Hoán dụ dựa trên mối liên hệ giữa sự vật và tính chất, đặc trưng

Một phần của tài liệu Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt, thực trạng, đặc điểm, cơ chế hình thành (Trang 70 - 71)

trưng của sự vật ấy

Hàng loạt các từ lóng chủ yếu là tên riêng được ra đời bằng cách gọi tên các địa danh nhưng lại dùng để chỉ những tính chất, đặc trưng được gắn liền với các địa danh ấy. Khi một ai đó bị chê là Củ Chi hay Bù Đốp thì có nghĩa là người ấy có nhưng biểu hiện “nhà quê” trong mắt người khác. Sở dĩ như vậy là vì Củ Chi vốn là một huyện của thành phố Hồ Chí Minh, cách khá xa trung tâm thành phố, điều kiện kinh tế cũng không bằng các quận, huyện khác. Bù Đốp cũng là một huyện rất nghèo của tỉnh Bình Phước, đời sống nhân dân có nhiều khó khăn, thiếu thốn. Những đặc trưng ấy đã hình thành nên nghĩa lóng “nhà quê” của hai danh từ riêng này.

Cũng với quan niệm là hai nước láng giềng Lào và Cam-pu-chia có nền kinh tế không phát triển bằng nước ta nên khi muốn chê ai đó quên mùa giới trẻ cũng dùng các cụm từ bên Lào mới qua, bên Cam-pu-chia mới qua.

Đi Trâu Quỳ là một ngữ lóng đã trở thành cửa miệng khi muốn dùng để chỉ ai đó bị tâm thần vì địa danh Trâu Quỳ đã gắn với Viện Sức khỏe tâm thần, nơi chuyên điều trị cho các bệnh nhân có vấn đề về thần kinh. Văn Điển là một nghĩa trang nổi tiếng ở Hà Nội nên đi Văn Điển có nghĩa là chết. Đi Thị Nghè lại là một ngữ lóng ám chỉ việc mua/bán dâm vì đây là nơi nổi tiếng của thành phố HCM với nạn mại dâm.

- Không biết từ bao giờ, những ai thần kinh có vấn đề, hoặc “chập mạch” hay “ẩm i-xê” thường được khuyên “đi Trâu Quỳ”.

- Em có 1 "CỤ" laptop không hiểu sao nhìn thẳng lại rất lóa, nhìn chéo 45 độ mới nét. Em chỉnh độ sáng tối thì chẳng liên quan gì đến góc

nhìn này. Có cách nào chỉnh được không các bác hay "Cụ" này của em phải đi Văn Điển? Các bác chỉ giùm. Xin cảm ơn!

Một phần của tài liệu Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt, thực trạng, đặc điểm, cơ chế hình thành (Trang 70 - 71)