Đánh giá chung về thực trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho khu vực dân doanh tỉnh kiên giang (Trang 101)

2013 dựa trên dữ liệu của VCCI:

2.5Đánh giá chung về thực trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang:

2.5.1 Những thành tựu đạt được:

Qua kết quả phân tích từ thực trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh tỉnh

Kiên Giang thời gian qua dựa trên số liệu PCI của VCCI và Trung Tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Kiên Giang, ta thấy rằng trong những năm qua, tỉnh

Kiên Giang đã có nhiều cố gắng trong việc thực thi chính sách điều hành của mình.

Trên địa bàn tỉnh, mặc dù phần lớn các doanh nghiệp là DNNVV nhưng số lượng các

doanh nghiệp ngày càng tăng lên và ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của các

lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong phát triển kinh doanh của mình như xúc

tiến thương mại, nắm bắt thông tin, tìm kiếm thông tin kinh doanh cũng như việc nắm

bắt được sự phát triển của công nghệ... Đây là những nhân tố chủ chốt mà phần lớn các chuyên gia đều cho rằng nó có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của

doanh nghiệp.

Mặc khác, tỉnh Kiên Giang luôn phấn đấu hoàn thiện mình thông qua việc

chính quyền tỉnh đã định hướng tốt trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy tiềm năng và thế mạnh của tỉnh khi hướng đến phát triển du lịch, dịch vụ và công nghiệp ngày càng tăng, phù hợp với xu thế phát triển.

Kiên Giang trong những năm qua đã cố gắng trong việc tạo môi trường thuận

lợi cho các doanh nghiệp dân doanh hoạt động. Bằng chứng thể hiện qua cái nhìn của

doanh nghiệp về môi trường kinh doanh của tỉnh đã khá hơn và vị thế của Kiên Giang

đã được tăng lên, nâng cao hơn trong khu vực ĐBSCL cũng như cả nước. Đây chính là nỗ lực lớn mà tỉnh đã làm được nhằm tạo môi trường thúc đẩy sự phát triển của khu

vực KTTN.

2.5.2 Những tồn tại hạn chế:

Bên cạnh những thành quả đạt được, Kiên Giang những năm qua đã còn những

thiếu sót, hạn chế trong điều hành chính sách của mình, cụ thể là qua các hoạt động

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh.

Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp hàng năm còn thấp, nó thể hiện việc cung

cấp thông tin thị trường, tư vấn thông tin pháp luật, tìm đối tác kinh doanh, xúc tiến thương mại và hội chợ, công nghệ, kết cấu hạ tầng của tỉnh vẫn chưa đáp ứng sự mong

đợi. Hoạt động xúc tiến thương mại chưa triển khai một cách mạnh mẽ, chuyên nghiệp. Việc truyền tải thông tin từ tỉnh đến với DN và người dân vẫn chưa như mong đợi. Môi trường cạnh tranh của tỉnh mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa hoàn thiện.

2.5.3 Nguyên nhân khách quan:

Các tỉnh tại Việt Nam đã bắt đầu tập trung vào việc cải thiện năng lực cạnh tranh

nói chung, và chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, về phía doanh

nghiệp, họ cũng chưa có sự chủ động, sự quyết liệt trong việc tiếp cận các thông tin từ các cơ quan hành chính nhà nước. Các doanh nghiệp của tỉnh đa số là doanh nghiệp

vừa và nhỏ nên ít quan tâm đến việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, ngại tốn

kém chi phí nên các doanh nghiệp kinh doanh ở lỉnh vực này cũng gặp nhiều khó khăn

trong việc vận động doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5.4 Nguyên nhân chủ quan:

- Hoạt động xúc tiến thương mại chưa triển khai một cách mạnh mẽ, chuyên nghiệp: Chỉ tiêu “Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại” ở tỉnh năm 2012 có tăng lên nhưng sự gia tăng này là không đáng kể, chứng tỏ việc sử dụng dịch

vụ này vẫn chưa đáp ứng được sự mong đợi. Thực tế này diễn ra bởi lẽ các hoạt động

xúc tiến thương mại đã chưa được áp dụng đúng cách, khiến cho việc sử dụng của họ

mang lại kết quả không cao so với chi phí bỏ ra; hoạt động này phần lớn ở Kiên Giang

chưa mang tính chuyên nghiệp; sự kết nối đến các hiệp hội giúp cho DN giao lưu và

phát triển quan hệ chưa gắn chặt như mong muốn; nguồn kinh phí để tổ chức cho hoạt động này vẫn chưa có hay quá ít và chi phí tham gia hoạt động này quá cao…

- Việc truyền tải thông tin từ tỉnh đến với DN vẫn chưa như mong đợi: Mức độ

cập nhật thông tin trên trang web của tỉnh mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa

kịp thời, chính điều này là trở ngại rất lớn cho doanh nghiệp khi muốn tìm hiểu và nắm

bắt thông tin từ tỉnh.

Các DN chưa sử dụng các dịch vụ như xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, tư vấn thông tin pháp luật, dịch vụ cung cấp thông tin kinh doanh và dịch vụ liên quan đến công nghệ. Trong khi đó, một trong những nguyên nhân dẫn đến

tình trạng này đó chính là các DN ở tỉnh mặc dù biết đến dịch vụ này nhưng chi phí

lý nhà nước trên địa bàn tỉnh thông qua việc áp dụng hơn nữa các thành tựu về khoa

học công nghệ, ứng dụng CNTT vào trong công tác điều hành.

- Môi trường cạnh tranh của tỉnh mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa

hoàn thiện: Tuy nói rằng những năm gần đây có sự tiến triển mạnh của quá trình cổ

phần hóa nhưng mà sự phát triển và chi phối của các ngành lớn của DNNN không phải

là không còn. Qua thực tiễn phân tích, ta thấy rằng số lượng doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực công là tư nhân và các doanh nghiệp dân doanh hoạt động trong lĩnh

vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp vẩn còn khá thấp. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng

này chính là lợi nhuận từ hoạt động này không cao, sự quan tâm của các doanh nghiệp

tham gia sử dụng dịch vụ chưa nhiều. Trình độ quản lý doanh nghiệp của các giám đốc điều hành doanh nghiệp còn thấp, tư tưởng làm ăn nhỏ lẻ nên chưa thấy tầm quan

trọng của việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh

doanh. Việc liên doanh, liên kết mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng quy mô thị trường

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CỦA TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020

3.1. Các cơ sở đề xuất giải pháp: 3.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước: 3.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước: 3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế:

Xu hướng chung là kinh tế thế giới tiếp tục được phục hồi và phát triển, tiến

trình thực hiện hội nhập kinh tế thế giới, chúng ta đã là thành viên của các Tổ chức như APEC, AFTA, WTO, điều đó sẽ mang đến thời cơ để các sản phẩm do các DNDD của Việt Nam tham gia thị trường quốc tế, nhưng đó cũng là thách thức chính đối với

sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phải tự vươn lên, đủ sức cạnh tranh không những tại thị trường quốc tế, mà ngay ở thị trường nội địa.

Các thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới không ngừng được phát minh và đưa vào ứng dụng. Đây cũng là yếu tố tác động mang tính hai mặt đối với sự phát

triển của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp dân doanh có qui mô nhỏ và vừa. Nếu các doanh nghiệp của chúng ta nắm bắt được các công nghệ tiên tiến, sẽ tăng trưởng nhanh và cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập. Ngược lại, nếu để vuột mất các cơ hội thì nền kinh tế của ta sẽ bị tụt hậu và các doanh nghiệp sẽ bị đánh bại ngay trên “sân nhà” của mình.

Khủng hoảng năng lượng và tình hình chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới

diễn biến theo chiều hướng phức tạp, đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của

nhiều nước trên thế giới.

3.1.1.2. Bối cảnh trong nước:

Nước ta được thế giới đánh giá có sự ổn định cao về chính trị, kinh tế - xã hội;

nền kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu quả, tăng trưởng ổn định nhưng chưa thật sự bền vững. Chủ trương nhất quán của Đảng và Chính phủ

trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN

có sự quản lý của Nhà nước, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế cùng phát triển

bình đẳng và cam kết tạo điều kiện để phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân, trong

đó chú trọng đến mục tiêu phát triển ngày càng nhiều loại hình DNDD.

Việt Nam thực hiện các cam kết về AFTA và WTO, các hiệp định song phương và đa phương khác... Đây cũng vừa là cơ hội vừa là thách thức cho DNDD Việt Nam

trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Năng lực và trình độ sản xuất của

nhiều ngành kinh tế đã tăng đáng kể; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiều

hướng tích cực; chất lượng tăng trưởng trong nhiều ngành, lĩnh vực đã được cải thiện;

các doanh nghiệp và toàn thể nền kinh tế đã thích nghi dần với thị trường quốc tế (tập quán thương mại, tác động của thị trường thông tin,...). Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm gần đây đã tăng về số lượng dự án và số vốn đầu tư, trong đó ngày

càng có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia đã có mặt tại Việt Nam, đây là một trong

những yếu tố kích thích phát triển DNDD với vai trò là các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào cũng như phân phối sản phẩm đầu ra.

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang đến năm 2020: năm 2020:

Theo quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 26 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang thời

kỳ đến năm 2020, nêu rõ mục tiêu và định hướng phát triển của tỉnh Kiên Giang như

sau:

3.1.2.1 Mục tiêu phát triển: Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng Kiên Giang đến năm 2020 có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đạt

mức khá trong Vùng; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo

dục và đào tạo, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển nhất là với các địa phương trong vùng đồng bằng sông

Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tập trung xây dựng vùng kinh tế trọng điểm ven biển Rạch Giá - Hà Tiên trong

đó, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch và vận tải biển. Phát triển công

nghiệp, nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới;

chú trọng công tác an sinh xã hội; tăng cường củng cố quốc phòng an ninh vững mạnh,

trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Mục tiêu cụ thể:

- Về phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13% thời kỳ 2011 - 2015 và 14% thời kỳ 2016 - 2020. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 2.500 -

2.600 USD/người; đến năm 2020 đạt 4.500 - 4.600 USD/người. Cơ cấu kinh tế chuyển

trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2015, cơ cấu các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 30% - 32% - 38% GDP; năm 2020 là 20% - 37% - 43%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 900 triệu USD vào năm 2015 và đạt 1.300 triệu USD vào

năm 2020. Tỷ lệ huy động ngân sách so với GDP đạt 6 - 7% vào năm 2015 và đạt 8 -

9% vào năm 2020.

- Về phát triển xã hội: Tỷ lệ giảm sinh đạt 0,3‰ thời kỳ 2011 - 2015 và giảm

0,25‰ thời kỳ 2016 - 2020. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tương ứng là 11,45‰ vào năm 2015 và 10,4‰ vào năm 2020. Tổng dân số đến năm 2015 là 1.825.000 người; đến năm 2020 là 1.976.400 người. Đạt chuẩn quốc gia phổ cập trung học phổ thông toàn tỉnh vào năm 2018. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 14% năm 2015; 11% năm 2020. Giải quyết việc làm cho 32.000 lao động năm 2015 và 38.000 lao động vào

năm 2020, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52% năm 2015 và 66,6% vào năm

2020. Tỷ lệ hộ nghèo thời kỳ 2011 - 2015 giảm bình quân hàng năm 1,5 - 1,8% và 1% thời kỳ 2016 - 2020. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch đạt 96%, tỷ lệ hộ sử dụng điện 98% vào năm 2015; đến năm 2020 tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 98,0% và tỷ lệ

hộ sử dụng điện đạt 100%. Năm 2015 có trên 25% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới,

các xã còn lại đạt 50% trở lên các tiêu chí xã nông thôn mới, xây dựng huyện Tân

Hiệp thành huyện nông thôn mới, đến năm 2020 trên 60% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Về bảo vệ môi trường: Đến năm 2015 các khu công nghiệp, khu đô thị xây

dựng mới có hệ thống nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn quy định; 95% chất thải rắn thông thường, 100% chất thải nguy hại và chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn,

90% hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Năm 2020 có 100% khu đô thị, khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt 100%. Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 14%.

3.1.2.2 Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực:

- Phát triển ngành công nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: Phát triển ngành công nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng và khả năng

cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Về nông nghiệp: Phát triển ngành trồng trọt với cây lúa là cây trồng chủ lực, ổn

định diện tích canh tác lúa, hình thành vùng lúa quy mô tập trung, có chất lượng cao;

hoạch ổn định các vùng trồng mía, khóm, tiêu, rau sạch, hoa, cây cảnh. Phát triển

ngành chăn nuôi đại gia súc, nuôi lợn, gia cầm theo hướng mở rộng chăn nuôi công

nghiệp tập trung kết hợp với vệ sinh phòng dịch nghiêm ngặt.

Về lâm nghiệp: Ổn định diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 là 85.778 ha, tỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lệ che phủ rừng đạt 13,5 - 14%; bảo vệ rừng phát huy các giá trị và chức năng của các

hệ sinh thái rừng, duy trì đa dạng sinh học, trong đó tập trung cho rừng quốc gia Phú

Quốc và U Minh Thượng.

Về Thủy sản: Đầu tư cho chương trình đánh bắt xa bờ, các cảng cá và khu dịch

vụ hậu cần nghề cá, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu ngành nghề hợp lý. Phát triển nuôi

trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa, phát triển bền vững. Mở rộng diện tích nuôi tôm theo hướng thâm canh, nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi tôm kết

hợp trồng lúa. Nhân rộng các hình thức nuôi cá đồng, nghêu, sò, cua, hến biển, cá lồng

bè, cá tra, cá cảnh biển. Giai đoạn 2015 - 2020, tổng sản lượng khai thác thủy sản đạt

390.000 - 420.000 tấn, diện tích nuôi trồng thủy sản từ 140.800 - 133.700 ha trong đó,

nuôi tôm 88.500 - 75.000 ha.

- Phát triển ngành công nghiệp: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng công nghiệp

bình quân thời kỳ 2011 - 2015 tăng 14,2% và thời kỳ 2016 - 2020 tăng 16%. Chú trọng thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm,

công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao; phát triển các ngành, lĩnh vực mà địa phương có lợi thế như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến, nông - lâm - thủy sản và hình thành ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cơ khí - đóng tàu, công nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho khu vực dân doanh tỉnh kiên giang (Trang 101)