Phiên âm tiếng nước ngoài

Một phần của tài liệu Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt, thực trạng, đặc điểm, cơ chế hình thành (Trang 53 - 56)

Thông thường, cách phát âm địa danh hay tên riêng còn tùy thuộc nhiều vào văn hóa và thổ âm của người bản địa. Việc phiên âm mang lại thuận tiện cho những người không giỏi tiếng nước ngoài nhưng xem ra lại làm hạn chế khả năng học hỏi và nhạy bén với ngoại ngữ của giới trẻ. Phải chăng là nghịch lý khi học sinh lại viết và đọc từ nguyên gốc nhanh và dễ dàng hơn cả đọc phiên âm tiếng Việt. Gần đây, có rất nhiều bài báo nói về việc phiên âm chưa có sự thống nhất, đôi khi còn gây phản cảm. Ví dụ:

Chủ tịch Quốc hội kiêm Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Thái Lan là ngài Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn (Somsak Kiatsuranont) hay cựu tổng thống Busơ (G.Bush)

Lạ mà quen với các siêu sao được nhiều người yêu mến như Zan Kô-le-ơ (Jan Koller), Michael Ballak được viết là Mi-xen Ba-lắc, hay trớ trêu thay cho danh thủ người Brazil, Rô-nan-Đít-Nhô (Ronaldinho)…

Tên của ngôi sao giải trí hàng đầu Arnold Schwarzenegger cũng được "Việt hóa" một cách xa lạ và tùy tiện thành Ác nôn Sờ goác choác dơ.

PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn, Chủ nhiêm Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng tình trạng phiên âm hiện đang đang hỗn loạn, mỗi nơi một "phách". Ông Cổn phân tích những điểm yếu của phiên âm như gây khó khăn cho việc tra cứu thông tin, đôi khi phản cảm... Ví dụ, chúng ta thường đọc tên bác sĩ Yersin là Y-éc- xanh, nhưng khi ra phố bỗng thấy tên đường Yersin, chắc hẳn nhiều người phân vân, có khi nhầm lẫn hai cái tên này là hai người khác nhau.

Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp phân tích, âm tiết tiếng Việt có khả năng mang nghĩa rất cao nên việc phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài có thể dẫn đến những kết quả phản cảm. Nhà máy quân sự El Yarmouk phiên âm thành En Y-ác-múc; HLV bóng đá Mourinho phiên âm thành Mu-ri-nhô... "Dĩ nhiên, nếu để nguyên dạng mà đọc thì vẫn có khả năng đồng âm như vậy, nhưng "lời nói gió bay", ấn tượng phản cảm không đậm và lâu như khi phiên âm ra, ghi lại bằng chữ viết".

Trong sách, báo đã vậy, huống chi trên internet. Vậy nên các từ ngữ lóng ra đời từ cách phiên âm tiếng nước ngoài được sử dụng khá phổ biến trên các diễn đàn: bờ rồ (bro), sâu (show), pi em (pm), xì tai (style), sờ cu rờ ti

- Như tit, có thím nào cho e hỏi thăm về chủ thớt truyện The day you went away. E thấy truyện này hay quá nhưng thằng chủ thớt bỏ ko viết đã đc mấy tháng r, bác nào biết giải đáp cho e với, nick chủ thớt là MeGum ạ. Sr các bác vì e ko post đc link truyện.

- Mụ Vĩ càng nói càng tầm bậy. Tui cũng đi 2 bánh lụm tiền bạc cắc, chứ có giàu có gì đâu nhưng cũng cảm thấy cần quí trọng cái bo-đì của mình. Còn cái dám liều mạng kia, toàn đi xe đến cả trăm triệu, ăn mặt phát- sầnláng mướt chứ có giống loại làm quần quật không đủ sống đâu.

- Xì tai của mấy em này “độc” quá!

- Mà đề nghị anh si kiu ri tyăn mặc đồng phục trang nghiêm tý thì mới lên mặt dọa người ta đc chứ!

Hiện nay, trên các diễn đàn, việc phiên âm tiếng Anh, tiếng Hàn ra tiếng Việt được sử dụng với tần suất cao, đặc biệt là trên các diễn đàn dành cho học sinh, sinh viên. Việc phiên âm không nhằm mục đích cho việc đọc tiếng nước ngoài trở nên dễ dàng hơn mà chỉ để lạ hóa cách nói của mình. Chính vì vậy các thành viên tha hồ phiên âm mà không theo một quy tắc nào cả. Một từ tiếng Anh nhưng lại có rất nhiều cách phiên âm khác nhau. Ví dụ facebook khi sang tiếng Việt thì thành phê-búc, phây sờ búc, phê-sờ-búc, phe-sờ- bụp,…

- Hôm trước em lên "phê-búc" đọc "pốt" của chị.

- Trước khi phone gửi cho anh cái link ảnh của em hay địa chỉ

phây xờ búc :))))

Thậm chí có những từ lại được phiên âm một cách hoàn toàn mới lạ, mới nghe qua lại tưởng là tiếng Việt: phim số em xui (phim sex), chị na (China),

Một phần của tài liệu Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt, thực trạng, đặc điểm, cơ chế hình thành (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)