cung cấp.
Doanh nghiệp dân doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hỗ trợ
doanh nghiệp ngày càng tăng lên về quy mô và số lượng ở Kiên Giang. Theo số liệu
thống kê năm 2013 của tỉnh Kiên Giang cho thấy: Năm 2010 có 345 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chiếm 11,39% trong
tổng số doanh nghiệp dân doanh của tỉnh thì đến năm 2013 số doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp là 615 doanh nghiệp, tăng 270
Bảng 2.11: Số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế giaiđoạn 2010-2012
Đơn vị tính: Danh nghiệp
Thực hiện qua các năm STT Ngành hoạt động
2010 2011 2012
Tổng số 345 534 615
1
Thông tin truyền thông
(Gồm: Xuất bản, Viễn
thông, dịch vụ thông tin)
251 346 352 2 Tài chính – Ngân hàng Gồm: Dịch vụ tài chính, bảo hiểm) 24 25 28 3
Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ
(Gồm: Pháp luật, kế toán,
kiểm toán, quảng cáo,
nghiên cứu thị trường)
39 103 122
4 Dịch vụ hành chính và hỗ
trợ doanh nghiệp 19 45 94
5 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ
khác 12 15 19
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang)
Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ở
Kiên Giang cũng góp phần đáng kể vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh phát
triển, giãm được một phần chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp ở lĩnh vực thông tin truyền thông chiếm tỷ lệ cao nhất 57,23% với tổng
số 352 doanh nghiệp trong năm 2012; kế đến phải kể đến doanh nghiệp ở lĩnh vực
khoa học và công nghệ như: Pháp luật, kế toán, kiểm toán, quảng cáo, nghiên cứu thị trường...năm 2010 chỉ có 39 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thì đến năm 2012 đã có 122 doanh nghiệp, tăng gấp ba lần so với năm 2010 và chiếm 19,83% trên tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đang hoạt động trong năm 2012.
Bảng 2.12: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế giai
đoạn 2010-2012
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Thực hiện qua các năm STT Ngành hoạt động
2010 2011 2012
Tổng số 8.201.749 16.058.117 13.359.983
1 Thông tin truyền thông 28.437 41.876 41.462
2 Tài chính – Ngân hàng 7.997.334 15.637.877 12.744.446
3 Hoạt động chuyên môn
khoa học và công nghệ 64.092 154.420 219.171
4 Dịch vụ hành chính và hỗ
trợ doanh nghiệp 104.654 201.337 339.532
5 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ
khác 7.231 22.607 16.629
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang)
Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp đang hoạt động
trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tăng cao qua các năm, năm 2010 là 8,201.49 tỷ đồng thì đến măm 2012 tăng lên là 13,359.48 tỷ đồng tăng 1,62 lần so năm
2010. Vốn sản xuất kinh doanh năm 2010 của các doanh nghiệp này chiếm 37,94% so
với tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh trong toàn tỉnh Kiên Giang.
Trong đó, hoạt động trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất với
97,51%. Nếu loại trừ ngành này thì vốn sản xuất kinh doanh của các ngành khác là
không đáng kể, chỉ chiếm 2,48% trên tổng vốn của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hỗ trợ
doanh nghiệp.
Bảng 2.13: Số lao động của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phân theo ngành đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: người
Thực hiện qua các năm
STT Ngành hoạt động
2010 2011 2012
Tổng số 2.141 4.939 3.540
1 Thông tin truyền thông 475 659 638
2 Tài chính – Ngân hàng 614 2.691 974
3 Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ 267 790 930
4 Dịch vụ hành chính và hỗ trợ doanh nghiệp 689 704 905
5 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác 96 95 93
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang)
Số lao động của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ
giãm trong năm 2013 là chỉ tăng 1,65 lần. Điều này cho thấy các dịch vụ hỗ trợ doanh
nghiệp tăng trưởng mạnh nhưng nền kinh tế có chiều hướng giãm trong năm 2013.
Nếu so với tổng số doanh nghiệp dân doanh thì lao động ở lĩnh vực dịch vụ hỗ
trợ doanh nghiệp năm 2012 chiếm 6,4% trong tổng số doanh nghiệp dân doanh.
Bảng 2.14: Doanh thu thuần của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phân theo ngành giai đoạn 2010-2012
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Thực hiện qua các năm STT Ngành hoạt động
2010 2011 2012
Tổng số 1.336.320 3.591.728 2.341.985
1 Thông tin truyền thông 23.543 40.181 32.810
2 Tài chính – Ngân hàng 1.219.583 3.307.986 2.020.106
3 Hoạt động chuyên môn
khoa học và công nghệ 29.778 99.461 148.991
4 Dịch vụ hành chính và hỗ
trợ doanh nghiệp 56.662 129.744 132.337
5 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ
khác 6.754 14.356 7.741
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang)
Doanh thu thuần của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cũng tăng trưởng đều qua các năm, nhất là năm
2011, doanh thu tăng 2,68 lần so năm 2010 và năm 2012 tăng 1,75 lần so năm
2010. Hoạt động tạo doanh thu cao nhất vẫn là tài chính ngân hàng, còn các dịch
vụ hỗ trợ khác chỉ chiếm 13,71% so tổng doanh thu lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ
doanh nghiệp.
2.3.2 Đánh giá dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2009- 2013 dựa trên dữ liệu của VCCI:
2.3.2.1 Đánh giá chung:
Như đã đề cập, chỉ số PCI đánh giá chất lượng điều hành kinh tế và thúc đẩy
phát triển khu vực kinh tế tư nhân của các tỉnh trên cơ sở sử dụng các chỉ tiêu chính về
chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận và ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch, đào tạo lao động, thời gian thực hiện thủ tục hành chính, chất lượng điều hành của lãnh đạo
tỉnh để đánh giá chỉ số này cao hay thấp, từ đó giúp các tỉnh thấy được những mặt
mạnh cần phát huy cũng như những mặt yếu và cách khắc phục. Đối với Kiên Giang, “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” là một trong các chỉ số thành phần ít được cải thiện qua các năm.
Bảng 2.15: Các chỉ số thành phần của PCI Kiên Giang
2013 2012 2011 2010
Tiêu chí Điểm HạngĐiểm HạngĐiểm HạngĐiểm Hạng
Chỉ số tổng hợp (PCI) 63.55 3 62.96 6 59.89 28 58.9 27
Chi phí gia nhập thị trường 7.34 37 9.54 2 8.84 20 6.76 27 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 7.87 5 8.84 1 6.19 41 7.24 11 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 5.03 56 5.03 56 5.34 51 5.74 34
Chi phí thời gian 8.36 1 7.21 3 7.12 19 5.5 51
Chi phí không chính thức 8.94 1 8.61 1 7.32 22 7.04 10
Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 6.29 17 6.34 12 4.6 34 5.86 20
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 5.46 24 3.7 40 5.59 3 5.06 49
Đào tạo lao động 5.71 16 4.53 49 4.28 53 4.94 51
Thiết chế pháp lý 6.4 12 4.51 5 6.34 17 6.98 03
Cạnh tranh bình đẳng 8.19 1 N/A N/A N/A N/A N/A N/A
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo PCI của VCCI qua các năm 2010-2013)
Theo đó, chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp bị giảm vào năm 2010 xếp hạng
thứ 49/63 tỉnh/thành phố và sau đó tăng điểm vào năm 2011, giảm điểm năm 2012 và
tăng điểm năm 2013. Có thể nhận thấy chỉ số “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” là chỉ số
có một số tồn tại. Như vậy, mức điểm của chỉ số thuộc lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp
góp phần đưa chỉ số PCI của tỉnh giảm sút, nó cũng thể hiện chất lượng của các chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp còn nhiều vấn đề. Chỉ số này cần được xem xét và tìm cách
nâng cao để không làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Tất cả các chuyên gia đều đồng tình với quan điểm các dịch vụ hỗ trợ doanh
nghiệp có vai trò then chốt để doanh nghiệp thành công trong hoạt động kinh doanh.
Thực tế đã chứng minh rằng ưu tiên phát triển dịch vụ công sẽ làm mất đi cơ hội của
các doanh nghiệp khối tư nhân. Chính điều này lại đặt ra một vấn đề khá lớn đối với chúng ta, đó là liệu với số lượng dịch vụ do tư nhân cung cấp khá lớn ấy cũng như tiện
ích mà nó mang lại thì dịch vụ do nhà nước cung cấp có cạnh tranh và chiếm ưu thế hơn, được các doanh nghiệp ưa chuộng, sử dụng nhiều hơn không. Vì vậy, chúng ta sẽ đi xem xét liệu tỉnh Kiên Giang đã thực hiện việc hỗ trợ doanh nghiệp này như thế nào trong những năm gần đây.
Để có thể thấy được rõ hơn công tác điều hành kinh tế của chính quyền Tỉnh
Kiên Giang, việc so sánh và đánh giá trong mối tương quan với các Tỉnh/Thành phố
trong khu vực là hết sức cần thiết. Kiên Giang muốn vươn lên điểm số cao từ vị trí và
điểm số của chỉ số PCI hiện nay, ngoài việc tập trung nâng cao các chỉ số có trọng số
cao thì lãnh đạo tỉnh cũng phải quan tâm chú ý nhiều hơn tới các chỉ số có điểm thấp, đặc biệt là chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp từ năm 2013 là chỉ số có trọng số cao,
có sự ảnh hưởng lớn đến Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Thể hiện thứ hạng của từng tỉnh theo điểm của chỉ số thành phần trong mối tương quan với các tỉnh khác trong vùng.
Bảng 2.16: Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu vực ĐBSCL
2013 2012 2011 2010 2009
KHU VỰC ĐBSCLĐiểm HạngĐiểm HạngĐiểm HạngĐiểm Hạng Điểm Hạng
An Giang 4.90 12 4.91 1 5.14 2 5.14 4 4.01 9 Bạc Liêu 4.95 11 4.48 3 1.75 13 5.19 3 3.05 12 Bến Tre 5.40 4 3.74 8 3.84 5 3.88 11 4.08 7 Cà Mau 4.48 3 3.58 7 3.15 8 4.85 7 4.53 2 Cần Thơ 5.49 2 3.89 4 4.25 3 6.06 1 5.97 1 Đồng Tháp 5.22 7 2.95 9 3.16 7 6.03 2 4.49 3 Hậu Giang 4.85 13 2.86 11 3.71 6 3.46 13 4.12 6 Kiên Giang 5.71 1 3.70 6 5.59 1 5.06 5 4.27 5 Long An 5.09 10 3.76 5 4.16 4 4.90 6 3.99 10 Sóc Trăng 5.36 6 2.85 12 2.25 11 4.54 8 4.06 8 Tiền Giang 5.13 8 2.88 10 2.49 10 4.53 9 3.07 11 Trà Vinh 5.37 5 2.61 13 2.20 12 3.58 12 2.84 13 Vĩnh Long 5.00 9 4.75 1 3.00 9 4.19 10 4.32 4 (Nguồn: www.pcivietnam.org)
Qua các bảng cũng như biểu đồ trên ta thấy rằng vị trí của chỉ số dịch vụ hỗ trợ
doanh nghiệp ở Kiên Giang so với khu vực ĐBSCL trong những năm gần đây có sự
cải thiện. Chính vì vậy, Kiên Giang cần phải tiếp tục phát huy hơn nữa nhằm nâng cao
vị thế của mình trên cả nước, mà trước hết là trong khu vực bằng cách nâng cao năng
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tỉnh có rất nhiều việc phải làm và cũng rất nhiều phương pháp. Và việc cải thiện chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp là một trong những phương pháp hiệu quả giúp cho kinh tế khu vực tư nhân phát triển.
Từ đó đưa nền kinh tế của tỉnh đi lên và có vị thế so với khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.
Chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL:
Bảng 2.17: Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL
2013 2012 2011 2010 2009
KHU VỰC ĐBSCLĐiểm HạngĐiểm HạngĐiểm HạngĐiểm Hạng Điểm Hạng
An Giang 4.90 12 4.91 1 5.14 2 5.14 4 4.01 9 Cà Mau 4.48 3 3.58 7 3.15 8 4.85 7 4.53 2
Cần Thơ 5.49 2 3.89 4 4.25 3 6.06 1 5.97 1
Kiên Giang 5.71 1 3.70 6 5.59 1 5.06 5 4.27 5
(Nguồn: www.pcivietnam.org)
Qua các năm, ở Cần Thơ, chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đang có xu hướng ngày càng được cải thiện và dần nâng cao vị trí xếp hạng của Thành Phố Cần thơ theo
thời gian. Hơn nữa, vị trí của Cần Thơ phát triển theo nhịp khá đều đặn và tăng dần. Trong khi đó, ở Kiên Giang lại có sự tăng giảm thất thường cả về điểm số lẫn vị trí xếp
hạng, mặc dù Kiên Giang rất có nhiều cố gắng, năm 2011 và 2013 đạt vị trí đứng đầu
khu vực về chỉ số này. Điều này cho thấy ở tỉnh Kiên Giang vẫn cố gắng thực hiện tốt
công tác quản lý điều hành đồng bộ, khiến chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tại tỉnh
trong cảm nhận của doanh nghiệp chưa được hoàn thiện, nhất là các lĩnh vực về thông
tin pháp luật, hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh, dịch vụ xúc tiến thương mại và công nghệ.
Bên cạnh đó, ngoài Thành phố Cần Thơ thực hiện tốt công tác điều hành của
mình thì tỉnh Cà Mau và An Giang cũng là một trong những tỉnh có điều kiện khá tương đồng với tỉnh Kiên Giang cả về địa hình lẫn các điều kiện tự nhiên khác. Tuy nhiên, so về điểm số thì Kiên Giang có phần vượt trội hơn mặc dù Cà Mau và An Giang có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chỉ số này. Năm 2011và 2012 An Giang đứng lần lượt hạng 2 và hạng 1 so với khu vực đồng bằng sông cửu long. Riêng Cà Mau vẫn chưa thực sự có sự đột phá.
Vì vậy, tỉnh Kiên Giang nếu muốn nâng cao vị trí cạnh tranh của mình để thu hút đầu tư thì nên tiếp tục nâng cao điểm của chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng, tăng chỉ số PCI nói chung. Tỉnh nên học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh đã và
đang thực hiện tốt chính sách điều hành, đặc biệt là các tỉnh có điều kiện tương đồng.
2.3.2 Đánh giá chi tiết dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Kiên Giang giai đoạn 2009-2013 với các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL: 2009-2013 với các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL:
Xét trên phạm vi toàn quốc cũng như trong khu vực ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL – có các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Kiên
Giang, Cà Mau, là những tỉnh/thành phố tiếp giáp với Kiên Giang, có nhiều đặc điểm cũng như điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng và cạnh tranh trực tiếp với Kiên Giang.
(1) Chỉ tiêu “Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổ chức cho năm nay”.
Chỉ tiêu này nói lên được rằng chính quyền tỉnh đã đầu tư, chăm lo tới việc
quảng bá cũng như tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đã và mới thành lập có dịp để giới
thiệu sản phẩm của mình ở mức nào. Nếu số lượng hội chợ thương mại này lớn, điều đó chứng tỏ tỉnh đã có sự đầu tư, hỗ trợ giúp doanh nghiệp có thể phát triển nhanh hơn
với chi phí thấp hơn.
Bảng 2.18: Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức từ năm 2009-2013
Tỉnh/thành phố 2013 2012 2011 2010 2009 Tổng cộng
An Giang 8 20 13 10 4 55
Cà Mau 23 11 4 7 5 50
Cần Thơ 11 12 7 10 3 42
Kiên Giang 31 20 17 10 10 88
(Nguồn: Dữ liệu tỉnh qua các năm của PCI)
Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức của Kiên Giang và An Giang qua các
năm: khảo sát số liệu qua 5 năm cho thấy Kiên Giang và An Giang là hai tỉnh có số hội
chợ được tổ chức nhiều nhất so với 4 tỉnh trong khu vực, đặc biệt là năm 2012. Năm
2013, Kiên Giang tổ chức vượt trội số hội chợ so với các tỉnh, trong khi đó An Giang
có phần giãm sút đáng kể. Hơn nữa, ta thấy rằng sự thay đổi của An Giang theo thời
gian cũng khá tương xứng với sự thay đổi của Kiên Giang về chỉ tiêu này Điều này