Các giải pháp hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu vực dân doanh tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho khu vực dân doanh tỉnh kiên giang (Trang 116 - 129)

2013 dựa trên dữ liệu của VCCI:

3.3Các giải pháp hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu vực dân doanh tỉnh

tỉnh Kiên Giang đến năm 2020:

3.3.1. Giải pháp tăng cường dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch:

Hiện nay, hầu hết các DN sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh còn gặp rất

nhiều khó khăn trong chiến lược phát triển thị trường, mở rộng mạng lưới kinh doanh,

kinh nghiệm trong tuyên truyền và quảng bá sản phẩm tại thị trường nội địa cũng như

thị trường quốc tế. Để khắc phục khó khăn này và để hoạt động xúc tiến thương mại có

trọng tâm và hiệu quả hơn thì:

Thứ nhất, phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư,

Thương mại và Du lịch của Tỉnh như: khai thác chương trình xúc tiến thương mại

trọng điểm quốc gia để triển khai các chương trình hỗ xúc tiến thương mại tại địa phương; thường xuyên liên hệ với các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài

nước để nắm bắt thông tin thị trường và cung cấp kịp thời cho DN qua trang web, bản tin thương mại phát hành thường kỳ tại địa phương; đồng thời tổ chức các khóa tập

huấn nâng cao nghiệp vụ về Marketing, quản trị và nghiên cứu Marketing, Kỹ năng đàm phán và bán hàng chuyên nghiệp, Xây dựng thương hiệu, Khai thác thông tin

khách hàng, đối tác trực tuyến qua mạng Internet,… và tổ chức các Hội thảo về tìm hiểu thị trường các nước, phổ biến các Hiệp định thương mại song phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước như WTO, VEFTA, TPP, VJFTA,….

Phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, Cục Thương mại đầu tư công nghệ thông tin, Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam, Tổng cục du lịch để:

- Hỗ trợ tuyên truyền cho doanh nghiệp trong đầu tư mở rộng sản xuất, đăng ký thương hiệu để tạo nên những sản phẩm cạnh tranh, có chất lượng cao.

- Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, tổ chức cho

các doanh nghiệp có nhiều cơ hội quảng bá, giao thương sản phẩm tại các hội chợ

trong tỉnh, ngoài tỉnh và khu vực; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với các dịch

vụ khoa học, kỹ thuật; tư vấn pháp lý.

- Tích cực sử dụng nguồn kinh phí xúc tiến thương mại để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tích cực chủ động tham gia hội chợ trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm, mở

rộng thị trường, đẩy mạnh công tác xuất khẩu. Trung tâm nên tập trung hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia hội chợ trong nước và mời gọi đối tác nước ngoài tham dự, để đạt hiệu quả cao hơn trong bối cảnh chi phí xúc tiến thương mại ngày càng hạn hẹp.

- Tăng cường tổ chức hội nghị, hội thảo kết nối giữa các công ty đơn vị dịch vụ

hỗ trợ doanh nghiệp với các hội, hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp.

- Thường xuyên liên hệ với các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước

để nắm bắt thông tin về thị trường.

- Ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động xúc tiến thương mại, Trung tâm nên khai thác và xử lý thông tin, đồng thời tiến hành nâng cấp website, sử dụng đường truyền tốc độ cao phục vụ cho việc khai thác thông tin để cung cấp mới nhất, kịp thời nhất thông qua bản tin Kinh tế thương mại phát hành thương kỳ nhằm phục vụ công tác nghiên cứu của các doanh nghiệp, giúp họ nắm bắt kịp thời những thay đổi của thị trường để có những quyết định phù hợp với tình hình thực tế.

Giúp các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động quảng bá sản phẩm tại các hội chợ triển lãm mang tầm quốc gia. Giúp lãnh đạo doanh nghiệp nâng cao được nhận thức trong tình hình mới, nắm bắt kịp thời những thay đổi của thị trường quốc tế để có những quyết sách phù hợp với tình hình cụ thể tạo hành trang giúp cộng đồng doanh nghiệp vững bước vượt qua thử thách trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế; Đóng góp

phần lớn vào nguồn thu ngân sách Nhà nước cũng như góp phần giải quyết phần lớn công ăn việc làm cho người lao động, tạo thu nhập từ đó góp phần ổn định kinh tế - xã hội. Từ sự phát triển của doanh nghiệp, nâng cao vị thế của kiên Giang trong khu vực, trong cả nước và tiến tới vươn ra thị trường thế giới.

Thứ hai, về phía các DN: cần thường xuyên hưởng ứng tích cực các hoạt động

hỗ trợ tại địa phương và ngoài ra, cần quan hệ với các cơ quan tham tán thương mại, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, nhờ các cơ quan này cung cấp những thông tin cần

thiết về mặt hàng, khách hàng, giá cả thị trường… và nhờ giúp giới thiệu, chào bán sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phẩm tại thị trường nước ngoài. Các DN cũng có thể liên hệ với các Tham tán thương

mại các nước đóng tại Việt Nam, các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước như Cục

xúc tiến Thương mại (Bộ Thương mại), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,

tổ chức xúc tiến thương mại tại địa phương, các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài đóng tại Việt Nam để được cung cấp thông tin mà DN cần, được giới thiệu

khách hàng từ các nước….

Thứ ba, UBND Tỉnh: cần chỉ đạo sâu sát, tạo điều kiện để các DN tham gia cung ứng hàng hóa và dịch vụ theo kế hoạch mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước; có

kế hoạch ưu tiên đặt hàng và các đơn đặt hàng theo hạn ngạch phân bổ cho các DN sản

xuất hàng hóa và dịch vụ bảo đảm chất lượng và đáp ứng yêu cầu.

Ngoài ra cần khuyến khích phát triển, tăng cường và chủ trương tạo mối liên kết

giữa các DNNVV với các DN lớn thông qua hình thức thầu phụ. Trong hệ thống này,

DNNVV được gọi là thầu phụ thường chịu trách nhiệm sản xuất các loại phụ kiện, chi

tiết sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu... DN lớn được coi là thầu chính đảm nhận

việc nghiên cứu, cải tiến công nghệ, thiết kế sản phẩm, sản xuất cấu kiện chính, tiêu thụ sản phảm. Thầu chính bao giờ cũng đóng vai trò là người kiểm soát hoạt động của

các thầu phụ, một DN thầu chính thường có một vài đến nhiều nhà thầu phụ,một DN

thầu phụ cũng có thể cung cấp phụ kiện cho vài nhà thầu chính. Mối liên kết này được

phát triển mạnh tại Mỹ,Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Thaí Lan… tạo điều kiện

thức đẩy chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và nâng cao

năng lực cạnh tranh của các DN.

3.3.2. Xây dựng cơ chế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích các doanh nghiệp khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Nội dung của giải pháp:

Cải cách thủ tục hành chính và các dịch vụ công:

Cải cách thủ tục hành chính và dịch vụ công của các cơ quan công quyền trên

trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư cũng như ý định mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp, thì các cơ quan

quản lý nhà nước của tỉnh cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề chính về dịch vụ

công như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: Giảm bớt các thủ tục liên quan

đến việc đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp, qui trình khai báo và nộp

thuế, các qui định liên quan tới đăng ký chất lượng sản phẩm,… Hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của DN, đơn giản hóa,

minh bạch hóa các quy định liên quan đến điều kiện gia nhập thị trường, hoạt động

kinh doanh. Mở rộng phạm vi thực hiện cơ chế tự kê khai, tính thuế, tự nộp thuế, quy định rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế, đối tượng nộp thuế và các tổ chức, cá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhân liên quan.

Thứ hai, tạo môi trường đầu tư tốt để giúp các nhà đầu tư được tiếp cận với các

nhân tố sản xuất (vốn, đất đai, lao động, thông tin,...) với chi phí thấp là một trong

những nhân tố hàng đầu tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ ba, đảm bảo cung cấp các loại hàng hóa công một cách hiệu quả.

Hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh

Trong điều kiện kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, giá

thành sản phẩm cao chi phí trung gian còn lớn, chất lượng sản phẩm chưa tốt nên hàng hoá kém sức cạnh tranh là điều dễ hiểu và việc nhà nước hỗ trợ bằng các chính sách

thuế quan ưu đãi để doanh nghiệp dân doanh phát triển là cần thiết trong giai đoạn

hiện nay.

Những vấn đề cần tập trung hỗ trợ: (i) Xúc tiến mở rộng thị trường khuyến

khích xuất khẩu đối với doanh nghiệp. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh

nghiệp tiếp cận với thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó,

các giải pháp kích cầu của nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh giúp tháo gỡ những khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho doanh nghiệp dân doanh. Ngoài ra nhà

nước cần thành lập các quỹ tín dụng xuất khẩu, mở rộng các nghiệp vụ bảo hiểm xuât

khẩu, (ii) Hỗ trợ các doanh nghiệp dân doanh thực hiện nhanh quá trình đổi mới như

tiếp nhận thông tin kỹ thuật công nghệ mới hiện đại, hướng dẫn cải tiến công nghệ kỹ

thuật truyền thống, hỗ trợ vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi để đầu tư đổi mới kỹ

công nghệ. Ngoài ra trong điều kiện nước ta hiện nay, bên cạnh việc đầu tư kỹ thuật

công nghệ mới để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp cần lưu

ý khai thác các kỹ thuật công nghệ sử dụng nhiều lao động, kết hợp với việc cải tiến nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, với lợi thế của mình, Kiên Giang là tỉnh có nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng như nông sản, thuỷ hải sản,... với một số cơ sở sản xuất, chế biến hàng nông sản, thuỷ hải sản đưa ra thị trường những sản phẩm có uy tín, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên từ nhiều năm nay, vấn đề sản xuất chế biến và tiêu thụ đối với những

sản phẩm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này vẫn luôn gặp những khó khăn. Việc

tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại thị trường trong và ngoài tỉnh không ổn định, giá bán thường biến động, lợi nhuận thấp, việc thâm nhập vào các kênh phân phối hiện đại

còn hạn chế và việc cung ứng hàng hoá còn mang tính riêng lẻ giữa các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn, chi phí đầu vào cao làm tăng giá thành sản xuất. Vì vậy, để thu hút được nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này, chính quyền địa phương cần có những chính sách rất cụ thể để

thu hút nhiều nhà đầu tư khu vực dân doanh tham gia, góp phần thúc đẩy ngành sản

xuất quan trọng này.

Các chính sách, thể chế dành riêng cho doanh nghiệp dân doanh:

Để thúc đẩy doanh nghiệp khu vực dân doanh của tỉnh phát triển nhanh về lượng và chất thì trong thời gian tới, tỉnh cần xây dựng những cơ chế thông thoáng hơn, đặc biệt trên lĩnh vực tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi

Môi trường kinh doanh được coi là thuận lợi khi bảo đảm các yếu tố: Có hệ

thống luật pháp, hành chính rõ ràng, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả, ít tốn kém nguồn

lực thời gian và tiền bạc; bảo đảm sự ổn định của kinh tế vĩ mô, hạn chế tác động của

các yếu tố bất khả kháng và biến động của thị trường đối với DNDD; có các biện pháp để bảo đảm thị trường cho DNDD, như ổn định về giá cả của hàng hóa và dịch vụ…

Trước hết, cần tập trung tạo khung pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, cải cách hệ thống thủ tục hành chính. Do đó, trong thời gian tới, các sở/ngành của tỉnh thường xuyên việc rà soát các lại tất cả các thủ tục hành chính và tiếp nhận những

phản ánh của doanh nghiệp để bãi bỏ những thủ tục đã lạc hậu, không còn phù hợp gây

tâm đến việc giảm bớt sự tác động của các yếu tố thị trường đối với hoạt động của

doanh nghiệp, như: ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả,…để doanh nghiệp yên tâm

đầu tư kinh doanh có hiệu quả tại địa phương.

Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp dân doanh

Phần lớn các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ và vừa,

luôn trong tình trạng khát vốn do tiềm lực tài chính tương đối hạn chế và có ít tài sản để có thể thế chấp vay vốn từ ngân hàng. Do vậy, trong thời gian tới chính quyền tỉnh

cùng với hệ thống các ngân hàng thương mại trên địa bàn cần quan tâm giải quyết

những vấn đề, như: (i) tăng cường nguồn vốn dành riêng cho các doanh nghiệp dân

doanh thông qua hệ thống ngân hàng; hình thành các loại quỹ, như quỹ đầu tư, quỹ hỗ

trợ phát triển, quỹ bảo hiểm; xây dựng các chương trình hay dự án tài chính vi mô để tăng cung tín dụng cho các doanh nghiệp dân doanh; thực hiện các chương trình ưu đãi thuế; (ii) tăng số lượng các tài sản để doanh nghiệp có thể thế chấp vay vốn, bằng việc đơn giản hóa các thủ tục đăng ký tài sản, cho phép áp dụng các hình thức thế chấp linh

hoạt hơn, như thế chấp bằng động sản, trang thiết bị, tài sản đang đầu tư...

Tùy thuộc vào tình hình tài chính, ngân sách của TW và Tỉnh mà sử dụng các

chính sách hỗ trợ tài chính cho DNNVV phù hợp, như: Vốn hỗ trợ xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng, chính sách thuế,...

Chính sách thúc đẩy thị trường dịch vụ để phát triển doanh nghiệp

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp là hệ thống các dịch vụ được sử dụng bởi doanh

nghiệp, nhằm giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Trong thị trường dịch vụ cho

khu vực doanh nghiệp dân doanh, các cơ quan ban ngành của Tỉnh cần tập trung phát

triển các nhóm dịch vụ, như chính sách hỗ trợ về thông tin; chính sách hỗ trợ về đào tạo; hỗ trợ về công nghệ; hỗ trợ tiếp thị và tiếp cận thị trường.

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng, hình thành và tổ chức thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức, văn hóa doanh nhân và doanh

nghiệp, hỗ trợ xây dựng một số thương hiệu mạnh về cung ứng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ở Kiên Giang.

Xây dựng cơ chế để các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư nhân tham gia vào lĩnh

vực cung cấp các dịch vụ hành chính công.

Thực hiện đánh giá, phân loại, xếp hạng định kỳ và công khai trên các phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường hệ thống cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, áp dụng tối đa

công nghệ thông tin và giảm thiểu các đầu mối trong giải quyết thủ tục hành chính. Tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, các lớp kỹ năng thực hành cho doanh nghiệp; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ do Trung tâm xúc tiến đầu tư , thương mại và du lịch cung cấp.

Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, coi đây là một kênh phản biện về công tác lãnh đạo gắn với chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đường lối, chủ trương

chính sách, pháp luật của Nhà nước; mạnh dạn, sáng tạo, đưa ra những quyết sách phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và không trái quy định, đồng thời chủ động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho khu vực dân doanh tỉnh kiên giang (Trang 116 - 129)