Những thành tựu, đóng góp của các doanh nghiệp dân doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho khu vực dân doanh tỉnh kiên giang (Trang 64)

2.2.2.1. Lao động và giải quyết việc làm

Trong những năm gần đây, số doanh nghiệp tăng nhanh đã giải quyết được nhiều việc làm, thu nhập của người lao động từng bước được nâng lên. Số lao động

được giải quyết việc làm năm 2010 từ 46.526 người, tăng lên 93.299 người năm 2015. So với năm 2010 thì số lao động DNTN tăng 12.643 người; Cty TNHH tăng 14.084 người; Cty CP không có vốn NN tăng 11.161 người; Cty CP có vốn NN tăng 8.062 người và HTX tăng 823 người.

Bảng 2.9: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp dân doanh 2010-2015

(Đơn vị tính: Người)

Thực hiện qua các năm

STT Lao động

2010 2011 2012 2013 2014 2015

I Phân theo loại hình 46.526 57.099 64.668 72.110 81.589 93.299

Doanh nghiệp tư nhân 27.616 29.247 31.589 33.658 35.458 40.259 Công ty TNHH 11.109 14.430 16.450 18.569 21.584 25.193 Công ty CP không có vốn NN 6.428 8.933 10.963 12.542 15.587 17.589 Công ty CP có vốn Nhà nước ≤ 50% 446 3.129 4.210 5.683 7.258 8.508 Hợp tác xã 927 1.360 1.456 1.658 1.702 1.750

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang và dự báo 2014-2015)

Tổng thu nhập của người lao động trong DNDD từng bước được nâng lên, từ

tỷ đồng năm 2005 lên 947,62 tỷ đồng năm 2011; Cty TNHH từ 55,45 tỷ đồng lên 503,53 tỷ đồng; Cty CP không có vốn Nhà nước từ 19,10 tỷ đồng lên 443,277 tỷ đồng; Cty CP có vốn Nhà nước từ 3,25 tỷ đồng lên 167,08 tỷ đồng và HTX từ 6,56 tỷ đồng lên 25,16 tỷ đồng.

Tổng thu nhập bình quân tháng/1lao động trong DNDD được nâng lên, từ 1,13 triệu đồng năm 2005 lên 3,08 triệu đồng năm 2011, trong đó: DNTN từ 1,1 triệu đồng lên 2,74 triệu đồng; Cty TNHH từ 1,18 triệu đồng lên 2,95 triệu đồng năm 2011; Cty CP không có vốn Nhà nước từ 1,71 triệu đồng lên 4,19 triệu đồng; Cty CP có vốn Nhà nước từ 1,57 triệu đồng lên 4,42 triệu đồng và HTX từ 0,93 triệu đồng lên 1,57 triệu

đồng.

Nhìn chung, doanh nghiệp này vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút

lao động, giải quyết việc làm mới và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho đại đa

số lao động.

2.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng, giảm tỷ trọng khu vực Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản từ 42,6% năm 2010 xuống còn 34,7% năm 2015; giữ tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng từ 24,4% năm 2010 tăng lên 24,8% năm 2015 và tăng nhanh khu

vực Thương mại - dịch vụ từ 33% năm 2010 tăng lên 40,5% năm 2015. Doanh nghiệp dân doanh phát triển nhanh đã tạo ra cơ hội phân công lại lao động giữa các khu vực Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản; Công nghiệp – xây dựng và Thương mại - Dịch vụ. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành trong 6 năm qua phù hợp với xu thế

của sự phát triển và từng bước khai thác được tiềm năng kinh tế của tỉnh Kiên Giang

theo hướng phát triển bền vững.

2.2.2.3 Nộp ngân sách nhà nước

Năm 2015, thuế và các các khoản nộp ngân sách nhà nước của DNDD dự kiến là là 2.210 tỷ đồng, tăng 1.551 tỷ đồng so với năm 2010.

Bảng 2.10: Thuế và các khoản nộp ngân sách giai đoạn 2010-2015 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Thực hiện qua các năm STT Doanh nghiệp 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số 659,44 976,43 1.225,51 1.453,93 1.814,92 2.210,06 1 Doanh nghiệp tư nhân 141,67 216,02 324,12 386,32 451,36 526,23

2 Công ty TNHH 247,1 294,59 315,35 415,25 458,65 548,32 3 Công ty CP không có vốn Nhà nước 242,24 365,12 452,18 498,47 712,12 925,14 4 Công ty CP có vốn Nhà nước ≤ 50% 25,97 97,67 130,56 150,14 188,78 205,87 5 Hợp tác xã 2,46 3,03 3,3 3,75 4,01 4,5

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang và dự báo 2014-2015)

2.2.3 Đánh giá tổng quát về DNDD tỉnh Kiên Giang 2.2.3.1 Những thành tựu đạt được 2.2.3.1 Những thành tựu đạt được

Trong những năm qua, Tỉnh đã tích cực tạo những điều kiện thuận lợi để cải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thiện môi trường kinh doanh tương đối thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp dân

doanh. Các lĩnh vực quan trọng gắn chặt với sự thành lập và hoạt động của doanh

nghiệp như đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và nộp thuế, giấy phép chuyên

ngành, đều nhận được đánh giá tốt của đa số doanh nghiệp. Điều này cho thấy về mặt

thủ tục hành chính, nỗ lực của tỉnh trong những năm gần đây đã mang lại những hiệu

quả nhất định. Số lượng DNDD thành lập và đi vào hoạt động trên địa bàn liên tục

tăng lên qua các năm; Quy mô nguồn vốn DNDD tăng lên, giá trị vốn đầu tư bình quân/doanh nghiệp cũng tăng lên. DNDD đã đóng góp vào nguồn thu ngân sách, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Số lượng lao động

của DNDD từng bước tăng lên.

2.2.3.2 Những tồn tại, hạn chế

- Nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển còn thiếu; chưa có

cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp; Vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật tương đối

lớn, trong khi khả năng nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách tỉnh còn hạn hẹp. Do đó, chưa

tạo được hệ thống hạ tầng kỹ thuật hòan chỉnh bên ngòai hàng rào các khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị, các trung tâm thương mại... làm hạn chế sức hút tiềm

lực các doanh nghiệp trong đầu tư.

- Do đặc thù của tỉnh Kiên Giang là tỉnh nằm xa khu kinh tế trọng điểm phía

tế trọng điểm còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc phát triển các loại hình doanh nghiệp, thu hút đầu tư cũng như giao lưu kinh tế.

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy số lượng lớn, nhưng về cơ bản vẫn là quy mô nhỏ, thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ rất hạn chế, thiết

bị, máy móc lạc hậu nhưng lại chậm thay đổi để thích ứng với môi trường kinh doanh

luôn ngày càng cạnh tranh khốc liệt; công tác nghiên cứu và phát triển chưa được các

doanh nghiệp chú trọng nên việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh chưa được phổ biến và ứng dụng rộng rãi.

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung chủ yếu ở thành phố Rạch Giá, thị xã

Hà Tiên, Kiên Lương (là những nơi có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh), Phú Quốc

(là địa bàn có tiềm năng kinh doanh dịch vụ). Những địa bàn khác, nơi có điều kiện

kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn tuy có những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn hơn, nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh.

- Mặc dù là tỉnh có nguồn lao động dồi dào nhưng tỷ lệ số lao động đã qua đào

tạo thấp nên trình độ tay nghề của người lao động yếu, lao động giải quyết việc làm trong các doanh nghiệp chủ yếu là lao động giản đơn, năng suất lao động kém....

- Tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động phức tạp; kinh tế thế giới suy

giảm; lạm phát; giá xăng dầu, phôi thép, phân bón, nguyên liệu sản xuất …tăng giảm đột biến; thị trường tiền tệ - tín dụng căng thẳng đã tác động mạnh vào họat động của

doanh nghiệp.

2.3 Thực trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua: qua: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.1 Thực trạng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh tỉnh Kiên Giang: 2.3.1.1 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp do khu vực công cung cấp: 2.3.1.1 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp do khu vực công cung cấp:

Thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính của tỉnh, tất cả các cơ quan có

quan hệ trực tiếp với doanh nghiệp đều thực hiện theo quy trình “một cửa” và “một cửa liên thông”. Thành lập các tổ hỗ trợ doanh nghiệp, thiết lập đường dây nóng để

giải đáp, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp. Tăng cường cán bộ

nghiệp vụ đảm bảo yêu cầu phục vụ công tác giải quyết, hướng dẫn tận tình cho doanh nghiệp, cá nhân.

- Chương trình đào tạo nguồn nhân lực: Thực hiện Quyết định 143/2004/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chương trình trợ giúp DNNVV trên

phạm vi cả nước, để tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh

nghiệp, trong những năm qua, tỉnh đã mở nhiều lớp tập huấn cho doanh nghiệp về

khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, riêng đào tạo nghề cho nền kinh tế thì 5

năm qua lao động qua đào tạo ở cả 3 cấp: Cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề với 120.689 lao động, đưa tỷ lệ đào tạo nghề từ 11% năm 2006 lên 23% năm 2010. Các

ngành nghề được tập trung đào tạo là Nuôi trồng thủy sản, sữa chữa cơ khí, điện tử, điện lạnh, xây dựng, chăn nuôi thú y, dịch vụ du lịch,...

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường: Chương trình này được

thực hiện bằng cách lồng ghép trong các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và các chương trình trọng điểm của tỉnh, thông qua việc hỗ trợ DNDD tham gia các

cuộc hội thảo về xuất khẩu, tham dự hội chợ như: Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng

cao, hội chợ giao thương với Campuchia, hội chợ về thủy sản tại Bỉ, các hội chợ chuyên ngành trong nước về xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch ... Khuyến khích

và hỗ trợ DNDD của tỉnh tham gia hội thảo quốc gia, quốc tế về phát triển các ngành, nghề truyền thống của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện chính sách khuyến khích xuất

khẩu bằng cách thực hiện khen thưởng thành tích xuất khẩu với các tiêu chí theo quy

định của Bộ Công Thương. Tuy đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hoạt động xúc

tiến thương mại của tỉnh mới chỉ tập trung vào các lĩnh vực như tổ chức các hội thảo,

hội chợ triển lãm, còn lĩnh vực thông tin hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường tuy

có thực hiện nhưng năng lực và nghiệp vụ của các doanh nghiệp về xúc tiến thương

mại còn yếu nên chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Chương trình trợ giúp thông tin: Tỉnh đã tổ chức chuyển tải thông tin đến

doanh nghiệp dưới nhiều hình thức đa dạng như biên soạn tờ rơi, ấn phẩm, đĩa CD, trực tiếp cung cấp thông tin thông qua các Website của tỉnh, của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện trong thời gian

qua vẫn còn thiếu hệ thống thông tin để cung cấp thông tin quản lý doanh nghiệp cho các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như thông tin hữu ích cho sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

- Liên kết doanh nghiệp: Thời gian qua doanh nghiệp trên địa bàn thành lập

Hiệp hội Doanh nghiệp, Hội doanh nghiệp trẻ. Ngoài ra, có khoảng gần 100 doanh

nghiệp Kiên Giang tham gia với tư cách là hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ).

- Chính sách về tín dụng và bão lãnh tín dụng cho doanh nghiệp: Nhà nước đã thực hiện cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển với lãi suất thấp, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh đầu tư, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thông qua kênh Quỹ hỗ trợ phát

triển trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện Quyết định số 193/2002/QĐ-TTg và số 115/2004/QĐ-TTg của Thủ t-

ướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ Bảo

lãnh tín dụng DNNVV. Năm 2007, Tỉnh đã thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho

doanh nghiệp nhỏ và vừa; đến đầu năm 2010 đã nâng chức năng của Quỹ Bảo lãnh thành Quỹ đầu tư phát triển với vốn điều lệ ban đầu là 120 tỷ đồng.

- Hỗ trợ về khoa học công nghệ:

Về sở hữu trí tuệ: Sở KH&CN đã xây dựng đề án “Phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn I từ 2006-2010 và giai đoạn II từ 2011-2015, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm cấp khu vực và toàn quốc để quảng

bá, khuếch trương uy tín và góp phần xây dựng thương hiệu; xác lập quyền SHCN;

xây dựng dự án quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước

mắm tham gia Chương trình 68 của Chính phủ. Đề án đã hỗ trợ 13 Doanh nghiệp

tham gia Hội chợ Mêkông-Cần Thơ Chợ công nghệ và thiết bị-Techmart An giang 2006 và Chợ công nghệ và thiết bị-Techmart Cần thơ 2008; đã hướng dẫn doanh

nghiệp các thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, đã có 927 đơn đăng ký,

đến nay có 657 văn bằng bảo hộ được cấp quyền SHCN; hỗ trợ kinh phí cho 22 tổ

chức/cá nhân xác lập quyền SHCN; xây dựng 16 nhãn hiệu tập thể cho các đặc sản, nông

sản cho các huyện trong tỉnh. Đã được cấp Giấy chứng nhận 11 nhãn hiệu; đăng ký

nhãn hiệu chứng nhận Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang đã được cấp giấy chứng

nhận; xây dựng 01 dự án cho ngành tham gia Chương trình 68 của Chính phủ về hỗ

trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ.

Về năng suất chất lượng: Thực hiện dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng

sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang” và chương trình nâng cao

năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn

kỹ thuật; hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, đến nay tỉnh có 23 doanh nghiệp đăng ký tham gia dự án. Trong đó, 21 doanh nghiệp đã được khảo sát, đánh giá thực trạng năng suất chất lượng; 6 doanh nghiệp được triển khai dự án cải

tiến năng suất, chất lượng giai đoạn 2013-2014; 05 doanh nghiệp đang tham gia Chương trình năng suất chất lượng Quốc gia; hỗ trợ kinh phí cho 06 doanh nghiệp áp

dụng công cụ cải tiến NSCL; 02 doanh nghiệp áp dụng HTQLCL. 01 DN công bố hợp quy; 02 DN đạt giải thưởng chất lượng quốc gia.

Qua 03 năm thực hiện đền án nâng cao năng suất chất lượng tại các doanh

nghiệp của Kiên Giang đã mang lại hiệu quả tích cực bước đầu. Trước hết là: nâng cao nhận thức của lãnh đạo các ngành liên quan và của chính các doanh nghiệp tham gia

dự án về tính bức thiết của việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong quá

trình hội nhập và cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Qua việc triển khai dự án, các

doanh nghiệp đã có thể xác định được mức độ, vị trí của đơn vị về công nghệ, công cụ

sản xuất hiện có so với mặt bằng chung hiện nay. Các doanh nghiệp được hỗ trợ về

kiến thức chuyên môn và hỗ trợ kinh phí để thực các cải tiến trong sản xuất; Và điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quan trọng là các đơn vị đã áp dụng các giải pháp cải tiến để tăng năng suất, sản lượng, cũng như chất lượng hàng hóa của đơn vị.

2.3.1.2 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp do doanh nghiệp khu vực dân doanh cung cấp. cung cấp.

Doanh nghiệp dân doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hỗ trợ

doanh nghiệp ngày càng tăng lên về quy mô và số lượng ở Kiên Giang. Theo số liệu

thống kê năm 2013 của tỉnh Kiên Giang cho thấy: Năm 2010 có 345 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chiếm 11,39% trong

tổng số doanh nghiệp dân doanh của tỉnh thì đến năm 2013 số doanh nghiệp kinh

doanh trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp là 615 doanh nghiệp, tăng 270

Bảng 2.11: Số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế giaiđoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Danh nghiệp

Thực hiện qua các năm STT Ngành hoạt động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho khu vực dân doanh tỉnh kiên giang (Trang 64)