Hiện tượng đồng nghĩa

Một phần của tài liệu Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt, thực trạng, đặc điểm, cơ chế hình thành (Trang 71 - 102)

Trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến đã có những phân tích khá xác đáng về từ đồng nghĩa. Dưới đây, tôi xin đưa ra những quan niệm của nhóm tác giả này về từ đồng nghĩa như sau:

Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai.

Thực ra, từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa. Chúng nhất định có những dị biệt nào đó bên cạnh sự tương đồng (mặc dù phát hiện sự dị biệt đó không phải lúc nào cũng dễ dàng). Chính sự dị biệt đó lại là lí do tồn tại và làm nên những giá trị khác nhau giữa các từ trong một nhóm từ đồng nghĩa.

Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa. Trong các ví dụ vừa nêu, ta có các nhóm đồng nghĩa của từng ngôn ngữ tương ứng.

Những từ đồng nghĩa với nhau không nhất thiết phải tương đương với nhau về số lượng nghĩa, tức là các từ trong một nhóm đồng nghĩa không nhất thiết phải có dung lượng nghĩa bằng nhau: Từ này có thể có một hoặc hai nghĩa, nhưng từ kia có thể có tới dăm bảy nghĩa. Thông thường, các từ chỉ đồng nghĩa ở một nghĩa nào đó. Chính vì thế nên một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau: Ở nhóm này nó tham gia với nghĩa này, ở nhóm khác nó tham gia với nghĩa khác.

Trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa thường có một từ mang nghĩa chung, được dùng phổ biến và trung hoà về mặt phong cách, được lấy làm cơ sở để tập hợp và so sánh, phân tích các từ khác. Từ đó gọi là từ trung tâm của nhóm.

Ví dụ trong nhóm từ “yếu, yếu đuối, yếu ớt” của tiếng Việt, từ “yếu” được gọi là từ trung tâm.

Tuy nhiên, việc xác định từ trung tâm của nhóm không phải lúc nào cũng dễ và đối với nhóm nào cũng làm được. Nhiều khi ta không thể xác định một cách dứt khoát được theo những tiêu chí vừa nêu trên, mà phải dựa vào những tiêu chí phụ như: tần số xuất hiện cao (hay được sử dụng) hoặc khả năng kết hợp rộng.

Chẳng hạn, trong các nhóm từ đồng nghĩa tiếng Việt như: hồi, thuở, thời; hoặc chờ, đợi; hoặc chỗ, nơi, chốn,... rất khó xác định từ nào là trung tâm.

Từ cơ sở lí thuyết về từ đồng nghĩa trên đây, chúng tôi đi vào tìm hiểu hiện tượng này trên nguồn ngữ liệu về tiếng lóng tìm được trên các diễn đàn. Ở các đơn vị này của tiếng lóng, hiện tượng đồng nghĩa cũng diễn ra khá phổ biến. Vì số lượng ngữ nhiều nên khi xem xét hiện tượng đồng nghĩa chúng tôi tính đến cả từ và ngữ. Một điều đáng lưu ý là các nhóm đồng nghĩa xuất hiện không ít.

Ví dụ:

Nhóm đồng nghĩa nói về “cái chết”: ăn chuối xanh, lạnh, đi bán muối, chán cơm thèm đất, chơi với giun, đi Văn Điển, đai, lên nóc tủ, lên nóc tử ngắm gà khỏa thân,…

Nhóm đồng nghĩa nói về việc “nhận thức chậm”: dốt như con tốt, doli, não phẳng, đầu đất, đầu trồng cây, cà rốt,...

Nhóm đồng nghĩa nói về “ngoại hình xấu”: lacoste, đóng phim ma không cần hóa trang, cá sấu,…

Nhóm đồng nghĩa nói về “ngoại hình mập”: chị hai néo, chị hai năm tấn, cá mập

Nhóm đồng nghĩa về hành động gây gổ, đánh nhau: f9, bem, dập, làm gỏi, chơi, chiến,…

Nhóm đồng nghĩa về sự “nôn, ói”: a sê nôn, li vơ phun, cho chó ăn chè,…

Nhóm đồng nghĩa về “răng hô”: nạo dừa, ăn dừa không cần muỗng, bố

chết cũng cười,…

Nhóm đồng nghĩa về “gái mại dâm”: hàng, nai móng đỏ, gà móng đỏ, hàng vẫy, đứng đường, …

Nhóm đồng nghĩa về việc “đi tù”: ăn cơm vôi, gỡ lịch, bóc lịch, chăn kiến, nhập kho.

Nhóm đồng nghĩa chỉ “người phụ nữ ngực lép”: hai lưng, màn hình phẳng, màn hình LCD, chung thủy, trước sau như một, …

Nhóm đồng nghĩa chỉ những “người quê mùa”: bên Lào mới qua, bên Campuchia mới qua, nờ quy, bù đốp, củ chi, …

Nhóm đồng nghĩa chỉ “công an, cảnh sát”: cò, áo vàng, bò vàng, cá vàng, sự, lão tử,…

Nhóm đồng nghĩa chỉ “tiền”: máu, obama, tiền Mao, Bác Hồ, Bác, đạn, …

Nhóm đồng nghĩa nói về việc “hết tiền”: trắng máu, khô máu, hết đạn, ung thư buồng túi,…

Nhóm đồng nghĩa về “nói quá, nói không đúng sự thật”: nổ, chém gió, nổ văng miểng, lựu đạn sét, nổ banh nhà lầu, nhà gần kho đạn, quăng bom, chém, đáp bão, …

Nhóm đồng nghĩa về việc “đi tiểu”: trút bầu tâm sự, tiểu đường, giải bầu tâm sự, bóp cổ nhà máy nước, tưới cây, xả nước cứu thân...

Nhóm đồng nghĩa chỉ sự “sợ hãi”: cóng, xoắn, ba sọc dưa, cà cuống,…

Nhóm đồng nghĩa chỉ sự “dở, tệ”: chuối, banana, củ chuối, cùi bắp, cùi mía, cùi bắp xác mía,…

..v.v..

Có nhiều nhóm đồng nghĩa mà các đơn vị của nó được hình thành từ các phương thức khác nhau. Trong nhóm đồng nghĩa nói về việc nhận thức chậm thì dốt như con tốtđược hình thành từ phương thức hiệp vần, cà rốtđược hình thành từ phương thức đồng âm, còn doli, não phẳng, đầu đất, đầu trồng câylại được hình thành trên cơ sở ẩn dụ.

Tương tự như vậy, nhóm đồng nghĩa chỉ sự “nôn ói” cũng có hai đơn vị là

a sê nôn, li vơ phun được tạo ra trên cơ sở dùng từ đồng âm còn cho chó ăn chè được tạo ra từ cơ chế ẩn dụ.

Bên cạnh đó có một số nhóm đồng nghĩa mà hầu hết các đơn vị trong nhóm được hình thành từ cùng một cơ sở.

Ví dụ:

Trong nhóm đồng nghĩa nói về “cái chết” thì hầu hết các ngữ :ăn chuối xanh, đi bán muối, chán cơm thèm đất, chơi với giun, đi Văn Điển, lên nóc tủ, lên nóc tử ngắm gà khỏa thânđều được hình thành tù phương thức hoán dụ.

Nhóm đồng nghĩa nói về việc hết tiền cũng gồm hầu hết các ngữ đều được hình thành trên cơ sở ẩn dụ: trắng máu, khô máu, hết đạn, ung thư buồng túi,…

Trong hầu hết các nhóm đồng nghĩa kể trên khó có thể tìm thấy từ trung tâm. Điều này được lí giải bởi đây là các đơn vị thuộc tiếng lóng nên hầu như

không có từ nào mang tính chất trung hòa như các từ trung tâm trong nhóm đồng nghĩa thuộc ngôn ngữ toàn dân.

Các từ đồng nghĩa một nhóm có sự khác nhau về một hay một vài nét nghĩa hoặc sắc thái phong cách.

Ví dụ: nếu như trút bầu tâm sự, giải bầu tâm sự, bóp cổ nhà máy nước, xả nước cứu thân chỉ hoạt động đi tiểu nói chung thì tiểu đường chỉ những người đàn ông khi đi nhậu say về thì đi tiểu luôn ở trên đường, tưới cây lại chỉ hành động đi tiểu ở bụi cây.

Máuđạn chỉ tiền nói chung còn obama chỉ đồng đô la của Mĩ, tiền Mao

là tiền Trung Quốc còn Bác, Bác Hồlà tiền Việt.

Sở dĩ hiện tượng đồng nghĩa lại phong phú như vậy là vì trên các diễn đàn là nơi môi trường giao tiếp khá thoải mái, đối tượng tham gia lại không phân biệt lứa tuổi, giới tính, ngành nghề, trình độ nên các đơn vị lóng không ngừng phát triển. Ngoài việc sử dụng các từ lóng quen thuộc, các cư dân mạng cũng không ngừng sáng tạo ra nhiều từ ngữ lóng mới để lạ hóa, thể hiện cá tính trong cách diễn đạt của mình bằng nhiều phương thức khác nhau. Một số từ vốn chỉ được dùng trong một lĩnh vực nào đó nhưng sau đó lại được gia nhập vào vốn từ lóng của các thành viên trên các diễn đàn.

3.4. Tiểu kết

Chương này, luận văn đã đi vào tìm hiểu, phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các đơn vị lóng trên diễn đàn qua trường từ vựng, hiện tượng chuyển nghĩa để tạo từ và hiện tượng đồng nghĩa. Các trường từ vựng về tình yêu, giới tính, học tập,…có số lượng từ, ngữ nhiều hơn các trường khác. Hai phương thức chuyển nghĩa cơ bản là ẩn dụ và hoán dụ là cơ sở để tạo nên các từ ngữ lóng bằng nguyên liệu sẵn có từ ngôn ngữ toàn dân. Hiện tượng đồng âm với các nhóm đồng âm khá phong phú và đa dạng đã tạo nên bản sắc riêng

của ngôn ngữ mạng. Tất cả các yếu tố trên đây thể hiện tính sáng tạo, năng động của các cư dân mạng trong việc cố gắng tạo nên phong cách ngôn ngữ cho mình.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về tiếng lóng trên các diễn đàn, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

- Thứ nhất, tiếng lóng là một hiện tượng thú vị của ngôn ngữ, ta có thể bắt gặp hiện tượng này trong hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Để hiểu được tiếng lóng, chúng ta phải tìm hiểu về nhóm xã hội sản sinh ra nó, đặc trưng lâm thời của nó để lí giải sự biến đổi của các từ, ngữ lóng theo thời gian. Ngoài ra, ta còn phải dựa vào ngữ cảnh và kiến thức về đời sống xã hội.

- Thứ hai, thực trạng sử dụng lóng trên các diễn đàn về mặt mức độ là một điều đáng lưu ý. Môi trường internet, nhất là môi trường giao lưu trên các diễn đàn là nơi các thành viên chia sẻ, học hỏi và giao lưu kết bạn, tâm sự, bày tỏ ý kiến của bản thân trong không khí thân thiện, cởi mở nên đây là mảnh đất màu mỡ cho tiếng lóng phát triển không ngừng. Không chỉ các từ ngữ lóng quen thuộc được đem vào sử dụng mà các từ ngữ lóng mới cũng xuất hiện hết sức đa dạng và phong phú. Điều này được lí giải một phần do sự phát triển của xã hội nên nhiều từ lóng cũ bị đào thải và thay vào đó là những từ mới hợp thời hơn, “sành điệu” hơn. Ngoài ra nhu cầu luôn muốn thay đổi và làm mới mình của giới trẻ cũng là một nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.

- Thứ ba, việc tìm hiểu về đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của các từ ngữ lóng giúp ta hiểu được cơ chế hình thành và có cơ sở giải thích nghĩa của các đơn vị này. Từ đó, ta thấy được tiếng lóng không phải được sinh ra một cách vô tội vạ, vô tổ chức mà dựa trên những phương thức

nhất định và sau này, khi gặp những hiện tượng lóng mới thì sẽ bớt thấy khó hiểu hơn.

- Thứ tư, có nhiều ý kiến trái chiều về việc sử dụng tiếng lóng trên mạng nói chung và trên diễn đàn nói riêng. Nhiều người lo ngại rằng ngôn ngữ mạng đang bóp méo và làm biến dạng tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc. Chính vì vậy có khá nhiều bài báo tỏ thái độ gay gắt với thứ tiếng được cho là lai căng này. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số người lên tiếng ủng hộ, bênh vực nó, cho đó là một sự sáng tạo độc đáo, là sản phẩm trí tuệ của giới trẻ. Chúng tôi có cùng quan điểm nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên và xin phép lấy ý kiến của ông trong một bài báo làm lời kết cho vấn đề này:

[…Giới trẻ thường nhanh nhạy nắm bắt cái mới, họ lại khao khát chứng tỏ mình, mong muốn khẳng định sự độc đáo cá nhân bằng những cái mới lạ. Như vậy, sự hình thành ngôn ngữ giới trẻ thời hiện đại cũng là một hiện tượng tất yếu dễ hiểu.

Quan trọng hơn, sự xuất hiện của ngôn ngữ mới đôi khi lại là công cụ hữu ích giúp con người chuyển tải các sắc thái ý nghĩa mới, có thể coi đó là “ngôn ngữ tối thiểu nhưng tạo hiệu ứng tối đa trong một khoảng thời gian nhất định”.

“Chúng ta hãy cảm ơn tiếng Việt. Tiếng Việt của chúng ta hình thành từ trong lòng mẹ đưa nôi. Mỗi người hãy mang tình yêu đó đi theo suốt cuộc đời mình, để ‘tiếng Việt còn thì nước ta còn’ như lời học giả Phạm Quỳnh đã nói.

Trách nhiệm của các bạn trẻ là sáng tạo, chọn lọc, tiếp thu để ngôn ngữ giới trẻ thời ‘a còng’ đóng góp “đắc địa” cho tiếng Việt, để con cháu chúng ta được thừa hưởng như chúng ta được thừa hưởng di sản tiếng Việt đẹp đẽ từ ông bà, cha mẹ của mình”…]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Thị Thanh Tâm (1998). Tiếng lóng trong giao thông vận tải. Ngôn ngữ và đời sống.

2. Cù Đình Tú (1983). Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

3. Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn (1994).

Ngôn ngữ học: khuynh hướng-lĩnh vực-khái niệm (tập I &II). NXB KHXH.

4. Đoàn Tử Huyến, Lê Thị Yến. Sổ tay từ-ngữ lóng tiêng Việt, NXB CAND. 5. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1998). Phong cách học tiếng Việt.

NXB Giáo dục.

6. Đỗ Hữu Châu (1981). Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục. 7. Hoàng Thị Châu (1989). Tiếng Việt trên khắp miền đất nước (Phương ngữ

học). NXB KHXH.

8. Lê Lệnh Cáp (1989). Tiếng lóng TP Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp. 9. Lê Viết Dũng, Lê THị Ngọc Hà (2010). “Nghiên cứu đối chiếu tiếng lóng

của giới trẻ Pháp và Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5.

10. Lưu Vân Lăng (cùng các tác giả khác) (1961). Khái luận ngôn ngữ học. NXB giáo dục.

11. Lương Văn Thiện (1996). Tiếng lóng ở TP HCM. Luận văn tốt nghiệp.

12. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng NGọc

Lệ (1996). Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học. NXB Giáo dục. 13. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan

14. Nguyễn Thiện Giáp (1985). Từ vựng học tiếng Việt. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

15. Nguyễn Thiện Giáp (2003). Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB GD.

16. Nguyễn Văn Khang (1998). Tiếng Việt trên báo trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường. Người làm báo.

17. Nguyễn Văn Khang (1999). Ngôn ngữ học xã hội, những vấn đề cơ bản. NXB KHXH.

18. Nguyễn Văn Khang (2001). Tiếng lóng Việt Nam. NXB KHXH.

19. Trần Văn Chánh (1979). Một số ý kiến về nghiên cứu tiếng lóng. Tóm tắt báo cáo về Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ.

20. Trần Thị Ngọc Lang (2005). “Tiếng lóng của sinh viên, học sinh

TPHCM”, Một số vấn đề về phương ngữ xã hội. NXB KHXH.

21. Trịnh Liễn (1979). Một số quan điểm đánh giá về vai trò của tiếng lóng trong vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ. Tóm tắt báo cáo về Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ.

22. Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến (1997). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H.,.

23. Saussure, F. de (1973). Giáo trình ngôn ngữ học đại cương. Nxb Khoa học Xã hội, H.

24. Viện Ngôn ngữ học (1999). Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ (tập I&II). NXB KHXH.

Tài liệu tham khảo trên mạng:

1. “Tổng hợp tiếng lóng Việt” - http://chiaseit.vn 2. “Tiếng lóng” - http://vnexpress.net

3. “Quái dị tiếng lóng của giới trẻ” - http://dantri.com.vn 4. “Tiếng lóng của tuổi mới lớn” - http://news.zing.vn

5. “Sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ "Chat" trong giới trẻ”-

http://congannghean.vn

6. “Tiếng lóng mới ở Việt Nam” – http://dactrung.net

7. “Tiếng lóng trong Việt ngữ hiện đại” - http://phuctriethoc.blogspot.com 8. “Vã mồ hôi “giải mã” tiếng lóng tuổi teen” - http://www.baomoi.com 9. “Tiếng lóng thời nửa Tây nửa ta” - http://www.nguoiduatin.vn

10. “Tiếng lóng giúp 8X thể hiện cá tính” - http://vietbao.vn 11. “Tiếng lóng - Không hẳn là xấu” - http://huc.edu.vn

12. “Thời tiếng lóng "xưa rồi Diễm"”- http://www.nguoiduatin.vn

13. “Tiếng lóng tuổi teen - những “phát minh” cực “hiểm”” -

http://dantri.com.vn

Một phần của tài liệu Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt, thực trạng, đặc điểm, cơ chế hình thành (Trang 71 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)