Nguyên tắc
Trong nguyên liệu chứa đạm thường có 1 loại đạm ở dạng vô cơ (muối amonium hay những amin dễ bay hơi). Đây là dạng đạm tạo thành do sự phân hủy của protein (bị lên men thối hoặc quá trình khử cacboxyl của amino acid), vì thế nếu
đứng về khía cạnh dinh dưỡng thì lượng đạm này không cần cho cơ thể, nếu sự hiện diện của nó với hàm lượng cao thì nguyên liệu được đánh giá là mất phẩm chất.
Những loại đạm này thường có tính kiềm yếu, vì vậy khi cho tác dụng với MgO sẽ bị đuổi ra khỏi dung dịch, do đó chúng sẽ được lôi cuốn theo hơi nước qua 1 bình đựng lượng thừa acid. Sau đó đem định lượng acid dư, từ đó xác định được hàm lượng đạm amoniac.
2 (NH4)+ + Mg(OH)2 → 2 NH3 + 2 H2O + Mg2+ 2 NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
Cách tiến hành
Cân hoặc lấy một lượng chính xác m(g) hay V(ml) nguyên liệu hòa tan vào V(ml) nước cất cho vào ống phá mẫu. Cho vào 50g MgO. Lắp ống phá mẫu vào máy chưng cất.
Dịch chưng cất đưa vào bình tam giác chứa 10ml H2SO4 0.1N và 3 giọt metyl đỏ 0.5%. Chưng cất tới khi không còn NH3 (thử giấy quỳ).
Định lượng H2SO4 0.1N bằng NaOH 0.1N, ta sẽ biết được lượng acid phản ứng với NH3.
Thực hiện 3 lần thử thật và 3 lần thử không. Tính kết quả
Gọi, V0 thể tích dd NaOH 0.1N thử không. Vtthể tích dd NaOH 0.1N thử thật.
→ ΔV = V0 - Vt: Lượng NaOH 0.1N tương đương với lượng NH3 phóng thích đã được hấp thụ trong H2SO4 0.1N.
Từ đó suy ra:
- Số gam đạm amoniac trong 100g nguyên liệu:
NNH3 = ΔV * 0.0014 * 100 (g/100g) - Số gam đạm amoniac trong 1l nguyên liệu :
NNH3 = ΔV * 0.0014 * 1000 (g/l)