0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nền kinh tế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CHO KHU VỰC DÂN DOANH TỈNH KIÊN GIANG (Trang 51 -53 )

Tỉnh Kiên Giang cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km, cách thành phố Cần

Thơ 115 km. Mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không nối liền các tỉnh trong cả nước và các nước trong khu vực, thuận lợi cho việc hợp tác đầu

tư, trao đổi thương mại và phát triển du lịch.

- Đường bộ: Quốc lộ 80 nối các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến cửa khẩu quốc tế Hà Tiên sang Vương quốc Campuchia, Quốc lộ 61 nối tỉnh Hậu Giang, Quốc lộ 63 nối tỉnh Cà Mau. Hệ thống đường bộ của tỉnh Kiên Giang thông suốt đến trung tâm các huyện, xã. Đặc biệt, dự án cầu sông Cái Bé, sông Cái Lớn hoàn thành vào đầu

năm 2014 sẽ tạo tuyến giao thông thuận lợi đến vùng bán đảo Cà Mau.

- Đường thủy: Hệ thống sông rạch chằng chịt nối với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống cảng biển đa dạng và

phong phú đáp ứng năng lực bốc dở hàng hóa như: Cảng biển An Thới, Rạch Giá, Hòn Chông, Tắc Cậu. Hiện nay, tỉnh đang đầu tư xây dựng cảng quốc tế Vịnh Đầm tại Phú Quốc để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.

- Đường hàng không: Kiên Giang có sân bay Rạch Sỏi và Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong tương lai, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ mở các đường bay quốc tế. Theo quy hoạch đến 2030, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có khả năng tiếp nhận 20 máy bay trong giờ cao điểm, lượng hàng hóa qua cảng là 27.600 tấn/năm, công suất 7 triệu hành khách/năm, riêng giờ cao điểm có thể đón 3.500 người.

- Bưu chính - Viễn thông: Mạng lưới bưu chính - viễn thông có tốc độ phát triển

khá nhanh. Các điểm bưu cục, bưu điện văn hóa xã đã đến tận các xã vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên địa bàn tỉnh; 100% các xã, phường, thị trấn đã có điện thoại cố định. Các loại hình dịch vụ như: Điện thoại di động, internet băng thông rộng đã phủ khắp các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

- Mạng lưới điện và nước: Các huyện, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã có điện chiếu

sáng. Trong tương lai, tỉnh sẽ xây dựng trung tâm nhiệt điện tại huyện Kiên Lương để

bổ sung nguồn điện cung cấp trong nước và có thể xuất khẩu qua nước bạn

Campuchia. Đặc biệt, dự án cáp điện ngầm 100 KV xuyên biển nối Hà Tiên - Phú Quốc hoàn thành đảm bảo cung cấp điện ổn định cho huyện đảo Phú Quốc.

Cấp nước: Toàn tỉnh hiện có 13 nhà máy cung cấp nước sạch với công suất 60.700 m3/ngày/đêm. Nước sạch đã đáp ứng trên 92% nhu cầu sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh.

- Thương mai - Dịch vụ: Hoạt động thương mại của tỉnh Kiên Giang được đầu

tư phát triển đa dạng, theo hướng hiện đại với các loại hình siêu thị, trung tâm thương

mại, cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống tạo nên thị trường hàng hóa phong phú. Với vị trí có biển và biên giới giáp Campuchia, tỉnh Kiên Giang có điều kiện thuận lợi để

phát triển thương mại với các địa phương trong nước và nước ngoài. Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 663 triệu USD, trong đó xuất khẩu gạo đạt 1,1 triệu tấn. Ngoài ra, các mặt hàng nông sản, thủy sản chế biến cũng được xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới.

Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang phát triển mạnh mẽ. Hiện, toàn tỉnh có trên 50 tổ chức tín dụng, trong đó có 26 ngân hàng thương mại, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 quỹ tín dụng Trung ương, 22 quỹ tín dụng cơ sở đáp ứng nhu cầu về vốn cho nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; hệ thống chuyển tiền điện tử

đã được triển khai, đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp và cá nhân. Hệ thống điểm

đặt máy rút tiền ATM có mặt hầu hết tại trung tâm thành phố, thị xã và thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CHO KHU VỰC DÂN DOANH TỈNH KIÊN GIANG (Trang 51 -53 )

×