Đánh giá chi tiết dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Kiên Giang giai đoạn 2009-

Một phần của tài liệu Hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho khu vực dân doanh tỉnh kiên giang (Trang 77 - 94)

2013 dựa trên dữ liệu của VCCI:

2.3.2Đánh giá chi tiết dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Kiên Giang giai đoạn 2009-

2009-2013 với các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL:

Xét trên phạm vi toàn quốc cũng như trong khu vực ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh nằm

trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL – có các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Kiên

Giang, Cà Mau, là những tỉnh/thành phố tiếp giáp với Kiên Giang, có nhiều đặc điểm cũng như điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng và cạnh tranh trực tiếp với Kiên Giang.

(1) Chỉ tiêu “Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổ chức cho năm nay”.

Chỉ tiêu này nói lên được rằng chính quyền tỉnh đã đầu tư, chăm lo tới việc

quảng bá cũng như tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đã và mới thành lập có dịp để giới

thiệu sản phẩm của mình ở mức nào. Nếu số lượng hội chợ thương mại này lớn, điều đó chứng tỏ tỉnh đã có sự đầu tư, hỗ trợ giúp doanh nghiệp có thể phát triển nhanh hơn

với chi phí thấp hơn.

Bảng 2.18: Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức từ năm 2009-2013

Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 Tổng cộng

An Giang 8 20 13 10 4 55

Cà Mau 23 11 4 7 5 50

Cần Thơ 11 12 7 10 3 42

Kiên Giang 31 20 17 10 10 88

(Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)

 Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức của Kiên Giang và An Giang qua các

năm: khảo sát số liệu qua 5 năm cho thấy Kiên Giang và An Giang là hai tỉnh có số hội

chợ được tổ chức nhiều nhất so với 4 tỉnh trong khu vực, đặc biệt là năm 2012. Năm

2013, Kiên Giang tổ chức vượt trội số hội chợ so với các tỉnh, trong khi đó An Giang

có phần giãm sút đáng kể. Hơn nữa, ta thấy rằng sự thay đổi của An Giang theo thời

gian cũng khá tương xứng với sự thay đổi của Kiên Giang về chỉ tiêu này Điều này một lần nữa khẳng định đây là 2 địa phương có điều kiện tương đồng và là 2 địa phương cạnh tranh nhau để phát triển.

 Số hội chợ thương mại do tỉnh Kiên Giang và Cần Thơ tổ chức qua các năm: Số

hội chợ thương mại của cả 2 địa phương này đều có sự tăng giảm qua các năm và biến động không ngừng. Tuy nhiên, một sự khác biệt của 2 tỉnh này trong sự thay đổi ấy đó là Kiên Giang từ năm 2009 đến nay luôn thay đổi ở mức cao hơn Cần Thơở chỉ tiêu này.

 Số hội chợ thương mại do tỉnh Kiên Giang và Cà Mau tổ chức qua các năm: Số

hội chợ của Cà Mau tổ chức qua 03 năm từ 2009-2011 là thấp nhất so với 04 tỉnh, cho

thấy sức tiêu dùng và tổ chức quảng bá thương hiệu trong tỉnh không lớn lắm. Năm

2012-2013, số hội chợ do Cà Mau tổ chức có tăng trưởng tốt đặc biệt là năm 2013.

 Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức của 4 tỉnh so với trung vị cả nước qua các

năm: Nhìn vào bảng ta thấy rằng trong 3 năm từ 2009 - 2012, hầu như các tỉnh có chỉ

tiêu này thấp hơn so với trung vị cả nước, đặc biệt là Cà Mau. Tuy nhiên, bước vào giai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đoạn sau, khi mà mặt bằng chung cả nước thực hiện chỉ tiêu này cao hơn, điểm trung vị

cả nước tăng theo, thì 4 tỉnh này cũng có dấu hiệu tăng lên cao so với trung vị, trong đó

có Kiên Giang và An Giang tăng cao hơn trung vị rất nhiều. Tuy nhiên, điều này chưa nói lên được rằng tương lai sẽ duy trì sự biến đổi theo hướng này hay không bởi sự thay đổi về chỉ tiêu này trong những năm qua của 4 tỉnh này thực sự rất biến động.

Kết luận:

Như vậy, ta thấy rằng Kiên Giang trong những năm từ 2009 – 2013 luôn có sự thay đổi lớn đối với chỉ tiêu “Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức”. Nhìn từ mặt

bằng chung, ta thấy rằng số hội chợ thương mại do tỉnh Kiên Giang tổ chức có phần

phát triển tăng đều hơn so với các tỉnh trong vùng. Điều này có thể được lý giải theo

những nguyên nhân như sau:

- Các DN khá quan tâm với hoạt động hội chợ.

- Các doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của việc tham gia hội chợ.

- Các doanh nghiệp được tài trợ một phần khi tham gia hoạt động này.

- Sự phổ biến của chính quyền về hoạt động này tương đối rộng cho Doanh

nghiệp nắm bắt được các thông tin của hội chợ.

(2) Chỉ tiêu “Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh”.

Chỉ tiêu này nói lên sự năng động và hỗ trợ của chính quyền tỉnh đối với sự

phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Ngày nay, ở đâu có sự phát triển của khu vực tư

nhân lớn mạnh thì ở đó phát triển, chất lượng dịch vụ do nhà nước cung cấp hiện nay

Từ năm 2009- 2012 tiêu chí tính chỉ tiêu này là tương đồng, tuy nhiên năm

2013 với sự thay đổi trong phương pháp luận PCI đã dẫn đến thay đổi số liệu công bố

cho chỉ tiêu này, cụ thể qua bảng sau :

Bảng 2.19: Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh từ năm 2009-2013. Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 Tỉ lệ số nhà cung cấp dịch vụ trên tổng số DN (%) Tỉ lệ số nhà cung cấp dịch vụ tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài

trên tổng số nhà cung cấp dịch vụ (%) SL nhà CCDV công là TN trong tỉnh SL nhà CCDV công là TN trong tỉnh SL nhà CCDV công là TN trong tỉnh SL nhà CCDV công là TN trong tỉnh An Giang 1,52 86,11 21 32 23 10,00 Cà Mau 0,86 74,19 9 9 9 6,00 Cần Thơ 0,63 78,57 21 43 49 10,00 Kiên Giang 0,85 47,37 23 21 10 7,75

(Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)

 “Số nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh” của Kiên Giang và An Giang qua các năm: Chỉ tiêu này tỉnh Kiên Giang đạt số lượng thấp hơn so với An

Giang trong thời gian qua. Có một điểm cũng không thay đổi so với chỉ tiêu ban đầu đó là sự thay đổi của hai tỉnh này thật sự tương tự nhau, tức là có chiều hướng thay đổi

khá giống nhau, chỉ khác là tỉnh An Giang có phần thay đổi lớn hơn Kiên Giang.

 “Số nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh” của Kiên Giang và Cà Mau qua các năm: Sự biến đổi của Cà Mau ở chỉ tiêu này có phần đang tăng dần qua

thời gian, tuy nhiên sự gia tăng này là không đáng kể. Nhìn mặt bằng ta thấy rằng trong thời gian qua Kiên Giang có số lượng nhà cung cấp dịch công là tư nhân cao hơn

nhiều so với Cà Mau (đặc biệt là năm 2012). Mặt khác, sự thay đổi tăng dần đều của

Kiên Giang ở chỉ tiêu này ta thấy rằng Kiên Giang đang ngày càng tạo môi trường cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giới tư nhân tham gia vào việc cung cấp dịch vụ công trong tỉnh này. Trong khi đó, sự

biến động của Cà Mau lại khá lớn ở giai đoạn 2009 – 2012 và có chiều hướng giâm chân tại chổ qua các năm.

“Số nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh” của Kiên Giang và Cần Thơ qua các năm : Với lợi thế là trung tâm kinh tế khu vực ĐBSCL, Cần Thơ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ tư nhân.

 “Số nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh” so sánh 3 tỉnh với điểm

trung vị cả nước: Hầu như trong những năm qua số lượng nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong 4 tỉnh này đã tăng lên và luôn ở mức cao hơn điểm trung vị cả nước, đặc biệt là Cần Thơ và An Giang. Kiên Giang nên phát triển chỉ tiêu này lên để nâng cao điểm của chỉ số DVHTDN, điều đó đồng nghĩa với việc Kiên Giang tạo ra môi trường đầu tư tốt để giúp cho doanh nghiệp dễ tham gia vào hoạt động ở các lĩnh vực.

Kết luận: Cả 4 tỉnh đều đang có dấu hiệu tốt và cao hơn trung vị. Kiên Giang đã thực hiện chỉ tiêu này khá tốt trong thời gian qua và cần phát huy hơn nữa để giúp cho

sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này luôn đồng nghĩa với việc tỉnh phải

tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho tư nhân phát triển. Mặt khác, với số lượng các

nhà cung cấp dịch vụ công trong tỉnh đó thì dù đã cao hơn so với Cà Mau và trung vị

cả nước dù nó chưa phải là con số đáng kể. Vậy các hướng có thể kể đến để giúp chính

quyền có thể xem xét góp phần cải thiện hơn nữa chỉ tiêu này:

- Đây là dịch vụ chưa hấp dẫn để thu hút sự tham gia của các DN.

- Có sự chưa cân đối giữa chế độ đãi ngộ đối với nhà cung cấp dịch vụ công giữa nhà nước và khu vực tư nhân.

- Người dân chưa tin tưởng.

- Lợi nhuận kinh doanh dịch vụ công (tư nhân) thấp.

- Không cạnh tranh được với dịch vụ của nhà nước.

(3) Chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh”.

Bảng 2.20: Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh từ năm 2009-2013 Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 Bình quân An Giang 18,68% 50,00% 24,32% 46,67% 34,33% 34,80% Cà Mau 21,25% 33,33% 20,37% 41,03% 41,54% 31,50% Cần Thơ 39,19% 32,26% 63,33% 52,70% 48,61% 47,21% Kiên Giang 44,19% 56,67% 32,00% 45,45% 34,43% 42,54%

 “Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh”, tiến hành so sánh chỉ tiêu này giữa Kiên Giang với các tỉnh: Cũng giống như những chỉ tiêu ở

trên, cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế cũng như sự biến động của thị trường, một lần nữa Kiên Giang có sự biến động của chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử

dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh”. Tuy nhiên, không giống với những chỉ tiêu trước, lần này tỷ lệ số DN đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh ở

Kiên Giang cao hơn so với tỉnh An Giang và Cà Mau, đặc biệt là những năm gần 2012, 2013, vượt qua cả Cần Thơ, là thành phố trung tâm khu vực đồng bằng sông cửu

long với nhiều điều kiện thuận lợi cho cách dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh.

Đây là dấu hiệu thể hiện tốc độ phát triển các dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường tại

Kiên Giang.

Kết luận: Qua những nhận xét ở trên ta thấy rằng Kiên Giang cần phát huy chỉ số

này bởi lẽ trong thời buổi kinh tế thị trường thì thông tin là cực kỳ quan trọng, ai nắm thông tin trước thì phần thắng sẽ thuộc về người đó, thông tin là điểm then chốt cho sự

thành công của DN.

(4) Chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật” Bảng 2.21: Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật từ

năm 2009-2013. (ĐVT : %) Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 Bình quân An Giang 25,53 36,78 54,69 51,52 56,64 45,03 Cà Mau 25,32 42,70 62,07 46,67 59,60 47,27 Cần Thơ 57,72 32,32 46,94 51,13 66,99 51,02 Kiên Giang 46,67 25,30 42,42 45,90 50,00 42,05 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)

 So sánh Kiên Giang với các tỉnh về số “DN đã sử dụng dịch vụ tư vấn về thông

tin pháp luật”:So với An Giang và Cà Mau thì ở Kiên Giang lại có xu hướng đi xuống

và tụt dốc mạnhở chỉ số này. Đây là dấu hiệu không tốt khi DN đang không nhận thức

rõ tầm quan trọng của việc cập nhật thông tin từ pháp luật và nắm bắt luật.

 So sánh Kiên Giang với Cần Thơ về số “DN đã sử dụng dịch vụ tư vấn về

thông tin pháp luật”: nhìn chung Cần Thơ vẫn có thể được đánh giá cao hơn Kiên

Kết luận: Đây là chỉ tiêu mà Kiên Giang đạt ở mức thấp hơn cả 3 tỉnh trong vùng, hơn nữa, tình trạng số DN ở tỉnh sử dụng dịch vụ tư vấn thông tin về pháp luật ngày càng lao dốc là một dấu hiệu nguy hiểm. Bởi lẽ, hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa, chúng ta đang dần tháo gỡ hàng rào thuế quan, nhiều luật mới ra đời và

thường xuyên thay đổi. Trong khi đó, các DN ở Kiên Giang lại đang có xu hướng ngày càng sử dụng dịch vụ này thì khả năng nắm bắt thông tin về luật cũng như áp dụng đúng luật của họ là rất khó. Hơn nữa, các quy định luật của Việt Nam hiện nay có

nhiều luật chồng chéo nhau, sử dụng dịch vụ này sẽ giúp DN đảm bảo được lợi ích của

mình, tránh được những phiền toái không đáng có. Nguyên nhân của thực trạng này có thể là do:

+ Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa chặt chẽ cho nên DN nghĩ rằng họ có thể

lách hoặc là làm sao cũng được, không cần tìm hiểu nhiều hay sử dụng dịch vụ tư

vấn cho đỡ tốn kém.

+ DN luôn cảm thấy rằng dù có việc gì xảy ra về mặt pháp lý thì họ luôn có cách

giải quyết tối ưu cho mình.

(5). Chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh”

Bảng 2.22: Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh từ năm 2009-2013. (ĐVT : %) Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 Bình quân An Giang 21,98 37,35 43,08 46,97 47,17 39,31 Cà Mau 18,75 31,46 59,30 45,00 43,62 39,63 Cần Thơ 37,66 36,84 49,02 54,08 61,36 47,79 Kiên Giang 41,67 13,41 30,30 46,58 39,32 34,25

(Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)

 So sánh Kiên Giang với An Giang và Cà Mau về tỷ lệ số “DN đã sử dụng dịch

vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh”: Nhìn vào bảng ở trên ta thấy rằng qua 5 năm khảo

sát, tỷ lệ DN đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh ở các tỉnh cao hơn so với

Kiên Giang, đặc biệt là năm 2012 chỉ số này Kiên Giang rơi vào tỷ lệ rất thấp

(13,41%).

 So sánh Kiên Giang với Cần Thơ về tỷ lệ số “DN đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh”: Với số DN đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh ở

Kiên Giang vẫn đang còn rất ít (cao nhất chỉ là 46,58% ở năm 2010)thì rất dễ hiểu khi

nhìn vào bảng ta thấy rằng kết quả đạt được của chỉ tiêu này trong 2 năm đầu 2009,

2010 của Kiên Giang có cao hơn so với các năm nhưng tỷ lệ vẩn thấp hơn Cần Thơ.

Kết luận: Qua những số liệu phân tích ở trên, ta thấy tỷ lệ về số DN đã sử dụng

dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh ở tỉnh Kiên Giang như vậy là còn thấp. Vì vậy, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chính quyền tỉnh cần phải xác định rõ tầm quan trọng của chỉ tiêu này và phổ biến cho

DN biết và dễ tiếp cận. Thông qua các DN, ta thấy rằng kết quả này là do:

+ Phần lớn các DN ở Kiên Giang họ nghĩ rằng DN họ vẫn hoạt động tốt mà không cần đến phải sử dụng dịch vụ này.

+ Họ thông qua mối quan hệ để tìm kiếm đối tác.

+ Hay cũng có vài DN nói rằng họ chưa biết rõ các loại hình dịch vụ này.

(6). Chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại”

Bảng 2.23: Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại từ năm 2009-2013.

(ĐVT : %) Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 Bình quân An Giang 15,12 40,48 41,54 39,13 43,81 36,01 Cà Mau 17,95 25,84 62,07 43,48 39,29 37,72 Cần Thơ 23,88 31,25 46,81 49,02 54,12 41,01 Kiên Giang 43,37 12,50 44,44 24,56 35,09 31.99

(Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)

 So sánh Kiên Giang với các tỉnh trong vùng về tỷ lệ số “DN đã sử dụng dịch vụ

xúc tiến thương mại”: Với xu hướng phát triển của nền kinh tế, các tỉnh đang thể hiện

rằng các DN của họ dần đáp ứng nhu cầu hơn khi tỷ lệ DN đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại đang ngày một tăng lên và bỏ xa Kiên Giang. Những năm qua tình hình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho khu vực dân doanh tỉnh kiên giang (Trang 77 - 94)