Website lưu trữ Quốc gia của Singapore

Một phần của tài liệu Thiết kế website của lưu trữ một số nước trên thế giới kinh nghiệm đối với lưu trữ việt nam (Trang 54 - 64)

- Khai thác tài liệu lưu trữ để xây dựng các bộ phim, các tập ảnh theo chuyên đề

THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.1.2 Website lưu trữ Quốc gia của Singapore

 Website của lưu trữ Quốc gia singapore có địa chỉ Website tại:

http://www.nhb.gov.sg/NAS/

 Trang web sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh. Nhìn một cách tổng thể, trang web có giao diện đẹp mắt và rất rõ ràng nên thuận lợi cho người sử dụng khi tiếp xúc trực tiếp với trang web.

 Trên thanh công cụ của trang chủ có 7 mục cơ bản, trong đó trang chủ là trang liệt kê các liên kết thông tin đến các trang khác. Trang chủ cũng là trang chứa đựng những thông tin mới nhất, được cập nhật gần đây nhất của lưu trữ Quốc gia . 7 mục cơ bản đó là: Giới thiệu chung, các dịch vụ, bộ sưu tập lưu trữ, giáo dục cộng đồng, ấn phẩm và hàng hóa, các sự kiện, truy cập vào hệ thống.

(Trang chủ của Website lưu trữ Singapore)

Giới thiệu chung (About us): tại phần giới thiệu chung có các liên kết đến các tiểu mục như: lịch sử hình thành và phát triển của lưu trữ Quốc gia Singapore, giới thiệu về cơ cấu tổ chức các lưu trữ Quốc gia Singapore, giới thiệu về logo của tổ chức và NAS – hội đồng quản trị.

(Mục giới thiệu chung - About us)

Được thành lập sau kì hợp của quốc hội vào năm 1968, lưu trữ Quốc gia Singapore (NAS) lần đầu tiên được biết đến như là nơi lưu trữ các Hồ sơ Lưu trữ Quốc gia và Trung tâm (NARC). NAS là một cơ quan thuộc Hội đồng Di sản Quốc gia, được lập vào năm 1993. Trong những năm đầu hoạt động, NAS được đặt tại nhiều địa điểm khác nhau trước khi nó có trụ trụ sở

cố định tại 1 Rise Canning, nơi trước đây của Tiểu học Anglo-Chinese School. Năm 2002, NAS đã xây dựng kho lưu trữ tại Bukit Chandu, tại trung tâm này lưu trữ các tài liệu hồi chiến tranh thế giới thứ II. Trong năm 2006, một kho mới cũng được xây dựng để chứa số lượng bộ sưu tập TLLT ngày càng tăng.

Dịch vụ (Services): đề cập tới các nghiệp vụ lưu trữ, các phương pháp, phương tiện kĩ thuật để quản lý hồ sơ và bảo quản tài liệu lưu trữ một cách tốt nhất.

NAS thực hiện một chương trình quản lý hồ sơ hiệu quả cho các dịch vụ công cộng. Các hồ sơ Vital được quét và mã hóa dưới dạng vi phim bảo quản trong điều kiện khí hậu quy định. Hồ sơ với giá trị được bảo quản cẩn thận. Năm 2003, NAS đạt được chứng nhận ISO 9001:2000 về các dịch vụ bảo quản, công nhận chất lượng và hiệu quả hoạt động trong quá trình bảo quản hồ sơ, TLLT.

Bộ sưu tập lưu trữ (Our collections): giới thiệu về kho tàng bảo quản, tòa nhà hay trụ sở chính của lưu trữ Quốc gia nước này, các sản phẩm mà lưu trữ Quốc gia Singapore đã mua lại từ các cơ quan tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài

Tính đến tháng 12 năm 2009, NAS nắm giữ 86.653 hồ sơ TLLT của các cơ quan, 2.960 hồ sơ định cư, 41.590 tập tin và bài phát biểu chính trị, 669.028 bức ảnh, slide, 86.653 bản đồ và kế hoạch xây dựng, 5.618 áp phích và 49.086 âm thanh, hình ảnh, bản ghi âm bao gồm 9504 clip nghe nhìn và 16.729 giờ ghi âm và 3.354 cuộc phỏng vấn. Đây là một khối lượng thông tin TLLT khổng lồ.

Trong năm 2010, Hội đồng quản trị của lưu trữ Quốc gia Singapore (NAS) đã mua 1535 tập tin và hồ sơ từ lưu trữ vương Quốc Anh. Những hồ sơ này chủ yếu nói về quan hệ chính trị của Singapore về đối nội đối ngoại, các chính sách về phát triển kinh tế văn hóa, xã hội những năm 1940 đến năm 1970

NAS cũng mua từ lưu trữ Quốc gia Úc 429 hồ sơ tài liệu trong đó có 208 hồ sơ và 221 hình ảnh. Những hình ảnh này có ý nghĩa rất lớn trong việc phản ánh một số giai đoạn lịch sử của Singapore, sự tách biệt của Singapore từ Malaysia.

Ngoài ra còn có các hồ sơ, tài liệu lưu trữ, các phim ảnh, băng ghi âm… mà NAS mua từ các tổ chức lưu trữ của Ý, New Zealand và các tổ chức cá nhân trong nước.

Khi truy cập vào chuyên mục này bạn có thể thông qua đường link để đến với Website cung cấp thông tin về di sản. Các trang web cho phép người dùng trên toàn thế giới để tìm kiếm thông tin trên các cơ sở dữ liệu độc lập khác nhau của NAS và xem các bức ảnh, bản đồ, nghe các đoạn ghi âm thanh và xem hình ảnh lưu trữ.

Giáo dục cộng đồng (Public Education): tại chuyên mục này đề cập tới vấn đề nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với tài liệu lưu trữ Quốc gia dưới nhiều hình thức khác nhau cụ thể như:

Triển lãm du lịch (Travelling Exhibitions): đây là hình thức triển lãm mà tài liệu lưu trữ sẽ được mang giới thiệu và trưng bày tại các địa điểm như: trường học, câu lạc bộ cộng đồng, trung tâm mua sắm, và nhiều địa điểm khác. Ưu điểm của loại hình triển lãm này là sẽ đưa tài liệu lưu trữ đến được với nhiều đối tượng độc giả ở nhiều lứa tuổi và ngành nghề khác nhau. Đặc biệt việc giới thiệu tài liệu lưu trữ dưới hình thức triển lãm du lịch sẽ thu hút được sự chú ý của độc giả bởi tính mới mẻ và đặc trưng của nó. Đặc biệt còn có một đường link liên kết để dẫn bạn đọc đến một trang web trình bày và giới thiệu cụ thể chi tiết về hình thức triển lãm du lịch này và các cuộc triển lãm du lịch đã và đang được diễn ra trong nước. Ví dụ về một số cuộc triển lãm du lịch được giới thiệu trên website như:

Triển lãm mang tên "bạn biết gì về Singapore vào năm 1957?" Triển lãm trưng bày những hình ảnh, tài liệu và hồ sơ về lịch sử Singapore năm 1957. Những tài liệu này sẽ cho người xem một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về kinh tế, chính trị văn hóa - xã hội của đất nước này vào năm 1975.

Triển lãm mang tên “Nee Soon Triển lãm” trưng bày những tài liệu về sự phát triển của cộng đồng Soon Nee kể từ giữa thế kỷ 19.

Triển lãm mang tên “Di sản hình ảnh 1950 đến năm 2000” trưng bày và giới thiệu những hình ảnh có liên quan đến những sự kiện cột mốc quan trọng trong lịch sử của Singapore từ 1950 đến 2000.

Triển lãm trực tuyến - triển lãm online (Online Exhibitions): đây là hình thức triển lãm khá phổ biến đã được áp dụng từ rất lâu. Các tài liệu, tư liệu lưu trữ, tranh ảnh, ghi âm, ghi hình sẽ được đưa lên Website của lưu trữ Quốc gia. Tại đây, chỉ bằng một chiếc máy tính được nối mạng và vài thao tác kích chuột, độc giả có thể tiếp cận với các tài liệu được đưa ra công bố, giới

thiệu. Cũng có trang web liên kết trình bày cụ thể về loại hình triển lãm này. Ví dụ về một số cuộc triển lãm trực tuyến – triển lãm online như:

Triển lãm mang tên “Hành trình của lịch sử quân đội Quốc gia Ấn Độ”, triển lãm này cho thấy cuộc hành trình lịch sử của quân đội Ấn Độ và vai trò của họ trong cuộc đấu tranh cho tự do của Ấn Độ.

Triển lãm mang tên “Tài năng không giới hạn, ranh giới mới trong sáng tạo và kiến thức!”, triển lãm trực tuyến này được dựa trên các triển lãm lưu động của cùng một tiêu đề, mô tả chủ đề nền tảng là ngày lễ diễu hành chào mừng ngày Quốc khánh 2001 của Singapore . Nó giới thiệu tài năng và sáng tạo trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh doanh và nghệ thuật của Quốc gia Singapore.

Các chương trình thực tập gắn với sinh viên: lưu trữ Quốc gia Singapore luôn tạo cơ hội để sinh viên có thể thực tập tại các Trung tâm lưu trữ. Đây là một trong những việc làm góp phần thiết thực trong việc nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về tầm quan trọng của tài liệu lưu trữ. Lưu trữ Singapore ý thức được rằng, trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng có nhiều sự cạnh tranh nhằm thu hút sự chú ý của giới trẻ, từ các trò chơi video cho tới các địa điểm chia sẻ video. Nhằm ứng dụng hình thức này và thể hiện sự liên quan của TLLT. Lưu trữ Singapore đã tổ chức các chương trình như các cuộc thi về nghệ thuật, các trò chơi, thậm chí xâm nhập vào văn hóa Pop bằng cách phối hợp với học sinh, sinh viên sản xuất phim hoạt hình bằng TLLT. Năm 2005, sinh viên khoa thiết kế của trường cao đẳng kĩ thuật Nanyang phối hợp với cơ quan lưu trữ sản xuất bộ phim hoạt hình với thời lượng 10 phút. Bộ phim đã nhận được nhiều sự khen ngợi và nhận được nhiều giải thưởng thiết kế trong nước và trên thế giới.

Lưu trữ Quốc gia Singapore xác định: đời sống sung túc của nhân dân tăng lên cũng đặt họ vào tình trạng luôn di động trong một thế giới thế giới toàn cầu hóa ngày cao. Đặc biệt là nhu cầu kết nối mọi người ngày càng tăng cao nhất là những người trẻ tuổi, bằng việc khuyến khích tìm hiểu cội nguồn và đặc trưng dân tộc giữa những người dân Singapore thông qua di sản tài

liệu lưu trữ. Nhìn vào tương lai, lưu trữ Singapore khẳng định học sinh, sinh viên là mục tiêu xây dựng văn hóa di sản của người Singapore, khắc sâu tình yêu di sản trong họ khi họ còn trẻ. Và ngược lại, họ cũng tuyên truyền tình yêu di sản của họ tới bạn bè họ và thế hệ trẻ trong tương lai.

Ấn phẩm và hàng hóa (Publications & Merchandise): trưng bày và bán các ấn phẩm, các xuất bản phẩm cho độc giả. Mỗi một xuất bản phẩm (ví dụ như sách báo) đều được giới thiệu tiêu đề (sách), tác giả, nội dung cơ bản và giá bán của ấn phẩm, xuất bản phẩm trên thị trường (đã bao gồm thuế). Có các chương trình khuyến mại, giảm giá dành cho độc giả khi mua sách, đặc biệt là đối tượng sinh viên. Có thể thấy số lượng các ấn phẩm được bày bán online rất phong phú. Bên cạnh đó, lưu trữ Singapore còn phát triển một loạt các hàng hóa, và xây dựng thương hiệu cho chính mình. Khách hàng có thể mua những hàng hóa do lưu trữ Singapore thiết kế và sản xuất. Đó có thể là những tấm thiệp, những chiếc cốc, những chiếc áo T-shirt, khăn, ô… Nếu bạn muốn in hình của mình trên những vật dụng đó thì sẽ liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất… Đây là một trong những nét đọc đáo của website lưu trữ Singapore.

(Chuyên mục ấn phẩm và hàng hóa- Publications & Merchandise)

Các sự kiện (Calendar of Events): mục này đề cập đến các vấn đề, các sự kiện, hoạt động về lưu trữ diễn ra trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Các hội nghị, hội thảo về lưu trữ, các diễn đàn hợp tác quốc tế về lưu trữ cũng được đăng tải đầy đủ trên chuyên mục này. Đặc biệt, các sự kiện đã diễn ra thời gian trước đó cũng được lưu trữ trên website.

Truy cập hệ thống: tại mục này của website sẽ hướng dẫn người đọc các thủ tục cần thiết để khai thác tài liệu trong các Trung tâm lưu trữ, thời gian mở hoạt động của các Trung tâm lưu trữ. Hướng dẫn cách sử dụng

phòng đọc trực tuyến. Bản đồ chỉ dẫn đến Trung tâm lưu trữ và các phương tiện để bạn có thể đến đó một cách nhanh nhất.

Tại góc phải, trên cùng của màn hình là mục sơ đồ website, địa chỉ liên hệ của cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ và người quản trị web. Độc giả có thể gửi thông tin phản hồi qua địa chỉ mail, fax hoặc trực tiếp gọi đến số điện thoại của cơ quan quản lý đã được cung cấp tại đây. Phía dưới của địa chỉ liên hệ là mục tra tìm tài liệu, thông tin về lưu trữ.

Phần dưới cùng của trang web là mục điều khoản sử dụng: tại mục này nhà quản trị website cam kết việc đưa thông tin lên website là không vi phạm pháp luật singapore, quyền lợi và trách nhiệm của nhà quản trị web, quyền

truy cập hệ thống website của các đối tượng độc giả và vấn đề về siêu liên kết đến trang web của bên thứ ba.

Nhận xét: Có thể thấy, website lưu trữ Quốc gia của Singapore không chỉ có giao diện đẹp mắt thu hút sự chú ý của độc giả mà nội dung thông tin chứa đựng trong trang web cũng rất đa dạng và phong phú. Nét đặc sắc của trang web lưu trữ Singapore so với trang web lưu trữ các nước khác chính là ở chuyên mục “giáo dục cộng đồng”. Ngành lưu trữ Singapore đã rất quan tâm chú trọng tới việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về tài liệu internet chính vì vậy mà Quốc gia này đã thực hiện rất nhiều các hình thức quảng bá khác nhau để tài liệu lưu trữ có thể đến gần với độc giả nhất. Triển lãm online, triển lãm du lịch, tổ chức tham quan Trung tâm lưu trữ cho các đối tượng học sinh, sinh viên, bán hàng hóa và xuất bản phẩm online chính là nét độc đáo nhất mà chúng tôi nhận thấy trên trang web lưu trữ nước này.

Một phần của tài liệu Thiết kế website của lưu trữ một số nước trên thế giới kinh nghiệm đối với lưu trữ việt nam (Trang 54 - 64)