Hiện tượng chuyển loại

Một phần của tài liệu Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt, thực trạng, đặc điểm, cơ chế hình thành (Trang 37 - 53)

Đây là điểm khá thú vị và đặc biệt khi phân định từ loại của tiếng lóng trên diễn đàn.

Trong vốn từ tiếng Việt, mỗi từ trong khi biểu thị ý nghĩa từ vựng (khi từ này là thực từ) luôn mang một ý nghĩa từ loại cùng với các đặc điểm ngữ pháp của từ loại này. Có thể gọi đây là đặc điểm từ loại gốc. Qua quá trình hoạt động ngôn ngữ, từ có thể được chuyển nghĩa, mang một hay nhiều ý nghĩa phái sinh. Nếu sự hình thành của ý nghĩa phái sinh đi kèm với sự thay đổi về đặc điểm từ loại thì trường hợp chuyển nghĩa này cũng là chuyển từ loại.

Trong các ngôn ngữ biến hình (ngôn ngữ hòa kết), hiện tượng chuyển từ loại thường được biểu thị bằng sự thay đổi hình thái của từ với sự xuất hiện của một số hình vị phụ tố đặc thù bên cạnh hình vị căn tố. Ví dụ như trong tiếng Anh:

(to) develop (động từ) – development (danh từ) dark (tính từ) – darkness (danh từ)

(to) drink (động từ) – drinhkable (tính từ) short (tính từ) – (to) shorten (động từ)

Những trường hợp không thêm các hình vị phụ tố thì dùng phương thức thay đổi trọng âm trong từ:

Ví dụ: expórt (động từ) – éxport (danh từ) Survéy (động từ) – súrvey (danh từ)

Còn ở tiếng Việt vốn là ngôn ngữ không biến hình, hiện tượng chuyển từ loại được biểu hiện bằng những từ có hình thức không thay đổi. Sự thay đổi đặc điểm từ loại được biểu hiện ra bên ngoài từ bằng khả năng kết hợp trong ngữ hoặc chức năng trong câu:

Anh ấy vác cuốc1 ra cuốc2 đám đất trước nhà để trồng khoai.

Công việc tiến hành rất thuậnlợi1. Những thuậnlợi2 ấy làm anh ta rất phấn khởi.

Có thể nói: chuyển từ loại là hiện tượng một từ vốn thuộc từ loại trong một số cấu trúc ngữ pháp nhất định được dùng với đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của một từ loại khác.

Những trường hợp chuyển từ loại thường thấy là chuyển từ thực từ sang hư từ, chuyển trong nội bộ thực từ và chuyển trong nội bộ hư từ.

Trở lại vấn đề chuyển từ loại của các đơn vị tiếng lóng, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hiện tượng chuyển loại cũng diễn ra khá phổ biến. Nếu như đa số các trường hợp chuyển loại trong tiếng Việt thường chỉ được xác định dựa vào ngữ cảnh, tức là hoạt động của từ trong ngữ hoặc trong câu thì ở đây, rất nhiều trường hợp xác định được điều này rất dễ dàng khi ta biết được nghĩa lóng của từ. Do các đơn vị tiếng lóng đa số là thực từ nên trường hợp chuyển loại chủ yếu nhất là chuyển trong nội bộ thực từ. Trong đó, có những loại nhỏ sau:

Chuyển từ danh từ sang động từ: hiện tượng này thường diễn ra khi danh từ chỉ sự vật được dùng để biểu thị hoạt động mà những hoạt động này thường diễn ra bằng cái công cụ hoặc với chất liệu mà danh từ biểu thị.

Ví dụ:

- F1 em với các bác ơi!

F1 vốn là danh từ chỉ một phím trên bàn phím máy tính, có chức năng trợ giúp. Ở trong câu trên f1 được dùng như một động từ (với nghĩa là giúp đỡ) khi kết hợp với các phụ ngữ “em”, “với” để tạo thành ngữ động từ.

- Hôm qua, gặp một thằng chọi con ngoài cổng trường, nhìn cái mặt nó vênh vào không thể tưởng được các bác ạ. Thế là em với mấy thằng bạn f9 nó liền…

F9vốn là danh từ chỉ một phím trên bàn phím máy tínhnhưng đã được dùng như một động từ trong câu trên. Đây là một từ mới bắt nguồn từ game Võ Lâm truyền kì, miêu tả trạng thái từ luyện công chuyển sang chiến đấu.

- Thằng này hôm nay sao sọc dưa dữ vậy mậy! Chơi một chút rồi về có gì đâu!

Từ sọc dưa vốn là một danh từ nhưng đã được dùng như một động từ với nghĩa là “sợ hãi”.

 Chuyển từ danh từ sang tính từ: trong những trường hợp này, ý nghĩa sự vật biểu thị ở danh từ được chuyển nghĩa để chỉ tính chất đặc trưng của sự vật đó. Đi kèm với danh từ thường có các từ chỉ mức độ: rất, lắm…

- Dạo này con Nokia 1280 chuối quá, hay bị lỗi linh tinh như tự sập nguồn, lên rồi trắng màn, đang dùng tự die kẹp đồng hồ cũng ko lên…

- Các mẹ nói đúng đấy, em cũng có bà chị dâu cam sành lắm! - Giá HP touchpad bèo lắm phải bao nhiêu ạ ?

- Bán hàng ế ẩm mà gặp khách củ chuối thế này các bác xem đỡ được

- Em này bồ câu lắm các bro ah!

Các từ chuối, cam sành, bèo, củ chuối, bồ câu vốn là những danh từ nhưng lại chuyển loại thành tính từ khi kết hợp với các tính từ chỉ mức độ để tạo thành ngữ tính từ và có thể trực tiếp làm vị ngữ trong câu.

Không chỉ có danh từ mà có rất nhiều trường hợp ngữ danh từ đã trở thành tính từ hoặc ngữ tính từ:

- “Chú đúng là loại “ếch pha cóc” rồi, đặt đá phong thủy, phát tài phát lộc lắm đấy. Anh đặt viên đá trên bàn làm việc, còn để “trấn” mấy cái thằng trẻ ranh ti toe mới nổi trong cơ quan này”.

- Hôm qua em đi lấy tiền hàng cho công ty, vừa tới ngã đầu đường Kha Vạn Cân thì bị giật mất. Đúng là đời cô Lựu rồi!

- <3 Nhiều lúc thấy mình não phẳng ghê :<

- Các ace chấp làm gì mấy thằng đầu trồng câyấy!

Các cụm danh từ ếch pha cóc, đời cô Lựu, não phẳng, đầu trồng câyđã chuyển loại sang cụm tính từ với nghĩa lần lượt là vừa ngu vừa bẩn, khốn khổ và không thông minh, hoạt động trong ngữ và trong câu với đặc điểm ngữ pháp của tính từ.

 Chuyển từ động từ sang tính từ: trường hợp này ít phổ biến hơn so với hai trường hợp trên.

- Tưởng người yêu thằng bạn mình là hotgirl, thấy nó khoe mãi, ai ngờ hôm qua gặp lại thuộc dạng đóng phim ma không cần hóa trang.

- Mấy em này bệnh lắm rồi!

Cụm động từ đóng phim ma không cần hóa trang (xấu) và động từ bệnh

(kì quái) khi được dùng trong câu không chỉ mang đặc điểm ngữ nghĩa mà còn thể hiện đầy đủ đặc điểm ngữ pháp của tình từ.

Trong các trường hợp chuyển loại trên đây thì hiện tượng chuyển từ danh từ sang tính từ chiếm tỉ lệ lớn nhất. Điều này một phần bắt nguồn từ hiện tượng chuyển nghĩa để tạo từ lóng bằng phương thức ẩn dụ và hoán dụ mà chúng tôi sẽ bàn ở chương sau. Một lưu ý nhỏ nữa là cần phân biệt hiện tượng chuyển từ loại và hiện tượng đồng âm. Đồng âm là trường hợp hai hay nhiều từ có sự trùng hợp, giống nhau ngẫu nhiên về mặt ngữ âm nhưng không liên hệ với nhau về ngữ nghĩa. Còn hiện tượng chuyển từ loại vừa có sự trùng hợp, giống nhau về hình thức ngữ âm, vừa có liên hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa. Mối liên hệ này thể hiện ở những nét nghĩa chung, giữa một nghĩa gốc và một nghĩa phái sinh hay giữa những nghĩa phái sinh có cùng nghĩa gốc. Nói cách khác, các từ này là những dạng biểu hiện của một từ đồng âm nghĩa.

2.3. Phương thức tạo từ, ngữ lóng

Giới trẻ đã sáng tạo ra những cách nói vô cùng độc đáo và mới lạ, chính vì vậy mà số lượng các từ, ngữ lóng không ngừng tăng lên một cách chóng mặt. Tuy nhiên, những từ ngữ ấy không phải được tạo ra một cách vô tổ chức mà vẫn theo những quy luật và phương thức nhất định. Trong khuôn khổ hơn 600 ngữ liệu thu thập được, luận văn sẽ đi sâu phân tích 4 nhóm phương thức tạo từ, ngữ lóng phổ biến được giới trẻ ưa chuộng nhất.

2.3.1. Chơi chữ

Đây là phương thức cấu tạo quen thuộc đã được dùng để tạo tiếng lóng trong quá khứ. Các hình thức chơi chữ được giới trẻ ưa chuộng là nói lái, đồng âm, hiệp vần và dùng từ đa nghĩa.

2.3.1.1. Nói lái

Nói lái là một hình thức chơi chữ khá phổ biến của tiếng Việt, được vận dụng nhiều trong ca dao, câu đố. Đó là nói khác đi một tổ hợp hai ba âm tiết bằng cách chuyển đổi riêng phần vần hay là phần phụ âm đầu, hoặc phần

thanh điệu, có thể có đổi cả trật tự các âm tiết, để bông đùa hoặc chơi chữ, châm biếm. Giới trẻ đã dùng cách nói lái để tạo ra sự hài hước, lạ hóa so với ngôn ngữ toàn dân.

Nói lái để tạo sự mới lạ so với cách nói chuẩn mực, cũ kĩ hàng ngày: chà đồ nhôm (chôm đồ nhà), chi lài (chai lì), ăn kem trước cổng (ăn cơm trước kẻng), bom ia (bia ôm), cờ tây (cầy tơ), đầu tiên (tiền đâu)….

- Hết tiền chơi 20/10 chà đồ nhômbán đây!!

- Hôm qua, đưa gấu đi chơi, gặp phải mấy em chi lài cứ ghẹo mãi, giận tím mặt luôn.

- Bây giờ yêu nhau ăn kem trước cổng là 1 chuyện bình thường, quá bình thường. Các bợn bảo nào là đạo đức suy đồi, trái thuần phong mỹ tục bla bla chắc chỉ suốt ngày biết ôm cái bàn phím mà không chịu ra ngoài, hoặc thuộc thế hệ cha mẹ, ông bà.

- Mấy anh em trong cơ quan vừa đi một chầu bom ia về.

- Mình đăng bài này viết tặng các bạn yêu món Cầy Tơ, hoặc ghét Cầy

Tơ nhưng sẽ thử Cờ Tây !

Đôi khi, nếu không nghĩ đến hiện tượng nói lái, nhiều người sẽ cảm thấy khó hiểu với một số từ: phò mủ, sư thiến, đại khái

- Nó thẳng tay dộng cho tui hai dộng, may mà né kịp không là phò mủ.

- Một trong những lí do chú mày FA là do “đại khái” đấy.

Trong nhiều trường hợp, để không nhắc đến những từ thô tục, thiếu tế nhị thì nói lái là một sự lựa chọn tuyệt vời cho giới trẻ.

- Chị hai néo có biết dc cái gì mà chị ko biết ko nhỉ?

- “Thẩm du” là nhu cầu sinh lý của mỗi con người nhưng bạn ạ, nó chính là con dao hai lưỡi đấy. Nó có thể cho bạn khoái cảm nhưng đổi lại cơ quan sinh sản của bạn sẽ bị tổn hại một cách nghiêm trọng, sau này khi bạn ở tuổi

trung niên, sẽ có rất nhiều bệnh do thời niên thiếu suy nghĩ chưa chín chắn, lạm dụng “thẩm du”, một số bệnh cơ bản như viêm tinh hoàn, viêm bàng quang thậm chí là vô sinh. Hãy dừng lại đúng lúc bạn nhé.

Cùng loại này, ta có thể kể thêm rất nhiều từ khác như hài dón (hòn dái),

hấp diêm (hiếp dâm), phấn son (són phân), táo dai (dái tao), kung -dang -su

(ku đang sung)

2.3.1.2. Đồng âm

Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa. Hiện tượng đồng âm nói chung và từ đồng âm nói riêng thường xuất hiện ở những đơn vị có kích thước vật chất không lớn, tức là có thành phần phần ngữ âm không phức tạp. Vì vậy, ta chỉ có đồng âm giữa từ với từ là chủ yếu, và đây là nét chủ đạo. Còn đồng âm giữa từ với cụm từ hoặc cụm từ với cụm từ thì rất hiếm hoi. Vì tiếng Việt không biến hình nên những từ nào đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi bối cảnh được sử dụng. Đặc điểm này rất khác so với các ngôn ngữ biến hình Ấn Âu.

Tiếng lóng được tạo ra trong khoảng thời gian gần đây khai thác cả hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt lẫn đồng âm Việt – Anh.

 Đồng âm tiếng Việt

Khi được sử dụng như một phương thức tạo tiếng lóng, hiện tượng đồng âm tập trung chủ yếu ở danh từ.

 Dùng danh từ chung : dầu thô (thô tục), cà cuống (cuống quýt), cá kiếm

(kiếm), cá mập (mập), buổi chiều (chiều chuộng), cá sấu (xấu), cha cố (cố gắng), chim cút (cút), xôi xéo (xéo đi), chim cú (cay cú), bánh bơ (bơ đi, lơ đi), củ hành (hành hạ), tập thể dục (quan hệ tình dục), chị hai năm tấn

- Tuy hơi nóng tính một tí nhưng ông xã nhà em cũng buổi chiều vợ con lắm.

- Chủ thớt mới dọa tinh thần một tí mà chú em đã cà cuống lên rồi kìa! - Mấy bọn trẻ trâu không có tinh thần xây dựng thì chim cútđi cho rảnh. - Sao các mẹ dầu thô thế?

Nghĩa của những từ này ta chỉ có thể đoán được qua ngữ cảnh. Nghĩa của chúng không có bất kì mối liên hệ nào với các từ tương ứng nên đã tạo ra sự dí dỏm, hài hước trong diễn đạt. Những cụm từ này thường có từ hai âm tiết trở lên nhưng sự đồng âm chỉ áp dụng cho một âm tiết trong cụm mà thôi.

Các yếu tố đồng âm này thường khác nhau về mặt từ loại. Các danh từ và cụm danh từ ở trên được dùng như những đồng từ và tính từ khi hoạt động trong ngữ và trong câu khiến cho ai chưa hiểu nghĩa của chúng dễ nghĩ rằng đây là những câu sai ngữ pháp tiếng Việt.

 Dùng danh từ riêng:

Tên riêng của những người nổi tiếng từ các nhân vật lịch sử, nhân vật trong tác phẩm văn thơ, trong phim , tên ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên đã trở thành nhiều từ lóng quen thuộc: La Văn Cầu (cầu xin), Phan Đình Giót (rót), Yết Kiêu (kiêu), Đoàn Chuẩn (chuẩn), Quách Tĩnh (tỉnh táo), Dương Quá (quá),

Lệ Quyên (quyên góp), Lục Tốn (tốn kém), A-kay (cay cú)…

- Chiều mai đi off rồi anh em ta nhậu một chầu, lệ quyên nhé! - Mấy em lớp bên yết kiêu lắm!

- Nhận xét của bác shinichi là đoàn chuẩn rồi.

- Nhậu với các sếp, mình chỉ làm mỗi nhiệm vụ phan đình rót thôi. Nhiều tên địa danh cũng được tận dụng triệt để :

- Văn hóa ăn nhậu với bạn bè là ai bắc cạnthì cũng phải tới bến luôn. - Bác kudo vừa được lên mod mà có vẻ ha oai lắm.

Ngay cả tên một bộ phim cũng trở thành tiếng lóng:

- Sinh viên mà, đầu tháng thì cánh đồng hoang lắm, cuối tháng lại trường kì kháng chiến với mì gói thôi.

Có nhiều trường hợp hiện tượng đồng âm còn mang màu sắc địa phương

do đặc trưng phát âm của mỗi vùng miền. Ví dụ:

- Lợn rừng (dừng lại), cà rốt (dốt), cá sấu (xấu): do phương ngữ Bắc không có các âm cong lưỡi

- Đi Đức (đi đứt): do cách phát âm của phương ngữ Nam hay bị lẫn lộn phụ âm cuối /-t/ và /-c/.

 Đồng âm Việt – Anh

Việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hay chêm một vài từ tiếng Anh khi trò chuyện không còn là điều mới mẻ, thời thượng nữa mà xem chừng đã lỗi mốt. Thay vào đó, trên các diễn đàn, giới trẻ Việt, đặc biệt là giới teen đã sáng tạo ra một loại tiếng Anh dựa trên hiện tượng đồng âm Việt – Anh. Điều này khiến cho không ít người sửng sốt, thậm chí không thể hiểu được nếu không được “phiên dịch”. Ban đầu trào lưu này chỉ áp dụng cho một số từ và cụm từ ngắn, sau này vô số các câu cũng thi nhau “nở rộ” trên các diễn đàn. Dưới đây, luận văn xin trích dẫn một số ngữ liệu sưu tầm được:

- I come you, I hate you, far me please: Tôi căm bạn, tôi ghét bạn, tránh xa tôi ra.

- Lemon question: chanh hỏi = chảnh

- Sugar you you go, sugar me me go: Đường anh anh đi, đường tôi tôi đi.

- Mother sister pineapple too : Má em thơm lắm

- Umbrella tomorrow: Ô mai

- I wanna toilet kiss you Sugar sugar ajinomoto ajinomoto: Anh muốn cầu hôn em đường đường chính chính.

- Know die now: Biết chết liền.

- Sugar sugar a hero man: Đường đường một đấng anh hùng

- If you want, I will afternoon you: Nếu em muốn, anh sẽ chiều em. - You ugly bottle exceed gosh: Anh xấu chai quá trời.

- Star I Miss mono: Vì sao tôi cô đơn.

- Three ten six ways, run is the best: Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách. - When I seven love, I look at star and ask myself star I seven love : Khi tôi thất tình, tôi nhìn vì sao và tự hỏi sao tôi thất tình.

- When a human seven love, after seven loves will find love leg right: Khi một người thất tình, sau 7 mối tình sẽ tìm được tình yêu chân chính.

Một phần của tài liệu Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt, thực trạng, đặc điểm, cơ chế hình thành (Trang 37 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)