bán lẻ, lợi nhuận, số lượng khách hàng…của các ngân hàng trên địa bàn để đánh giá về thị phần của BIDV Từ Sơn.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -

CHI NHÁNH TỪ SƠN

3.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam - chi nhánh Từ Sơn

3.1.1. Khái quát về một số yếu tố của thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng

Thị xã Từ Sơn là cửa ngõ phía nam của tỉnh Bắc Ninh, cửa ngõ phía bắc và là đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hoá - giáo dục của tỉnh Bắc Ninh(sau TP Bắc Ninh).

Đặc điểm kinh tế xã hội: Từ Sơn là một đô thị công nghiệp với nhiều khu công nghiệp, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: KCN Visip, KCN Phù Chẩn…tiếp giáp KCN Tiên Sơn, KCN Yên Phong, KCN Đại Đồng, KCN Hoàn Sơn… có các làng nghề truyền thống như: Đa Hội, Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc…và có nhiều trường Đại học, cao đẳng: Đại học thể dục thể thao, đại học Bắc Hà, Đại học quản lý kinh doanh, cao đẳng Thuỷ sản, cao đẳng quản lý kinh tế công nghiệp…Ngoài ra, Từ Sơn còn tiếp giáp với chợ vải Ninh Hiệp, Hà Nội; xã Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh chuyên buôn bán phế liệu…

Từ những đặc điểm trên đã tạo ra những thời cơ và thách thức cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

Thời cơ:

Thị xã Từ Sơn có điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi, có nhiều tiềm năng và thế mạnh trong việc phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội; là một trọng điểm kinh tế quan trọng, một vùng kinh tế động lực của tỉnh Bắc Ninh. Bên cạnh đó, việc mở rộng đầu tư vào các Khu công nghiệp, làng nghề theo định hướng của tỉnh đã là một trong những cơ hội cho các doanh nghiệp và tổ chức

tài chính ngân hàng cùng tham gia để mở rộng thị phần hoạt động của đơn vị mình trên địa bàn.

Khó khăn và thách thức:

Tuy là đã có sự hỗ trợ về kinh tế, sự mở rộng về chính sách phát triển nhưng tình hình Kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn bộc lộ những khó khăn và thách thức, đó là điểm xuất phát về kinh tế và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp, trình độ dân cư chưa cao, các doanh nghiệp địa phương tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng quy mô còn nhỏ, cơ cấu doanh nghiệp chưa hợp lý, trình độ công nghệ còn thấp các sản phẩm sản xuất chưa có tính cạnh tranh cao, chưa tạo được thương hiệu riêng.

Bên cạnh đó, là sự cạnh tranh của các Ngân hàng, TCTD khác trên địa bàn (đến năm 2014 thì trên địa bàn thị xã Từ Sơn có đến 25 TCTD). Chi nhánh BIDV Từ Sơn nhận thức rõ điều này khi mà trình độ công nghệ, sản phẩm dịch vụ tiên tiến của các ngân hàng khác sẽ là đối thủ cạnh tranh trong mọi hoạt động của các ngân hàng.

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đưa ra chưa đa dạng, trình độ cán bộ nhân viên chưa đồng đều chưa theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội.

Chương trình cải cách thể chế với quy mô lớn đang thực hiện tại tỉnh đó là việc xây dựng, tăng cường năng lực mới, việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, nhất là việc tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp còn chậm, từ đó dẫn đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp không ổn định.

3.1.2. Quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn Nam - Chi nhánh Từ Sơn

BIDV Từ Sơn được thành lập từ tháng 9/2006 trên cơ sở nâng cấp từ chi nhánh cấp II thuộc BIDV Bắc Ninh.

Tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh là Ngân hàng kiến thiết tỉnh Hà Bắc, được thành lập từ năm 1958, lúc đầu chỉ là một phòng cấp phát trực thuộc Ty tài chính Hà Bắc. Đến năm 1963 được thành lập là Chi

nhánh Ngân hàng kiến thiết với nhiệm vụ cấp phát vốn cho các công trình xây dựng thuộc vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương. Đến năm 1981 được đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và xây dựng, vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ cấp phát. Từ năm 1990 hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng được đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Lúc này Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Bắc có tên gọi là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Bắc. Đầu năm 1995 toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện Quyết định của Chính phủ chuyển toàn bộ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn tín dụng ưu đãi sang Cục đầu tư, lúc này Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thực sự trở thành một Ngân hàng thương mại.

Đến năm 1997, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá 9 về việc phân lại địa giới hành chính, tỉnh Hà Bắc được chia tách thành 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. BIDV Bắc Ninh được tái lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1997.

Trụ sở chính hiện nay của BIDV Từ Sơn tại số 368 đường Trần Phú - Phường Đông Ngàn - Thị xã Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh với 98 cán bộ công nhân viên. Là một chi nhánh mới được thành lập nhưng sau 8 năm hoạt động không ngừng phấn đấu, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chi nhánh đã được một số kết quả khả quan và chứng tỏ được vị thế của mình trong sự phát triển chung trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của BIDV Từ Sơn gồm có: Ban lãnh đạo, Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch khách hàng cá nhân, Phòng tài chính kế toán, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân, Phòng quản trị tín dụng, Phòng Quản lý Rủi ro, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng dịch vụ và quản lý kho quỹ, 4 phòng giao dịch là Đồng Quang, Yên Phong, Ba Gia, Châu Khê. Tổng số lao động tại chi nhánh là 98 cán bộ, nhân viên trong đó có 05 thạc sỹ, 85 cử nhân, 07 cao đẳng, 01 trung cấp với tuổi đời bình quân là 33. Như vậy tuổi lao động của Chi nhánh còn rất trẻ năng động và nhanh nhậy

trong việc tiếp thu công nghệ mới đặc biệt là công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá Ngân hàng. Tuy vậy do tuổi đời còn trẻ, trình độ lao động của Chi nhánh vẫn chưa đồng đều nên cần phải tiếp tục đào tạo và đào tạo lại.

Sơ đồ 3.1 : Mô hình tổ chức của BIDV Từ Sơn

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Từ Sơn

3.1.3.1. Huy động vốn

Với tư cách là một trung gian tài chính, hoạt động chủ yếu là đi vay để cho vay, nên nguồn vốn là yếu tố có tính chất quyết định trong kinh doanh của các NHTM. Nhận thức được vị trí vai trò trọng yếu của nguồn vốn trong kinh doanh, cho nên bất cứ NHTM nào cũng đều quan tâm đến công tác huy động vốn.

Trong những năm vừa qua xác định rõ những thuận lợi và khó khăn trong công tác huy động vốn trên địa bàn, BIDV Từ Sơn đã đưa ra những chủ trương và biện pháp phù hợp để huy động các nguồn vốn trong dân cư và đã đạt kết quả tốt.

Ban Giám đốc

Khối tác nghiệp Khối trực thuộc

P.TCHC

P.TCKT

P. KHTH

Khối Quản lý nội bộ

QHKHCN

P.GD KHDN

P. GD KHCN

P.Quản trị tín dụng P.QL&DV kho quỹ

4 Phòng Giao dịch: Đồng Quang; Yên Phong; Ba Gia; Châu Khê. Khối Quan hệ khách hàng QHKHDN

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về huy động vốn giai đoạn năm 2012 đến 2014 Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn HĐ 2.208 100 2.308 100 2.502 100 1. Theo thời gian

- Không kỳ hạn 296 13,4 358 15,5 413 16,5 - Ngắn hạn 1.254 56,8 1.343 58,2 1.306 52,2 - Trung dài hạn 658 29,8 607 26,3 783 31,3 2. Theo thành phần kinh tế - TG các TCKT 1.285 58,2 1.304 56,5 1.271 50,8 - TG dân cư 923 41,8 1.004 43,5 1.231 49,2 4. Theo nguồn HĐ - Tại chỗ 1.951 88,3 2.167 93,9 2.402 96 - Điều chuyển từ TW 257 11,7 141 6,11 100 4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Từ Sơn giai đoạn 2012 đến năm 2014)

Bảng 3.1 cho thấy: Tổng nguồn vốn huy động của BIDV Từ Sơn đều có sự tăng trưởng qua các năm 2012 đến năm 2014. Năm 2014 số vốn huy động tăng 194 tỷ đồng so với năm trước, tương đương tăng 8,4% và tăng 294 tỷ đồng so với năm 2012 tương đương tăng 13,3%. Năm 2013 nguồn vốn huy động tăng hơn 100 tỷ so với năm 2012, tương đương tăng 4,5% . Tốc độ tăng trưởng tăng lên qua các năm, điều này cũng là dấu hiệu tốt cho hoạt động của ngân hàng nhất là trong giai đoạn năm 2012-2014, là giai đoạn mà tình hình kinh tế có diễn biến xấu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này cũng là do chính sách hoạt động đúng đắn của BIDV Từ Sơn trong cuộc chạy đua lãi suất các ngân hàng nhất là năm 2012, khi sự canh tranh của các ngân hàng gay gắt, một số ngân hàng không tuân thủ trần lãi suất của Ngân hàng nhà nước dẫn tới hiện tượng đi đêm lãi suất, thì BIDV Từ

Sơn luôn tuân thủ quy định của pháp luật, đồng thời không ngừng chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ huy động vốn đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng như chương trình tiết kiệm dự thưởng, các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, sản phẩm tiền gửi tích lũy bảo an, sản phẩm tiết kiệm rút dần….Đến năm 2013 khi Ngân hàng nhà nước có các biện pháp mạnh chấn chỉnh việc thực hiện quy định về trần lãi suất, nên sự lãi suất giữa các ngân hàng cũng không còn nhiều sự khác biệt, khách hàng sẽ lựa chọn những ngân hàng có dịch vụ tốt và có uy tín trên thị trường. Khi đó, BIDV Từ Sơn có lợi thế hơn về cả dịch vụ cung ứng và về uy tín, nên nguồn vốn huy động của năm 2013 tăng 4,5% so với năm 2012. Năm 2014, BIDV Từ Sơn vẫn tiếp tục đầu tư phát triển dịch vụ cung ứng huy động vốn kết hợp với đẩy mạnh việc đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên (tăng cường kiểm tra nghiệp vụ định kỳ, tổ chức các khóa huấn luyện, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm…,) nên kết quả huy động vốn của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng 8,4% so với năm 2013.

2208 2308 2502 2050 2100 2150 2200 2250 2300 2350 2400 2450 2500 2550 2012 2013 2014 BIDV Từ Sơn

Biểu đồ 3.1. Huy động vốn cuối kỳ (2012-2014)

(Nguồn: Báo cáo tồng kết BIDV Từ Sơn giai đoạn 2012 đến 2014)

Trong cơ cấu tiền gửi huy động thì tiền gửi bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trên 80%, tiền gửi bằng ngoại tệ hầu như không đáng kể. Đây là thực trạng chung của hầu hết các Chi nhánh NHTM trong tỉnh.

Xét nguồn vốn huy động theo thời gian: Vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn. Tỷ trọng vốn không kỳ hạn tăng dần qua các năm 2012 - 2014 (nguồn vốn không kỳ hạn tăng từ 13,4% năm 2012 lên 16,5% năm 2014). Tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn có xu hướng tăng dần (29,8% năm 2012 lên 31,3% năm 2014). Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn tăng giảm không ổn định (từ 56,8% năm 2012 lên 58,2% năm 2013, rồi lại giảm còn 52,2% vào năm 2014 do vốn ngắn hạn là kém ổn định (nhạy cảm với lãi suất) hơn. Vì vậy, sự biến động của vốn huy động chủ yếu là do biến động của vốn huy động ngắn hạn gây ra.

Xét theo thành phần kinh tế: Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn, nhưng tỷ lệ vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, từ 40,9% năm 2012 tăng lên 49,2% năm 2014. Do BIDV mới có chủ trương đầu tư phát triển dịch vụ ngân hàng nhằm vào đối tượng khách hàng cá nhân, còn trước đây khách hàng chủ yếu của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp, nên tỷ trọng nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Tuy nhiên, sự chênh lệch về tỷ trọng ngày càng được thu hẹp do ngân hàng đang triển khai kế hoạch phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ: cung cấp cho khách hàng cá nhân nhiều hình thức gửi tiền mới, hấp dẫn (chương trình tiết kiệm dự thưởng, các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, sản phẩm tiền gửi tích lũy bảo an, sản phẩm tiết kiệm rút dần….). Đồng thời, lượng tiền huy động từ dân cư tăng lên chiếm tỷ trọng cao hơn là do việc nhiều hộ dân cư có nguồn thu lớn từ tiền đền bù, bán đất đai, bán hàng cho khách Trung Quốc tại các làng nghề truyền thống nên dân cư có lượng tiền nhàn rỗi lớn. Trong bối cảnh đầu tư ảm đạm, nhiều rủi ro như hiện nay thì việc gửi tiền vào ngân hàng được nhiều người lựa chọn hơn. Bên cạnh đó, hình thức sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ gia đình tại địa bàn thị xã Từ Sơn và các huyện thị lân cận ngày càng phát triển nên tài khoản tiền gửi của họ vẫn là tài khoản huy động từ dân cư, nên khiến cho phần vốn huy động từ dân cư tăng.

- Xét theo nguồn huy động: Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ luôn trên 85%, nguồn vốn chuyển từ Trung ương chiếm tỷ trọng nhỏ (trên dưới 15%). Tỷ trọng nguồn vốn huy động tại chỗ tăng dần qua các năm, đến năm 2014 tỷ lệ nguồn vốn huy động tại chỗ tăng cao chiếm đến 96% tổng nguồn vốn huy động trong năm của Chi nhánh. Điều này cho thấy tính chủ động trong nguồn vốn của BIDV Từ Sơn ngày càng được tăng cao. Ngân hàng tự chủ được nguồn vốn của mình lựa chọn những hình thức hoạt động đầu tư nhằm tăng thêm lợi nhuận cho Ngân hàng.

3.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Nếu như huy động vốn là khâu có tính chất quyết định trong kinh doanh thì cho vay vốn lại là khâu quyết định hiệu quả trong kinh doanh của các NHTM. Do vậy, các NHTM luôn rất chú ý phối kết hợp nhịp nhàng giữa công tác huy động vốn và cho vay.

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu về dƣ nợ tín dụng BIDV Từ Sơn

Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 1.518 100 2.068 100 2.325 100

1. Phân theo thời gian

Dư nợ cho vay ngắn hạn 894 59 1.103 53 1.188 51

Một phần của tài liệu Phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn (Trang 52)