Vai trò của dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho khu vực dân doanh tỉnh kiên giang (Trang 34 - 37)

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong hạ tầng cơ sở

dịch vụ của bất kỳ một nền kinh tế nào và là dịch vụ đầu vào cho tất cả các ngành công nghiệp, sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Trong các nền kinh tế đang phát triển, trung

bình có ít nhất một phần ba của giá trị đầu vào mà các doanh nghiệp mua là những

dịch vụ như hạch toán kế toán, luật pháp, bảo hiểm, nghiên cứu, thiết kế, marketing,

vận tải, bưu điện và điện nước. Chất lượng và mức độ sẵn có của chúng tác động tới

khả năng tăng trưởng và cạnh tranh trong xuất khẩu của các ngành công nghiệp trong nước có sử dụng đến những dịch vụ này, và ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư

vào nước đó. Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh giúp các doanh nghiệp dân doanh tăng trưởng

nhờ tạo cơ hội cho họ ký hợp đồng nhận hỗ trợ chuyên môn. Nếu thiếu các dịch vụ hỗ

trợ kinh doanh, các doanh nghiệp phải tăng chi phí hành chính để tuyển thêm nhân viên mới hoặc nếu không sẽ tiến hành kinh doanh và bỏ qua những khâu này.

Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh còn đóng vai trò quan trọng trong một số khía cạnh

của quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế. Thứ nhất, chúng giúp tăng cường chuyên môn hóa trong nền kinh tế. Thứ hai, chúng tạo ra sự thay đổi lớn từ chỗ Nhà nước độc

quyền cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đến chỗ các dịch vụ này được cung cấp

bởi cả các tổ chức tư nhân. Thứ ba, chúng là đầu vào quan trọng cho quá trình chuyển

dịch từ xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp sang xuất khẩu có giá trị gia tăng cao.

Các nghiên cứu tại Hội nghị của Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã chỉ ra rằng: Sự có mặt hoặc thiếu vắng những dịch vụ hỗ trợ kinh

doanh chất lượng cao là nguyên nhân cơ bản tạo nên sự khác biệt giữa một nền kinh tế đang phát triển/chuyển đổi với một nền kinh tế phát triển. Trong nhiều nền kinh tế đang phát triển/chuyển đổi, những dịch vụ kiểu như vậy thường chỉ có trong các công

ty lớn hoặc các cơ quan Nhà nước. Khi dịch vụ hỗ trợ kinh doanh không sẵn có cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực tư nhân thì họ phải đi thuê dưới hình thức

tuyển dụng nhân viên (điều này làm tăng chi phí vận hành cố định), hoặc mua từ

những nguồn ở xa trong nước (như vậy giảm khả năng cạnh tranh về giá cả), hay mua

từ nhà cung cấp nước ngoài (như vậy làm tăng nhập khẩu) [18].

Một thay đổi quan trọng liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển là sự “ngoại

vi hóa” những dịch vụ như vậy để hình thành các công ty độc lập, cung cấp dịch vụ

cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở “chi phí khả biến”. Quá trình ngoại vi hóa ấy gây tác động lớn đối với cả cơ cấu chi phí và khả năng cạnh tranh nói chung của

công ty. Ở những nơi sẵn có những dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ngoại vi, các doanh

nghiệp vừa và nhỏ có thể thuê những nghiệp vụ cần thiết và nhờ đó giữ được tổng chi

phí thấp và tránh được những tổn thương do khủng hoảng kinh tế gây ra. Thêm vào đó,

các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tự do sử dụng, khai thác trên một phạm vi rộng lớn hơn những nghiệp vụ tính theo giờ chứ không phải đi thuê lao động làm toàn bộ thời

gian. Các công ty dịch vụ ngoại vi với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có thể phát

triển những kỹ năng chuyên môn, những kỹ năng đòi hỏi phải có nhiều đối tượng

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á do Công ty Tư vấn Phát

triển Dịch vụ thực hiện tại Inđônêxia và Malaixia, các nhà sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ đều coi dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ chuyên môn là những đầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vào quan trọng nhất mang tính cạnh tranh của họ, tiếp theo là viễn thông và giáo dục đào tạo thương mại. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng để cạnh tranh được trên thị trường

quốc tế, các nhà xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đều phụ thuộc tương đối nhiều vào nhập khẩu những dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đầu vào một khi những dịch vụ có chất lượng tương đương không có ở trong nước. Vì thế, chú trọng tăng cường những dịch

vụ hỗ trợ kinh doanh sẽ có lợi cho nền kinh tế trong nước và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu.

Trong khi các chuyên gia đều đồng tình với quan điểm các dịch vụ hỗ trợ doanh

nghiệp có vai trò then chốt để doanh nghiệp thành công trong hoạt động kinh doanh,

chỉ số thành phần dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ưu tiên tập trung vào các dịch vụ hỗ trợ

do tỉnh cung cấp hơn là do khu vực tư nhân và phi chính phủ đảm nhiệm. Những đơn

vị cung cấp dịch vụ tư nhân như các công ty tư vấn, công ty kế toán, ... tại thời điểm đầu thập niên 2000 chỉ mới ở thời kỳ non trẻ, hoạt động chủ yếu ở hai thành phố lớn

nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Theo báo cáo PCI năm 2011 về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho thấy, khối

doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển và có trình độ sử dụng công nghệ, khả năng tận

dụng cơ hội gia nhập thị trường quốc tế và sử dụng các công cụ tài chính cũng cao hơn. Khi lãnh đạo doanh nghiệp nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp họ tăng cường tìm kiếm sự trợ giúp kỹ thật từ các nhà cung cấp dịch vụ để nâng cao hiệu

quả hoạt động thông qua các dịch vụ: thông tin tìm kiếm thị trường, tư vấn pháp luật,

xúc tiến thương mại và hỗ trợ công nghệ...

Thực tế đã chứng minh rằng ưu tiên phát triển dịch vụ công sẽ làm mất đi cơ

hội của các doanh nghiệp khối tư nhân. Chính điều này lại đặt ra một vấn đề khá lớn

đối với tỉnh Kiên Giang, đó là liệu với số lượng dịch vụ do tư nhân cung cấp khá lớn

ấy cũng như tiện ích mà nó mang lại thì dịch vụ do nhà nước cung cấp có cạnh tranh và chiếm ưu thế nhiều hơn so với dịch vụ do tư nhân cung cấp hay không. Hay nói một

cách khác đi, đó là doanh nghiệp cảm nhận như thế nào về dịch vụ hỗ trợ do nhà nước và do khối tư nhân cung cấp, họ sẽ lựa chọn hình thức nào để áp dụng cho mình.

Ở đây, tác giả sẽưu tiên tập trung vào các dịch vụ hỗ trợ do tỉnh và khu vực tư nhân tư nhân cung cấp. Từ kết quả thu được sẽ chứng minh cụ thể cho ta thấy rằng chất lượng của dịch vụ do nhà nước cung cấp so với của khu vực tư nhân có tốt hơn

hay không và làm thế nào để hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp do khu vực tư

nhân cung cấp.

Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp được các doanh nghiệp quan tâm như là: Dịch

vụ hỗ trợ tiếp cận thị trường, nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu, đấu thầu,

tạo thuận lợi khi tham gia các hội chợ thương mại và triển lãm, đẩy mạnh kênh phân phối, tổ chức chắp mối kinh doanh, chuẩn bị văn hóa công khai minh bạch, đánh giá

mức độ tín nhiệm của các nhà nhập khẩu và cung cấp mạng lưới các cửa hàng tiếp thị

và hình thành các tập đoàn; Phổ biến cập nhật thông tin các chương trình, chính sách chính phủ, cơ sở vật chất và cơ hội được đào tạo, hội chợ thương mại và triển lãm; Tài trợ thương mại như cải thiện tiếp cận tài chính xuất khẩu và tiếp cận các nguồn tài chính mà không cần tài sản thế chấp; Dịch vụ hỗ trợ xúc tiến đầu tư nước ngoài –

chính sách đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho sự hội nhập của khu vực DNNVV nội địa vào chuỗi cung ứng toàn cầu, phù hợp với lợi thế so sánh và phát triển của nền

kinh tế.

Vì vậy, nếu doanh nghiệp đang và có xu hướng sử dụng dịch vụ tư nhân cung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cấp thì đây là xu hướng đáng khuyến khích. Nó cũng phần nào chứng tỏ chính quyền

tỉnh đã tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng như tập trung xây dựng một môi trường thân thiện cho các doanh nghiệp khối tư nhân hoạt động. Thúc đẩy các dịch vụ

phục vụ kinh doanh để cải thiện năng lực cạnh tranh của các nhà đầu tư. Nó sẽ cho ta

thấy được đây là nơi đáng cho các nhà đầu tư tham gia dài hạn và là nơi cho các doanh

nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao

năng lực cạnh tranh của tỉnh.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp dân doanh ở địa phương:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho khu vực dân doanh tỉnh kiên giang (Trang 34 - 37)